Wednesday, March 28, 2018

Nước nào có tham vọng nhất thế giới?

https://baomai.blogspot.com/
Sarah Keating chỉ mới ở Singapore vài tháng thì bà đã trải nghiệm lần đầu tiên tính sợ bị thiệt của người dân

Trên thực tế, từ ‘kiasu' (tâm lý sợ thiệt) có nghĩa là người Singapore thích được lợi và ghét để lỡ dịp. Thế nhưng suy nghĩ ăn sâu bám rễ này ở đâu mà ra?

Tôi mới ở Singapore một vài tháng mà đã có trải nghiệm đầu tiên về kiasu (sợ thiệt). 

Đó là vào một buổi chiều thứ bảy nóng oi ả và sau vài giờ khám phá khu mua sắm Orchard Road, tôi đi đến ga tàu hỏa, thấm mệt vì chiếc xe đẩy và hai đứa trẻ cũng đều mệt mỏi và sẵn sàng về nhà.

https://baomai.blogspot.com/

Ga chật kín người, và tôi tìm cách để lên sân ga. Tôi nhìn thấy một chiếc thang máy và xếp vào hàng gồm khoảng hơn mười, họ cũng xếp hàng đợi mặc dù có hai thang cuốn cách đó chưa đầy 100m. Có một không khí chờ mong trong khi chiếc thang máy đi lên phòng đợi. Khi thang máy tới, mọi người nhao về phía trước. Một khi người cuối cùng, mà thang máy có thể chứa được, chen được vào, thì cửa thang máy khép lại với tiếng kêu "cong". Tôi bị bỏ lại ở phòng đợi, thấy bối rối.

Sự có vẻ như thiếu ý  thức này không phải là trải nghiệm của tôi ở Singapore cho đến nay.

Trước đây, công nhân xây dựng đã dừng búa máy khi tôi đi qua để con nhỏ tôi không bị thức giấc. Tôi được người ta che ô giúp khi ra khỏi xe buýt lúc trời mưa rào. Vậy tại sao việc vào thang máy này lại như là sự tranh chấp sống còn?

https://baomai.blogspot.com/

Tôi sớm biết được rằng đây là cái gọi là '' (sợ thiệt).

'Kiasu' là một từ tiếng Phúc Kiến, Trung cộng, xuất phát của từ 'kia', có nghĩa là 'sợ', và 'su', có nghĩa là 'mất': sợ bị mất mát thiệt thòi. Năm 2007, từ này được đưa vào Từ Điển Anh Ngữ Oxford, được mô tả như là 'một hành sử ích kỷ, vơ vào cho mình'.

https://baomai.blogspot.com/
‘Kiasu’ là từ tiếng tỉnh Phúc Kiến, có nghĩa là ‘sợ để mất cơ hội'.

Tiến sĩ Leong Chan-Hoong, nghiên cứu viên cao cấp tại Viện Nghiên Cứu Chính Sách tại Đại Học Quốc Gia Singapore, giải thích nó như là bản năng sống còn. Ông nói với tôi rằng quốc gia nhỏ bé mới thành lập này, chỉ mới 53 tuổi, dễ bị tổn thương ở giữa Đông Nam Á, bị bao quanh bởi những nước xung quanh khác văn hoá với Singapore.

"Người Singapore luôn luôn nghĩ rằng mình phải tự lực, phải chịu đói, phải đứng ở vị trí tiên tiến … sự cần thiết phải giữ vị trí hàng đầu luôn là một phần của tâm lý xã hội," ông nói.

https://baomai.blogspot.com/

"Về hành vi kiasu (sợ thiệt thòi) vẫn còn có khá nhiều tranh cãi," nhà phê bình văn học địa phương Gwee Li Sui nói. "Không ai thích điều này đối với mình, ấy vậy nhiều người vẫn thực hiện nó một cách vui vẻ. Khi chúng ta thấy người khác thể hiện nó, cảm xúc của ta đa dạng, từ kinh sợ và vui vui cho đến khó chịu và xấu hổ."


https://baomai.blogspot.com/
‘Chope’ có nghĩa là giữ chỗ ở một cái bàn ăn bằng cách để lại trên đó một cái gì đó như một gói giấy ăn hoặc cái ô

Một cuộc khảo sát đánh giá giá trị quốc gia năm 2015 cho thấy người Singapore đã liệt kê kiasu trong 10 quan điểm nhận thức hàng đầu của xã hội Singapore, cùng với tính cạnh tranh và tập trung cho bản thân. Ngược lại, khi được hỏi các các giá trị và hành vi mô tả về bản thân mình, thì quan hệ gia đình và tình bạn và sự chu đáo và trung thực, tất cả những thứ này nằm ở top 10.

Điều này cho thấy dân của nước này tự nhận thức rõ về những khó khăn trong việc tìm kiếm sự cân bằng của việc giữ vị trí hàng đầu trong cuộc sống mà không làm xói mòn hệ thống giá trị tích cực của xã hội.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng không phải tất cả mọi người ở Singapore đều thấy kiasu (việc sợ thiệt thòi) là nghiêm trọng đâu. Nghệ sĩ Johnny Lau đã tìm ra cách để người Singapore tự thấy mình qua truyện tranh hài. Ông đã tạo ra nhân vật khôi hài rất được quần chúng ưa thích, ông Kiasu, mà nhân vật này đã trở thành một phần hình tượng của bối cảnh văn hoá Singapore ở những năm đầu thập niên 90 và hiện đang được hồi sinh với những đợt xuất bản truyện tranh lấy tên là 'Ông Kiasu, như trong đời thực'.


https://baomai.blogspot.com/
Người Singapore sẽ xếp hàng chờ đợi để mua được kiểu điện thoại đời mới nhất

Vào cuối những năm 1980, ông Lau trở về Singapore từ Hoa Kỳ, nơi ông đã học. Với truyện 'Gia đình Simpsons' tạo ra một sự bùng nổ trên TV, Lau muốn tạo ra một thứ tương tự như vậy ở Singapore. Ý tưởng này đến với ông khi ông đang làm nghĩa vụ quân sự bắt buộc cho đất nước.

