Chủ tịch Tập Cận Bình được suy tôn Lãnh tụ Tối cao trọn đời của Trung cộng, đã không che đậy tham vọng trở thành Thiên Tử toàn cầu dựa vào sức mạnh kinh tế và quân sự cùng với các loại quyền lực mềm như văn hoá, ngoại giao, chính trị.
Tổng thống Vladimir Putin tái cử nhiệm kỳ thứ tư và có thể tiếp tục vô hạn dựa vào kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới và khát vọng của dân tộc Nga muốn thu hồi khu vực ảnh hưởng truyền thống.
Trung cộng có nền kinh tế lớn thứ hai thế giới và đang trên đường soán ngôi siêu cường kinh tế của Hoa Kỳ trong khi siêu cường nguyên tử Nga muốn rạch đôi thế giới như thời Chiến tranh Lạnh.
Với quyền lực vô biên của Tập Cận Bình và Vladimir Putin, nhân loại có thể ngửi thấy mùi thuốc súng lảng vảng đó đây, hoặc dây thần kinh căng thẳng trước mối đe doạ chiến tranh nguyên tử.
Các cuộc điều động binh lính nhộn nhịp, các màn khoe vũ khí, chiến cụ hiện đại ở không trung, ngoài không gian, trên dưới mặt biển và mặt đất.
Kiểu nào, loại nào cũng có thể san bằng quả địa cầu thành sa mạc hoang vắng, làm sao mà nhân loại khỏi lo âu?
Với điều kiện hiện tại, do Tập và Putin độc quyền ban hành mệnh lệnh nên sự kiện có thể diễn ra trong chớp nhoáng rất khó tiên liệu.
Thế chiến Thứ ba chăng?
Hoa Kỳ có lực lượng quân sự mạnh nhất thế giới và được bố trí khắp thế giới với tất cả vũ khí hiện đại và binh sĩ thiện chiến mà quyền tuyên chiến thuộc về Quốc hội nên khó diễn ra bất ngờ từ quyết định độc đoán của Tổng thống.
Sự phản kích của Hoa Kỳ đến từ mọi ngõ ngách khắp trái đất, trên không gian nên địch thủ không thể chế ngự được mà ngược lại sẽ khiến bất cứ kẻ thù nào cũng phải suy nghĩ bảy lần trước khi hành động làm cho nền hoà bình được duy trì.
Tổng thống Donald Trump nhiều lần tuyên bố sẽ xây dựng lực lượng quân sự mạnh nhất để không một ai dám thách đố Hoa Kỳ. Tuy bị dư luận chỉ trích về lời lẽ hiếu chiến thốt ra từ một nguyên thủ siêu cường, nhưng, Hạ viện lẫn Thượng viện Mỹ đã thông qua Dự luật Chi tiêu với tỉ số 256-167 và 65-32 vào trưa 22-03-2018.
Chính sách “hoà bình thông qua sức mạnh” của Trump nhằm chấn chỉnh sự sai lầm từ các vị tiền nhiệm đã tạo điều kiện cho Trung cộng và Nga khuấy động môi trường an bình của nhân loại. Tập và Putin đã sử dụng sức mạnh quân sự để cướp đoạt lãnh thổ, quyền-chủ quyền lẫn quyền tài phán của các nước nhược tiểu, vi phạm Hiến chương Liên Hiệp Quốc cũng như luật pháp quốc tế.
Sức mạnh quân sự của Hoa Kỳ phải vượt trội để chế ngự các hành vi gây chiến đến từ bất cứ lý do nào và ở đâu thì mới giữ được hoà bình thực sự trên hành tinh của chúng ta.
Tổng thống Donald Trump đang vận động các quốc gia đồng minh cũng như đối tác cùng chia sẻ trách nhiệm và nghĩa vụ gìn giữ nền hoà bình, an ninh, ổn định và phát triển mà làm nhẹ gánh nặng quốc tế cho Hoa Kỳ. Phòng bệnh hơn chữa bệnh đã có dấu hiệu thay đổi khi Tứ Trụ (Hoa Kỳ, Nhật Bản, Ấn Độ, Úc Đại Lợi) đang thành hình Diễn đàn Đối thoại Ấn Độ Dương-Châu Á Thái Bình để giải quyết các vấn đề kinh tế và quân sự trong khu vực sống động này. Các quốc gia trong vùng hoặc có liên quan đến các hải lộ quốc tế đang có xu hướng hợp tác với Mỹ hoặc lẫn nhau.
