Tổ
chức Y tế Thế giới (WHO) nói đây là khuynh hướng trên toàn cầu, và có nhiều lý
do khác nhau khiến các bà mẹ không muốn sinh con theo cách tự nhiên.
Tỷ
lệ đẻ mổ tăng vọt trong những năm gần đây.
Nay,
cần phải có một mẫu đơn với chữ ký của bà mẹ sắp sinh con và các báo cáo bắt
buộc, trong đó nêu các lý do y tế cần thiết phải mổ do các bác sĩ viết. Đó là
hai trong số các biện pháp bắt đầu có hiệu lực tại Brazil nhằm đối phó với 'đại dịch
đẻ mổ.
Quốc
gia ở vùng Mỹ - Latin này đi đầu thế giới trong trào lưu đẻ mổ, là quá trình
phẫu thuật nhằm lấy em bé ra thay vì để người mẹ trở dạ sinh con một cách tự
nhiên.
Quá
nửa trẻ sơ sinh tại quốc gia có 200 triệu dân được sinh bằng hình thức đẻ mổ,
WHO nói.
Việc
phẫu thuật này là cần thiết trong các trường hợp sinh tự nhiên có thể gây hại
cho bà mẹ hoặc thai nhi.
Tuy
nhiên, các cuộc mổ định trước theo yêu cầu của thai phụ mà không vì lý do y tế
đang tăng mạnh.
Việc
lạm dụng kỹ thuật đẻ mổ không chỉ xảy ra tại Brazil mà còn lan tràn khắp nơi
trên thế giới.
"Với hơn 35 năm kinh nghiệm trong nghề, tôi thấy tình trạng đẻ mổ
tăng khủng khiếp trong 10 năm qua. Điều kiện chăm sóc sản khoa cần phải được
xem xét nhằm đảm bảo là mọi phụ nữ đều được quan tâm, nhưng không để xảy ra
tình trạng lạm dụng dịch vụ," Marleen Temmerman, giám đốc Khoa Sức khỏe
Sinh sản của WHO nói.
Tỷ
lệ đáng báo động
Cộng
đồng y tế thế giới có nhận định chung rằng tỷ lệ đẻ mổ nếu ở mức 10%-15% là
chấp nhận được ở bất kỳ quốc gia nào.
Kể
từ 1985, tức thời điểm WHO đưa ra mục tiêu đó, việc lựa chọn hình thức đẻ mổ
đã được theo dõi kỹ càng - nhưng tới mức nào là quá nhiều?
Người
ta tính rằng nếu tỷ lệ đẻ mổ là 10% thì tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh và thai
sản sẽ giảm, bởi sẽ có nhiều phụ nữ có cơ hội được cứu sống nhờ hình thức phẫu
thuật này.
Nhưng
không có bằng chứng nào cho thấy tỷ lệ tử vong sẽ giảm hơn nữa nếu như tỷ lệ
đẻ mổ tăng cao hơn 15%, rõ rệt nhất là ở các nước như Brazil hay
Cộng hòa Dominic, nơi có tỷ lệ đẻ mổ vào khoảng 56% tổng các ca sinh nở.
Đứng
tiếp theo trong danh sách là các nước Ai Cập (51,8%), Thổ Nhĩ Kỳ (47,5%) và Italy (38,1%),
cũng là nước đứng thấp nhất ở châu Âu.
Đáng
chú ý là Trung Cộng không nằm trong nhóm hàng đầu - chỉ 25% các ca sinh nở là
được phẫu thuật - nhưng 32% trong số đó lại không phải vì lý do y tế, khiến Trung
Cộng trở thành quốc gia tồi nhất trong bảng xếp hạng các nước có các ca đẻ mổ
không cần thiết cao nhất.
Lựa
chọn của sản phụ hay ngành kinh doanh béo bở?
Các
chuyên gia nói rằng hồi trước thập niên 1990, tức thời điểm việc mổ đẻ tại
Brazil bắt đầu được điều chỉnh theo quy định pháp luật, thì việc này được coi
như thủ thuật "hai trong một", cho phép mổ lấy hài nhi ra đồng thời
triệt sản bằng cách phẫu thuật ống dẫn trứng. Do đó, biện pháp này được
nhiều phụ nữ không muốn sinh thêm con ưa dùng.
