Chỉ mới sang đến tháng Hai thôi đã có rất nhiều mục tiêu được đặt ra cho năm mới bị phá sản - trên thế giới có khoảng từ một phần ba cho đến phân nửa mọi người trong số chúng ta sớm nản chí, buông tay ngay từ tháng thứ hai của năm.
Một số nghiên cứu nhỏ chỉ ra rằng có tới hơn 40% trong chúng ta đặt ra các loại mục tiêu cần đạt được trong năm mới, mà trong tiếng Anh gọi là 'New Year resolutions', nhưng chỉ chưa tới phân nửa tiếp tục theo đuổi mục tiêu trong suốt năm.
Một khảo sát cho thấy chỉ có 8% số người tham gia trả lời đạt được nguyện vọng trong một khoảng thời gian nào đó.
Mặc dù đạt được những mục tiêu trên là điều khó khăn, nhưng mọi người vẫn muốn cố gắng.
Vì thế, chia sẻ chút mẹo nhỏ và chiêu thức giúp bạn có thể thiết lập, theo đuổi mục tiêu của mình.
Việc "lập quỹ dự phòng" có thể sẽ hữu ích, theo Marissa Sharif, phó giáo sư về Marketing ở Trường Wharton, Đại học Pennsylvania.
Mẹo này cụ thể thế nào?
Sẽ là rất sai lầm nếu bạn cố đạt mục tiêu theo kiểu 'được ăn cả ngã về không', nghiên cứu của Sharif cho thấy. Thay vào đó, bà nói chúng ta nên xây dựng "quỹ dự phòng khẩn cấp" trong quá trình tiến tới đạt mục tiêu của mình.
Theo cách này, ta sẽ tổ chức một cách linh hoạt thời gian hoặc điều kiện thực hiện để hướng tới cái đích đã định, giống như ngày nghỉ giữa chừng. Ví dụ như với người ăn kiêng thì trong suốt quá trình ăn kiêng sẽ có 1 ngày họ được thoải mái hơn, được ăn vài món lẽ ra họ phải kiêng, rồi sau đó lại quay về chương trình ăn kiêng như cũ. Điều này có thể giúp ta luôn giữ được động lực.
Tất nhiên, người thường theo đuổi các chương trình tiết kiệm và thể thao có thể đã quen với chiến lược xây dựng các valve xả để giảm áp lực lên bản thân.
Tuy nhiên, có những người quá khắt khe khi thiết lập mục tiêu. Vì quá nghiêm khắc, ta làm cho mục tiêu của mình khó đạt được hơn, Sharif nói.
Chẳng hạn, trong một nghiên cứu, 273 người sử dụng ứng dụng điện thoại để đếm bước chân của mình trong một tháng.
Nhóm đầu tiên được yêu cầu phải đạt được số bước chân chính xác theo thành tích cá nhân, ví dụ như là 7.000 đến 10.000 bước mỗi ngày, bảy ngày mỗi tuần.
Nhóm thứ hai chỉ cần hoàn thành mục tiêu trong năm ngày hoặc hơn.
Nhóm thứ ba thiết lập mục tiêu số bước chân trong bảy ngày, nhưng với hai ngày nghỉ giữa quãng mỗi tuần. Hai ngày này nếu họ không dùng đến thì sẽ mất mà không được cho chuyển lui lại sang các tuần sau.
Nhóm thứ tư được phép dùng các ngày nghỉ giữa quãng vào bất kỳ lúc nào trong tháng.
Những người được phép có ngày nghỉ giữa quãng đạt được mục tiêu số bước chân trong nhiều ngày hơn mỗi tuần so với người không được nghỉ. Tính trung bình, họ cũng đi bộ nhiều hơn.
Sharif nói kiểu có thời gian nghỉ giữa quãng này vận hành theo hai cách.
Thứ nhất, mọi người thường tránh sử dụng hết 'quỹ dự phòng' của mình, vì lo rằng họ sẽ phải sử dụng nó sau đó.
Họ cũng thấy không hay ho gì khi phung phí ngày nghỉ giữa quãng trong tình huống không khẩn cấp.
Thứ hai, nếu bạn cần phải sử dụng ngày nghỉ giữa quãng, bạn sẽ cảm thấy ít bứt rứt hơn khi quay trở lại thói quen cũ và vì thế sẽ ít có trường hợp từ bỏ mục tiêu chung hơn, bà nói thêm.
Tâm lý "mẹo lừa" này giúp mọi người hướng về mục tiêu dài hạn hơn của họ, Leena Rinne, chuyên gia về hiệu suất làm việc tại công ty tư vấn FranklinCovey ở Hoa Kỳ, nói.
"Khi mục tiêu được thiết lập bằng cách chọn đạt được thành tựu nào đó, thì đó chính là lựa chọn trong từng khoảnh khắc sẽ đưa bạn tới nơi. Và một trong những lựa chọn đó là cho phép bản thân có một chút "quỹ dự phòng".
Nhưng cũng còn một số giới hạn trong việc sử dụng kỹ thuật "quỹ dự phòng khẩn cấp".
Đó là nếu mọi người có quá nhiều cơ hội để trì hoãn (ví dụ như mục tiêu là đến phòng tập thể thao bảy ngày mỗi tuần mà có đến bốn ngày nghỉ giữa quãng khẩn cấp), họ có thể lợi dụng nó, và có thể gây ảnh hưởng đến quá trình thể hiện, Sharif cho biết. Hoặc mọi người có thể cảm thấy mất động lực tương tự nếu họ xài vượt quá số ngày nghỉ giữa quãng mà họ dự định.
Và, Rinne nói, mọi người có động lực khác nhau để đạt được thành quả của mình. Sự linh hoạt có tổ chức có thể hiệu quả với một số người, nhưng lại làm nhụt quyết tâm của những người không thích có sự chuyển đổi an toàn.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.