Nga tuy có kho vũ khí nguyên tử lớn nhất thế giới với 7,800 đầu đạn so với 6,800 của Mỹ, nhưng, chỉ được bố trí trên đất Nga khiến cho sự phản kích bị giới hạn cũng như rất khó tồn tại trong chiến tranh nguyên tử.
Thời Liên Sô cũng như Chiến tranh Lạnh, Điện Cẩm Linh tập trung mọi phương tiện kỹ thuật và tài nguyên, kể cả từ các chư hầu cho lĩnh vực quốc phòng để đương đầu với Tây Phương.
Hiện tại, Putin không thể tập trung mọi nguồn lực quốc gia vào kỹ nghệ quốc phòng mà còn phải chia sẻ cho các ngành kinh tế quốc dân. Hơn nữa, Nga đâu còn quá nhiều chư hầu như xưa để bóp nặn và tuân hành chỉ thị. Thực tế, tiềm lực quốc phòng của Nga không đủ sức thách đố chiến tranh với Hoa Kỳ. Đặc biệt, Putin khó đương đầu với tính cách diều hâu của Nội các Chiến tranh Trump.
Kinh tế Nga sẽ bị suy sụp toàn diện nếu bị phong toả, bao vây trong chiến tranh buộc Putin phải suy nghĩ bằng cái đấu lạnh nên khả năng xảy ra Đệ tam Thế chiến bằng số không.
Trung cộng có nền kinh tế lớn thứ hai trên thế giới, nhờ vào chính sách hoà hoãn của các cường quốc, nên mới đủ điều kiện phát triển kỹ nghệ quốc phòng và lực lượng quân sự.
Với lòng tham không đáy, Tập Cận Bình hy vọng sẽ làm bá chủ toàn cầu thông qua sức mạnh quân sự và kinh tế trước con mắt hững hờ của cộng đồng quốc tế.
Nhưng, có nhiều lý do mà Tập Cận Bình không thể gây ra chiến tranh thế giới:
1_ Quân Giải phóng Nhân dân (PLA) tuy được hiện-đại-hoá về tổ chức và vũ khí, chiến cụ mà chưa thực sự tham chiến với bất cứ cường quốc quân sự nào nên việc chỉ huy và tiếp vận chỉ thích hợp với bối cảnh hoà bình.
2_ Các cuộc diễn tập quân sự giống như hoạt động mãi võ Sơn Đông để bán cao đơn hoàn tán khác hơn đối đầu với địch thủ một mất một còn trong cảnh đạn réo, súng nổ vang rền.
3_ Chính sách một con trai nối dõi khiến cho người lính oai hùng khi thao dượt sẽ co rúm trong cảnh bom đạn vang rền, sặc mùi thuốc súng.
4_ Hải quân Đế quốc Trung Hoa đã hai lần thảm bại trước Hải quân Hoàng gia Nhật Bản đầu thế kỷ 20 dù có chiến hạm và đại bác vượt trội. Quân đội Nhật Hoàng xâm lăng Trung Hoa từ năm 1937 cho đến khi đầu hàng Mỹ vô-điều-kiện. Ngược lại, Đế quốc Trung Hoa chưa bao giờ xâm lăng được Nhật Bản bé nhỏ. Chiến thuật biển người của Mao Trạch Đông đã thảm bại trước chiến thuật biển lửa của Hoa Kỳ trên Bán đảo Triều Tiên.
Giả dụ thế chiến xảy ra thì Trung cộng cũng đứng trên núi xem hổ cắn nhau (toạ sơn quan hổ đấu) mà thủ lợi thay vì tham gia bên này hoặc chung sức với bên nọ. Như thế, Trung cộng sẽ có điều kiện cung cấp tiếp liệu cho cuộc chiến mà thủ lợi.
Giải pháp Chiến tranh Lạnh?
Cuộc chạy đua vũ trang toàn cầu rầm rộ khiến dư luận chưa nghĩ tới Chiến tranh Nóng cũng khó che dấu nỗi âu lo về cuộc Chiến tranh Lạnh không mong đợi.