Nay,
việc đẻ mổ có vẻ tiện lợi hơn cho bác sĩ, bởi họ có thể lên lịch mổ cụ thể
thay vì phải đón nhận các cuộc gọi bất ngờ nếu sản phụ trở dạ trong đêm, hoặc
thay vì phải chờ đợi đau đẻ trong nhiều giờ thì ca phẫu thuật có thể lên kế
hoạch gây mê trong ngày.
Điều
này cũng có nghĩa là người ta có thể thu lợi được nhiều hơn so với việc đỡ đẻ
thông thường.
"Quan
niệm chung là mổ đẻ đạt tiêu chuẩn vàng so với đẻ thường. Thông điệp mà cộng
đồng y tế đưa ra là đẻ mổ thì hiện đại, tiệt trùng trong khi sinh tự nhiên
thì xấu xí, bẩn thỉu," bác sĩ Simone Diniz từ Khoa Sức khỏe Cộng đồng tại
Đại học Sao Paulo
nói.
Bác
sĩ Diniz tin rằng nhiều phụ nữ cảm thấy bị áp lực từ bác sĩ, hộ lý là phải
chọn hình thức đẻ mổ, và đó là "cỗ máy kiếm tiền" trong ngành công
nghiệp sản khoa.
Tuy
có dịch vụ chăm sóc y tế miễn phí nhưng giới nhà giàu ở Brazil thường
có bảo hiểm tư nhân, và do đó dịch vụ đẻ mổ trong các bệnh viện tư tăng vọt.
Tình
trạng tương tự cũng diễn ra ở các nước khác.
Chẳng
hạn như tại Italy, một cuộc thăm dò dư luận cho thấy người ta chọn hình thức
đẻ mổ do "sợ đau" và "đỡ chật vật", mà thường là ít ra
máu hơn, đứa trẻ sinh ra gặp ít rủi ro hơn.
Nghiên
cứu được công bố trên tạp chí chuyên về sinh sản "BMC Pregnancy and
Childbirth" hồi 2013 cũng cho thấy 33% các phụ nữ chọn hình thức phẫu
thuật bởi nếu sinh nở tự nhiên thì không được gây tê ngoài màng cứng.
"Đây
là chính sách sức khỏe cộng đồng, hệ thống y tế không đảm bảo thực hiện gây
tê ngoài màng cứng ở tất cả các trung tâm hộ sinh," Ana Pilar Betran,
quan chức y tế tại WHO, người đã nghiên cứu kỹ về tình hình ở Ý, nói.
Không
thể rặn đẻ?
Ở
các nơi khác, ám ảnh về việc hỏng dáng người đóng vai trò quan trọng. Nhiều bà
mẹ khi sinh nở tự nhiên phải rạch tầng sinh môn, cho nên người ta muốn tránh
bằng mọi giá, bác sĩ Temmerman nói.
Nhu
cầu giữ gìn vẻ hấp dẫn tình dục đang là chủ đề nóng bỏng tại Mỹ - Latin, khiến
cho đẻ mổ càng trở nên lựa chọn ưa thích tại các nước như Mexico và Cộng hòa
Dominic, và ngay cả ở Chile và Argentina, bác sĩ Diniz nói thêm.
Việc
các bác sĩ lo sợ phải gánh trách nhiệm pháp lý càng làm cho lựa chọn này trở
nên phổ biến, nhất là tại các quốc gia như Mỹ, nơi mà một vụ sai sót khi hành
nghề có thể dẫn tới việc phải bồi thường hàng triệu đô la.
Thế
còn ở Trung Cộng, một trong số các nước có tỷ lệ đẻ mổ cao, thì các bà mẹ
muốn con cái chào đời vào ngày đẹp, giờ đẹp cho được may mắn cả đời.
Tại
các nước có tỷ lệ đẻ mổ rất thấp như ở các nước Phi châu Niger, Chad, Ethiopia
và Burkina Faso, chỉ 2% các ca sinh nở được thực hiện bằng biện pháp phẫu
thuật. Tỷ lệ này là do các sản phụ không được tiếp cận đầy đủ vào hệ thống
chăm sóc y tế.
Valeria
Perasso
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.