Pages

Tuesday, March 27, 2018

Con đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt

https://baomai.blogspot.com/


AI ĐÃ HỦY HOẠI CON ĐƯỜNG SẮT HUYỀN THOẠI KHÔNG CHỈ CỦA VIỆT NAM MÀ LÀ CỦA CHÂU Á VÀ CỦA THẾ GIỚI: CON ĐƯỜNG SẮT RĂNG CƯA THÁP CHÀM – ĐÀ LẠT?

Gọi là con đường huyền thoại vì đây là một trong hai tuyến đường sắt răng cưa leo núi của Thế giới: một của Việt nam và một của Thụy sĩ. Con đường của Việt nam kỳ vĩ hơn vì nó vừa dài lại có độ dốc lớn hơn con đường của Thụy sĩ. ( VN dài 84 km, trong đó có tới 43 km đường răng cưa; Thụy sĩ chỉ có gần 25 km ở đoạn vượt qua đèo Furka trên dãy Alpes)

https://baomai.blogspot.com/

Nhà ga xe lửa Dalat. Đây là một nhà ga được xếp vào loại đẹp nhất Đông Nam Á . 

Nhà ga được thiết kế giống với hình dáng ngọn núi Lang Bian trên cao nguyên Lâm Viên, đồng thời mang cốt cách giống như các nhà ga ở miền Nam nước Pháp. Đây là kiệt tác của hai KTS Moncet và Reveron. Nhà ga này được xây dựng từ năm 1932 đến năm 1938 thì hoàn thành.

https://baomai.blogspot.com/

Con đường sắt răng cưa nối liền Phan Rang – Đà Lạt được bắt đầu thi công vào năm 1908 (có tài liệu nói sớm hơn vài năm) theo lệnh của Toàn quyền Paul Doumer. Sau nhiều năm gian khổ xây dựng, đến năm 1932 chính thức hoạt động.

Con đường sắt này một thời là cầu nối hữu ích và thơ mộng giữ miền biển Nam Trung bộ với thành phố du lịch Dalat trên cao nguyên Lâm viên.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng vì “ chiến sự ác liệt” nên đến năm 1972 con đường sắt huyền thoại này phải ngừng hoạt động!?

Sau khi “giải phóng miền nam”, lẽ ra người ta phải khôi phục lại con đường sắt đặc biệt quý giá này, thì vào năm 1986 Liên hiệp Đường sắt Việt nam đã cho tháo ray và tà vẹt để phục vụ cho việc sửa chữa đường sắt Thống nhất.

https://baomai.blogspot.com/

Những đoạn đường ray răng cưa hiếm hoi và giá trị, cùng những cái gì gọi là sắt đều bị người ta bán làm sắt vụn dần dần từ năm 1980- 2004 thì hết sạch ( cả cây cầu đường sắt Đ’ran đẹp như trong tranh cũng bị tháo ra bán nốt!?). Cứ vậy mà từ một con đường sắt dài gần 100km, nay chỉ còn lại một phần ngắn ngủn là hoạt động, đó là đoạn từ Dalat đi Trại mát.

Câu chuyện đau buồn này chưa dừng lại ở đây. Sau khi tuyến đường sắt gần như bị khai tử, thì ngay sau đó Cục Đường sắt VN đã hạ bút ký bán lại cho công ty DFB của Thuy sĩ 7 đấu máy hơi nước + một số toa hạng nhất với cái giá rẻ mạt là 650 000 USD? Người ta gọi đây là chiến dịch “Back To Switzerland “. Chiến dịch kết thúc, những người Thụy sĩ khôn ngoan đã mang món hàng quá hời này về nước tu sửa lại. 

https://baomai.blogspot.com/

Rồi từ đó những đầu máy hơi nước độc đáo và hiếm hoi này ngày ngày rong ruổi vuợt dãy Alpes, hốt bạc đổ vào túi các ông chủ của công ty DFB!?( 60 USD/vé). Trong khi đó ở VN, tại ga DL, chì còn lại một đầu máy hơi nước để phơi nắng mưa cùng tháng năm và là chỗ để cho thiên hạ thoải mái leo trèo lên để chụp hình kỷ niệm? 

