Pages

Monday, March 16, 2015

Một Trung Cộng trong lòng bàn tay Mỹ

image
Nếu như vào năm 1972, Mỹ và Trung Cộng đã chính thức bắt tay nhau, thì giờ đây Trung Cộng lại đang không nhận ra rằng, họ đang nằm trong lòng bàn tay của Mỹ.

Một trong những sự kiện có vai trò và tầm quan trọng số một trong việc định hình tương lai của thế giới sẽ diễn ra vào mùa thu năm nay, khi chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình sẽ có chuyến thăm chính thức đến nước Mỹ. Khi mà hai nhà lãnh đạo tối cao của cường quốc số một và số hai thế giới chạm trán nhau, vấn đề nóng bỏng nhất sẽ là thế giới trong tương lai sẽ được định hình như thế nào.

 image
Không ai có thể quên chuyến thăm Trung Cộng của tổng thống Mỹ Nixon năm 1972 đã trở thành một sự kiện bước ngoặt làm thay đổi cục diện địa chính trị toàn cầu trong nửa sau thế kỷ 20, và giờ đây cuộc gặp giữa chủ tịch Tập Cận Bình với tổng thống Obama cũng đang mang vai trò tương tự, đó là định hình cục diện địa chính trị toàn cầu trong tương lai. Nhưng nếu như vào năm 1972, Mỹ và Trung Cộng đã chính thức bắt tay nhau, thì giờ đây Trung Cộng lại đang không nhận ra rằng, họ đang nằm trong lòng bàn tay của Mỹ.

Trên thực tế, kể từ sau khi Liên Xô sụp đổ năm 1991 cục diện trên bàn cờ thế giới đã trở thành đơn cực khi Mỹ trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới, ảnh hưởng của cường quốc số một thế giới trên toàn cầu kể từ năm 1991 là tuyệt đối và không cần san sẻ cho bất cứ một quốc gia nào, khi mà hầu hết các cường quốc hàng đầu thế giới như Anh, Pháp, Đức đều là các nước đồng minh của Mỹ, trong khi đó nước Nga non trẻ vừa mới được hình thành sau sự sụp đổ của Liên Xô còn Trung Cộng mới đang trong giai đoạn đầu của quá trình mở cửa nền kinh tế vẫn chưa đủ tiềm lực và sức mạnh để thách thức vị thế độc tôn của Mỹ.

image
Thế nhưng tất cả đã thay đổi với sự trỗi dậy mạnh mẽ của Trung Cộng trong những năm đầu của thế kỷ 21. Đất nước đông dân nhất thế giới sau hai mươi năm mở cửa đã có những bước tiến vượt bậc khi lần lượt đoạt được vị trí nền kinh tế số ba, rồi số hai thế giới. Tốc độ tăng trưởng kinh tế chóng mặt của Trung Cộng đồng nghĩa với sự bành trướng mạnh về ảnh hưởng chính trị, quân sự và kinh tế của nước này ra toàn khu vực châu Á Thái Bình Dương khi các nước láng giềng của gã khổng lồ 1,2 tỷ dân này ngày càng cảm nhận rõ hơn hết sức ép từ Bắc Kinh ngày càng tăng lên.

Hầu hết tất cả các chuyên gia đều nhận định rằng sẽ cần phải mất nhiều năm nữa Trung Cộng mới có thể đuổi kịp Mỹ về sức mạnh chính trị, kinh tế, quân sự và khoa học công nghệ; nhưng với vị thế hiện tại, Trung Cộng hoàn toàn có quyền đòi hỏi một vị thế và tầm ảnh hưởng của riêng mình ít nhất là trong khu vực. Điều này cũng đồng nghĩa với việc Mỹ sẽ phải hoặc là chấp nhận giảm bớt ảnh hưởng của mình ở Châu Á Thái Bình Dương cho sự trỗi dậy của Trung Cộng hoặc là không chấp nhận và buộc Trung Cộng phải tiếp tục giữ vị thế một nước bình thường như bất kỳ quốc gia nào khác ở Tây Thái Bình Dương.

image
Ngay từ đầu những năm 1990 người Mỹ đã nhận thức được tầm quan trọng của việc Trung Cộng đang trỗi dậy khi chính quyền của tổng thống Bill Clinton là những người đầu tiên vạch ra những nền tảng căn bản để định hướng cách giải quyết vấn đề Trung Cộng trong tương lai. Đã có không ít chính trị gia Mỹ e ngại rằng Trung Cộng sẽ đi theo con đường của Đức và Nhật trong thế chiến thứ hai, khi sự trỗi dậy về kinh tế của hai nước này đã thúc đẩy những tham vọng về lãnh thổ và ảnh hưởng và gây ra cuộc chiến tranh đẫm máu nhất trong lịch sử, và vì thế Mỹ cần phải ngăn chặn sự trỗi dậy và tăng cường sức mạnh của Trung Cộng bằng mọi giá.

Nhưng cũng có ý kiến cho rằng với trật tự thế giới ổn định và chặt chẽ như hiện nay, Trung Cộng sẽ không thể làm được điều mà Đức và Nhật đã làm. Số lượng đồng minh của Mỹ trên toàn thế giới là trên 60 nước trong đó có gần như tất cả các cường quốc hàng đầu thế giới, lớn hơn Trung Cộng rất nhiều. Khoảng cách sức mạnh tổng hợp của Trung Cộng kém Mỹ quá xa để có thể gây nguy hiểm cho Washington.

image
Lựa chọn hợp lý nhất để đối phó với sự trỗi dậy của Trung Cộng là kéo nước này vào guồng quay kinh tế thế giới đồng thời ngăn chặn khả năng Trung Cộng bành trướng và sử dụng vũ lực để ép các nước lân bang vào phe mình – một điều được Đức và Nhật từng làm để châm ngòi cho thế chiến 2.

