Monday, March 26, 2018

Trẻ giỏi toán hơn nhờ dùng máy tính?

https://baomai.blogspot.com/

Đã có một khoảng thời gian những chiếc máy tính bỏ túi bị chê bai là công cụ đắc lực của những học sinh lười học toán.

Nhưng theo nghiên cứu mới nhất, những ''chiếc hộp ảo thuật này'' thực sự hỗ trợ học sinh về những kỹ năng số học.

Các nhà nghiên cứu của Education Endowment Foundation (EEF) cũng thấy rằng khi được dạy đúng cách, máy tính bỏ túi có thể giúp các em học sinh giỏi hơn trong kỹ năng giải quyết vấn đề.

https://baomai.blogspot.com/

Những chiếc máy tính hữu dụng nhất, họ nói, khi được đưa vào là những tài liệu giảng dạy.

Tại Anh, chính phủ đã cấm dùng máy tính trong các k thi toán quốc gia cho học sinh 11 tuổi từ năm 2014.

Thông báo quyết định vào năm 2012, Bộ trưởng Bộ Giáo dục và Chăm sóc trẻ em Elizabeth Truss nói việc này sẽ ''giảm tình trạng phụ thuộc máy tính trong lớp học vào những phép tính đơn giản nhất''.

https://baomai.blogspot.com/

Bà nói thêm: ''Tất cả trẻ em nên tự tin với những phép tính cộng, trừ, nhân, chia trước khi sử dụng máy tính để giải quyết những phép tính phức tạp hơn.''

Động thái này được đưa ra sau cuộc đánh giá của chính phủ về việc sử dụng máy tính tại các trường tiểu học.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng Sir Kevan Collins, giám đốc điều hành của EEF, một tổ chức từ thiện giáo dục nói: ''Người ta thường cho rằng những chiếc máy tính làm hại k năng tính toán của học sinh.

''Cuộc điều tra này lại phát hiện ra rằng những chiếc máy tính có thể tăng sự thành thạo và sự hiểu biết của học sinh với toán học, nhưng để làm như vậy, giáo viên phải đảm bảo chúng được sử dụng một cách cân nhắc, đặc biệt là với các em học sinh nhỏ tuổi hơn."

Trong nghiên cứu mới nhất, các nhà nghiên cứu trích dẫn một bài báo cho thấy những học sinh sử dụng máy tính một cách hệ thống tại các trường tiểu học có vốn hiểu biết tốt hơn và thành thạo hơn với số học.

Tuy nhiên, báo cáo cho biết thêm rằng học sinh tiểu học nên sử dụng máy tính thường xuyên, nhưng không phải đều đặn mỗi ngày.

https://baomai.blogspot.com/

Báo cáo cũng cho hay học sinh trung học nên được phép tiếp cận thường xuyên hơn với máy tính để có thể đưa ra được quyết định khi nào nên và khi nào không nên sử dụng máy tính.

Những con số phức tạp

Một trong các tác giả báo cáo, Giáo sư Jeremy Hodgen từ Đại học London nói: "Điều quan trọng là trẻ em sử dụng máy tính cùng với những phương pháp khác.''

Ông gợi ý rằng máy tính bỏ túi có giá trị trong việc kiểm tra các phép tính và giúp học sinh giải quyết được những ''con số phức tạp''.

Ông nói: "Không ai trong thế giới thực tính nhẩm phép toán 4.271.36 x 289.67 trong đầu.''

"Nhưng trước khi sử dụng máy tính, họ nên biết rằng câu trả lời là khoảng 1.2 triệu người. Nếu họ có câu câu trả lời là khoảng 123.000, họ đã mắc sai lầm."


https://baomai.blogspot.com/

Tính nhẩm

Chris McGovern, chủ tịch Phong trào vì Giáo dục (Campaign for Real Education), nói rằng máy tính bỏ túi có ''vị trí'' trong trường học vì là một công cụ hữu ích.

Nhưng ông cảnh báo: "Vấn đề là quá phụ thuộc vào máy tính đồng nghĩa có rất nhiều thanh thiếu niên rời khỏi trường học mà không có khả năng tính nhẩm, làm toán trong đầu.''

https://baomai.blogspot.com/

Ông nói: "Tôi nghĩ rằng trẻ em cần phải học bảng cửu chương, không quá dựa vào máy tính để đưa ra được câu trả lời.''

https://baomai.blogspot.com/

Chìa khóa vạn năng _ giúp thao túng đám đông
Uber bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho Grab
Nga đối mặt với làn sóng trục xuất ngoại giao
Bệnh Viện và Nghĩa Trang
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô
Ở trọ
Trung cộng đang thấm đòn kinh tế của Mỹ
Những bí quyết dùng lò vi sóng
Đại Hội Giới Trẻ TGP Sài Gòn Mùa Chay 2018
Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'
Chút 'mánh lới' để đạt mục tiêu
Khi các ni cô Nepal luyện võ Kung-Fu
3 lý do để Donald Trump thăm chính thức Đài Loan
Khu resort và ngôi mộ chung
Paris và 'Con đường Thứ ba' của thế giới
Tiền bạc và tình yêu
Katherine Commale: cứu sống hàng triệu trẻ em ở Ch...
Cháy Carina Plaza: 'Tôi cứ tưởng là đã chết'
Trí khôn người Việt
Trump công bố lệnh trừng phạt trị giá 50 tỷ đô la ...

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.