Cường quốc, nhược tiểu đều bị căng thẳng thần kinh trước mối đe doạ Chiến tranh Lạnh lấp ló ngoài ngõ.
Kinh nghiệm cuộc Chiến tranh Lạnh (1947-1991) cho thấy nhiều cuộc chiến cục bộ đã làm cho sự phát triển của loài người bị chậm trễ trên phương diện kinh tế, chính trị.
Hoa Kỳ đang dồn nỗ lực ngăn chặn Trung cộng bành trướng kinh tế và quân sự toàn cầu, đặc biệt tại Châu Á nên cố tránh Chiến tranh Lạnh với Nga để khỏi rơi vào tình thế “hai đánh một, không chột cũng què”.
Nhưng, Trump đang gặp khó khăn để thương lượng với Putin vì Đảng Dân Chủ và truyền thông thiên tả tại Mỹ cũng như khắp thế giới cố gán tội thông đồng Trump-Putin.
Mặc dù vậy, Trump vẫn chúc mừng Putin vì coi đó là quyết định của cử tri Nga trong khi một số nguyên thủ quốc gia Châu Âu tảng lờ hoặc buộc tội Putin độc tài.
Bằng mọi cách Trump cũng phải cải thiện mối quan hệ với Putin để tránh tái diễn cuộc Chiến tranh Lạnh.
Nga đang ở vào tình thế khó khăn do bị NATO cấm vận kinh tế nên không muốn bị rơi vào cuộc Chiến tranh Lạnh có thể khiến cho dân chúng bất mãn.
Putin sẽ rơi vào sự khống chế của Tập nếu nền kinh tế Nga suy sụp buộc phải dựa vào Trung cộng. Như thế, nguy cơ phải nhượng quyền khai thác đất đai, tài nguyên thiên nhiên cho Bắc Kinh sẽ di hại muôn đời.
Tham vọng của Tập Cận Bình tuy vô bờ, nhưng, nền kinh tế xuất cảng của Trung cộng tùy thuộc hoàn toàn vào môi trường an ninh và ổn định trên thế giới.
Nếu căng thẳng giữa Hoa Kỳ và Trung cộng rơi vào tình thế Chiến tranh Lạnh thì “công xưởng thế giới” bị trì trệ, hàng hoá sản xuất từ ngân sách Nhà nước sẽ tồn kho, thiếu thị trường tiêu thụ. Công nhân mất việc làm sẽ nổi loạn.
Các quốc gia đồng minh, đối tác của Mỹ sẽ chuyển hướng sản xuất ra khỏi Trung cộng như công ty Li & Fung của Hồng Kông chuyên cung ứng quần áo và hàng gia dụng cho các nhà bán lẽ lớn ở Châu Âu, Hoa Kỳ. Công ty này hoạt động tại hơn 40 quốc gia trên thế giới.
Đường Tơ lụa Hàng hải của Tập Cận Bình sẽ mất sức hấp dẫn khi Trung cộng bị phong toả hoặc hạn chế hải lộ chuyên chở hàng hoá và nguyên vật liệu cho công xưởng thế giới.
Mặc dù, Donald Trump, Vladimir Putin, Tập Cận Bình cố tránh Chiến tranh Nóng, Chiến tranh Lạnh, nhưng, mối căng thẳng về quân sự và kinh tế vẫn tiếp diễn cho tới khi họ chấp nhận áp dụng và thực thi nghiêm chỉnh luật pháp quốc tế.
Đại-Dương
***
Tài liệu tham khảo:
Cold War II (Richard Haass)
John Bolton: The conservative hawk tapped by Trump (DW)
Congress Approves $1.3 Trillion Spending Bill, Averting a Shutdown (NYT)
Major Walmart supplier considers shifting away from China sourcing (Nikkei)
An F-35B for Japan's Izumo-class: Obstacles and Challenges (Diplomat)
Why March 2018 Was an Active Month in Vietnam's Balancing Against China in the South China Sea (Diplomat)
What’s in the New Japan-Indonesia Maritime Security Dialogue? (Diplomat)
At least 10 EU nations to expel Russian diplomats in spy row (Guardian)
Elon Musk tiên đoán Thế chiến III
|
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.