Chiến lược mà Mỹ sử dụng để giải quyết vấn đề Trung Cộng vì thế là hướng Trung Cộng đi theo con đường mà Mỹ muốn Trung Cộng phải đi, nói theo cách của các nhà chính trị diều hâu là thao túng Trung Cộng và nắm nước này trong lòng bàn tay. Theo đó, Mỹ sẽ biến Trung Cộng trở thành một cỗ máy kinh tế góp phần thúc đẩy kinh tế toàn cầu với việc chấp nhận cho nước này gia nhập WTO và ký kết hiệp định thương mại song phương giữa hai nước.

Nhưng Mỹ sẽ ngăn chặn từ trong trứng nước nguy cơ Trung Cộng sử dụng vũ lực bằng việc tăng cường quan hệ đồng minh với Nhật Bản và Hàn Quốc cũng như cải thiện quan hệ với các nước Đông Nam Á láng giềng với Trung Cộng để ngăn chặn khả năng Trung Cộng trở thành một nước đầu sỏ ở khu vực. Đây là chiến lược được giới phân tích gọi là “tích hợp và bảo đảm”, trong đó biến Trung Cộng trở thành một yếu tố tích cực đối với sự phát triển của thế giới nhưng đồng thời ngăn ngừa mặt tiêu cực của sự trỗi dậy đó bằng hàng rào an ninh quân sự bao quanh Trung Cộng.

image
Cho đến thời điểm hiện tại, chiến lược này của Mỹ vẫn đang vận hành khá trơn tru khi mà sự trỗi dậy của kinh tế Trung Cộng đang trở thành một lực đẩy không nhỏ cho kinh tế thế giới, trong khi đó sự trỗi dậy về chính trị và quân sự của Trung Cộng trong khu vực vẫn chỉ giới hạn ở một vài vụ xung đột và tranh chấp lãnh hải và lãnh thổ có quy mô không lớn lắm. Nói một cách khác, Trung Cộng hầu như đã đi theo đúng hướng mà Mỹ muốn và đã vạch ra. 

Và khi mà chiến lược “tích hợp và bảo đảm” của Mỹ vẫn đang đi đúng hướng và thuận lợi, gần như sẽ không có chuyện Washington chấp nhận chia sẻ ảnh hưởng của mình ở khu vực Châu Á Thái Bình Dương cho Trung Cộng, một điều mà người Mỹ chưa bao giờ nghĩ đến khi vạch ra sách lược kiềm chế Trung Cộng từ thập niên 90 của thế kỷ 20. 

image
Chấp nhận chia sẻ ảnh hưởng cho Trung Cộng trong khu vực là hành vi không thể chấp nhận với các nhà lãnh đạo Mỹ vẫn đang lo lắng về việc Trung Cộng sẽ sử dụng Châu Á Thái Bình Dương như bàn đạp để thách thức quyền lực của Mỹ trên toàn cầu tương tự như Liên Xô đã dùng khu vực Đông Âu để làm điều đó trong thế kỷ 20. Chẳng có lý do gì để người Mỹ thích thú với một cuộc chiến tranh lạnh thứ hai, khi mà ở thời điểm hiện tại Trung Cộng vẫn đang nằm gọn trong lòng bàn tay của Mỹ.




Nhàn Đàm

image

Khi mặt đất mở ra và nuốt chửng mọi thứ
Âm mưu mới nhất của TC trên Biển Đông
Dư luận viên phá lễ tưởng niệm Gạc Ma
Việt Nam dựng đài tưởng niệm chiến sĩ Gạc Ma
Tôi muốn thấy thằng Việt Cộng
Xã hội dân sự và dân chủ
Nhạc sĩ Lê Trạch Lựu và bài hát Em Tôi
Có thể sống cả đời trên xe dã ngoại?
Nửa chai Jack Daniel’s
Art: khuôn mặt của Cathy Freeman
Quốc Hận hay Ngày Tự do? & Vài lời công bằng...
Lời sám hối muộn màng
Nền tảng của trưng cầu dân ý
Làm đơn xin vào bãi nhặt rác mưu sinh
Phụ nữ Nhật và bài toán việc làm
Phiên tòa xử Đại tá Hồ Ngọc Cẩn ở Cần Thơ
Loạn, viễn, cận, lão… không cần mang kính
Ăn sao cho đúng
Trung Cộng bênh vực cho hoạt động xây cất ở Biển Đ...
Việt Nam 40 năm sau cuộc chiến
Apple ra mắt đồng hồ thông minh
Sự thay đổi trong cán cân quyền lực tại Việt Nam
Những nguy hại đằng sau các loại thuốc cảm
Lý do Philippines xuất khẩu người giúp việc
Kho báu trong tàu SS Central America chở vàng chìm...
Hai người Việt dính líu vụ đánh cắp dữ liệu lớn ch...
Khi Đại tiểu thư ngã ngựa!
Khi nhan sắc là 'con dao hai lưỡi'
Việt Nam hãy chọn hoa xấu hổ là quốc hoa
Gió đưa cành trúc la đà
Ai giết chính khách đối lập Nemtsov?
Cựu nhân viên gốc Việt bị buộc tội trộm cắp hơn 80...
Tiểu luận: "ĐMCS"
Tấm Thẻ Bài
Vì sao chồn cưỡi chim gõ kiến bay lên?
Thi trang phục Dân Tộc Quốc tế
Thơ: Từ ngày bác vô đây
Ông Phùng Quang Thanh: tài sản khổng lồ là xuyên t...
Câu chuyện tình tuyệt đẹp
Công an Việt Nam và 'kiêu binh thời mới'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.