Mấy toa tàu hạng bét được kéo bằng đầu máy chạy điện, ngày ngày lọc xọc đưa khách du lịch chạy đi chạy lại từ Dalat đi Trại Mát!?

https://baomai.blogspot.com/

https://baomai.blogspot.com/

Chiếc đầu máy hơi nước của Nhật Bản chế tạo ( không phải của Thụy sĩ hay Đức chế tạo ) được ga Dalat trưng bày, ngày tháng nằm phơi nắng mưa và là chỗ cho du khách thoải mái leo lên chụp hình kỷ niệm?

https://baomai.blogspot.com/

Một đoạn đường sắt leo núi : Đường răng cưa nằm giữa 2 đường sắt bình thường ).
Xây dựng đường sắt kiểu này rất khó khăn và tốn kém.

https://baomai.blogspot.com/

Đại úy Baudesson và đoàn tùy tùng lên cao nguyên Lâm Viên khảo sát địa hình cho tuyến đường sắt Phan Rang – Dalat.

https://baomai.blogspot.com/

Năm 1908 tuyến đường sắt chính thức được khởi công xây dựng. Vì địa hình đồi núi phức tạp, lắm dốc cao, lại phải xây dựng thêm đường răng cưa ở giữa 2 đường trơn, nên việc xây dựng tuyến đường này cực kỳ khó khăn.

https://baomai.blogspot.com/

Năm 1932 toàn tuyến đường sắt dài gần 100 km chính thức hoàn thành và được đưa vào sử dng. Đây là tuyến đường sắt răng cưa dài nhất và độc đáo nhất kg chỉ của Việt Nam mà là của Thế giới.

https://baomai.blogspot.com/

Độ dốc của nhiều đoạn trong tuyến đường này rất lớn, lên tới 12 phần trăm. ( độ dốc tuyến đường ở đèo Furka bên Thụy sĩ tối đa là 11,8 phần trăm ) Để vượt được độ dốc này, người Pháp đã cho nhập loại đầu máy HG 4/4 của Thụy Sĩ là loại tuy cổ nhưng lại có công suất lớn.( bên Thụy Sĩ, để vượt đèo Furka, người ta chỉ cần dùng loại đầu máy HG thôi )

https://baomai.blogspot.com/

Vua Bảo Đại và Toàn Quyền Pháp Rene Robin khánh thành tuyến xe lửa

https://baomai.blogspot.com/

Những chuyến tàu thời hoàng kim hối hả đi về giữa Dalat và Phan rang

https://baomai.blogspot.com/

Hành khách trên chuyến xe lửa rất độc đáo này. Việc đi lại giữa Dalat cùng vùng cao nguyên với miền biển rất thuận tiện.

https://baomai.blogspot.com/

Tàu đang qua cầu Đ’ Ran.

https://baomai.blogspot.com/

Rau quả từ Dalat được đưa lên tàu chuyển về miền biển; ngược lại hải sản, vật liệu xây dựng …được chuyển lên cao nguyên. Vậy mà vì “chiến sự ác liệt ” , tuyến đường sắt thơ mộng và hữu ích này đã bị khai tử!?

https://baomai.blogspot.com/

Sau khi tuyến đường sắt ngưng hoạt động, các đầu máy quý giá này ( được chế tạo tại Thụy Sĩ ) bị bỏ lăn lóc quanh khu vực ga Dalat.

https://baomai.blogspot.com/

Rồi bị người ta chuyển lại bán cho Thụy Sĩ ( nơi trước kia chế tạo ra những đầu máy này ) với cái giá rẻ mạt.

https://baomai.blogspot.com/

Những đầu máy đã được đưa về Thụy Sĩ và được tu sửa lại rất lộng lẫy!

https://baomai.blogspot.com/

Rồi rong ruổi trên đất Thụy Sĩ!?

https://baomai.blogspot.com/

Các chuyến xe độc đáo chuẩn bị vượt đèo Furka ở Thụy sĩ. Tiếc thật !

https://baomai.blogspot.com/

Trong khi đó ở ga Dalat chỉ còn lại một chiếc đầu máy đứng cô đơn và tàn tạ, khiến cho những ai biết suy nghĩ và có lòng tự trọng đều không khỏi bùi ngùi và tiếc nuối.

https://baomai.blogspot.com/

Một điều rất buồn là người ta lại dùng đầu máy chạy điện để vận hành những chuyến xe. Chiếc đầu máy hơi nước bị liệt được để nằm ì ở sân ga.

https://baomai.blogspot.com/

Rồi ngày ngày có vài toa hạng bét chạy lọc cọc chở khách Tây ưa của hiếm và những hành khách hoài cổ Việt Nam chạy đi, chạy lại giữa Dalat và Trại Mát.

https://baomai.blogspot.com/

Ghi chú từ chính tác giả:

Kính gửi : Việt Nam xưa và nay.

Tôi là Nguyễn Bảo Châu, người viết bài : Đường sắt răng cưa Phan Rang – Đà Lạt. Bài viết của tôi đã được nhiều người quan tâm. Trang ” Việt Nam xưa và nay ” cũng đưa lên trang web. Tôi rất vui mừng. Nhưng thưa quý vị, trong bài viết của tôi có chút ít nhầm lẫn vế chiếc đầu máy hiện đang được đặt ở ga Dalat. Tôi nghĩ rằng ( nhiều người khác cũng vậy) chiếc đầu máy đó là đầu máy răng cưa đươc chế tạo ở Thụy sĩ hoặc Đức mà ga Dalat để lại sau vụ bán mua giữa VN và Thụy Sĩ.

Hóa ra lại không phải thế . Sau khi bán 7 đầu máy hơi nước leo núi quý giá cho Thụy Sĩ, đường sắt VN đã thế vào đó một đàu máy mua từ Trung cộng có nguồn gốc ở Nhật Bản. Việc làm mập mờ này khiến bao người lầm tưởng là Đường Sắt VN vẫn giữ lại được một đầu máy leo núi của Thụy Sĩ.



Nguyễn Bảo Châu

***

Sư cô Diệu Hải khai toẹt âm mưu của các vị trụ trì, tay sai của loài quỷ đỏ.​
Tiền các phật tử dâng cúng, để các cao tăng đi chơi gái, và nộp cho tà quyền Việt cộng.

100% các ngôi chùa ở VN hiện nay, đều nằm trong bàn tay kinh tài của tà quyền.  Phật tử  VN  u mê cho đến bao giờ ???



https://baomai.blogspot.com/

Cuộc đời của Robert Swan Mueller III - Donald Trum...
Trẻ giỏi toán hơn nhờ dùng máy tính?
Chìa khóa vạn năng _ giúp thao túng đám đông
Uber bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho Grab
Nga đối mặt với làn sóng trục xuất ngoại giao
Bệnh Viện và Nghĩa Trang
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô
Ở trọ
Trung cộng đang thấm đòn kinh tế của Mỹ
Những bí quyết dùng lò vi sóng
Đại Hội Giới Trẻ TGP Sài Gòn Mùa Chay 2018
Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'
Chút 'mánh lới' để đạt mục tiêu
Khi các ni cô Nepal luyện võ Kung-Fu
3 lý do để Donald Trump thăm chính thức Đài Loan
Khu resort và ngôi mộ chung
Paris và 'Con đường Thứ ba' của thế giới
Tiền bạc và tình yêu
Katherine Commale: cứu sống hàng triệu trẻ em ở Ch...
Cháy Carina Plaza: 'Tôi cứ tưởng là đã chết'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.