Thật ngạc nhiên với ông, mặc dù có sự đa dạng về sắc tộc và ngôn ngữ trong các trại quân đội đa văn hóa của Singapore, các sĩ quan trẻ tuổi đã tìm ra được mảnh đất chung thông qua tiếng lóng trong quân đội.

"Tôi đã gặp rất nhiều người đang sử dụng những từ nhất định, chung các chủng tộc khác nhau. Không kể bạn là người Trung cộng, Ấn Độ hay Mã Lai," ông nói. "Từ 'kiasu' xuất hiện bên trong các trại quân đội. khi đó nó chưa được sử dụng ở bên ngoài trại."

https://baomai.blogspot.com/

Trong bối cảnh này, theo một từ điển tiếng Singlish và tiếng Anh Singapore, thì từ 'kia su' (ban đầu nó được viết rời như vậy), là để chỉ những người lính quá thận trọng, luôn sợ thất bại. Ví dụ, trong vở kịch 'Army Daze' của Michael Chiang, lần đầu tiên được diễn vào năm 1987, một anh lính 'kia su' rất sợ không đạt khi kiểm tra mắt nên anh đã học để nhớ toàn bộ biểu đồ kiểm tra mắt vào đêm hôm trước.

Nhưng đối với Lau, nó cũng mô tả "đặc điểm của người Singapore luôn muốn mình là số một, luôn muốn vượt lên trước, cạnh tranh với người khác," ông nói. Và trong hai năm ông đã xây dựng nhân vật 'ông Kiasu', và từ này đã đi vào dòng chính thống.

Khi ấn bản đầu tiên về ông Kiasu xuất hiện vào năm 1990, thì phản ứng của công chúng là hỗn hợp.

https://baomai.blogspot.com/

"Sáu mươi phần trăm thấy bực mình, 40% thì cười", Lau nói. "Những người thấy bực mình là những người bảo thủ hơn, họ nghĩ rằng bạn không nên làm cho hình ảnh chúng ta là xấu đối với đồng bào hoặc đối với người bên ngoài Singapore. Nhưng tôi nói đó là toàn bộ mục đích của truyện tranh!"

Và Lau cứ đeo đuổi việc này. Ông Kiasu rất nổi tiếng đến mức một loạt chương trình TV và một loạt đồ chơi tiếp bước theo, và thậm chí một chiếc bánh mỳ kẹp hamburger của McDonald được đặt tên là Kiasu. Sau 2 tháng ra mắt họ đã bán được 1,2 triệu chiếc 'burger Kiasu' (là hamburger kẹp thịt gà, rất dài, với nhiều rau diếp, nhiều xốt mayonnaise).

https://baomai.blogspot.com/
Người Singapore ghét bỏ lỡ cơ hội và thích được món hời

"Tôi nghĩ rằng khi từ này được tạo ra lần đầu tiên vào những năm 90, nó mang nhiều ngụ ý tiêu cực, và có phần nào hệ trọng," Chan-Hoong nói. "Nhưng qua năm tháng ý nghĩa của nó khác đi... nó trở thành như là một khả năng."

"Cũng là tốt nếu ta ít nhiều 'kiasu' (sợ thiệt)... nó phù hợp với bối cảnh," ông nói thêm.

Trong những năm gần đây, tính 'kiasu' bị các chính trị gia và những người khác chỉ trích. Kuik Shiao-Yin, một thành viên Quốc hội phê phán nó ngăn chặn sự sáng tạo trong kinh doanh, nói rằng người doanh nhân sợ thiệt chỉ lo giành được chiến thắng trước mắt hơn là chiến thắng lâu dài.

Nhưng những người Singapore khác quyết tâm duy trì tinh thần kiasu.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi đã hỏi Cecilia Leong, một bà mẹ của cặp sinh đôi bốn tuổi, là liệu cái gọi là 'cha mẹ kiasu' có còn thích hợp hay không. Bà trả lời "Dĩ nhiên là nó vẫn thích hợp, tôi là người như vậy!"

Trước khi trở thành một người mẹ, bà quyết tâm sẽ không gây áp lực với con mình để đạt được học vấn cao, nhưng sau đó vấn đề lại khác đi.

https://baomai.blogspot.com/
Lim Soon Jinn: "Chúng tôi không bao giờ có thể thoát khỏi điều này vì cạnh tranh là nguồn lực duy nhất của chúng tôi"

"Tôi bắt đầu tìm kiếm một trường mầm non tốt khi chúng sáu tháng tuổi", bà nói và thêm rằng bà đã cho 2 đứa sinh đôi này theo học lớp đọc tiếng Anh và thuê một trợ giáo tư nhân Trung cộng.

"Tôi nhận ra rằng tôi phải cho chúng những điều tốt nhất mà tôi có thể. Ở một đất nước cạnh tranh cao, tôi không muốn để con tôi tụt lại phía sau những đứa trẻ khác," bà nói, thừa nhận rằng điều này làm bà căng thẳng hơn.

https://baomai.blogspot.com/

Chồng bà, Lim Soon Jinn, cũng phụ họa theo với quan điểm của ông về kiasu. Ông tin rằng vì đất nước ông không có nguồn tài nguyên thiên nhiên, thì kiasu là then chốt để thành công. "Tổ tiên của chúng tôi sống sót được là do có cạnh tranh, và do đó là cha mẹ, chúng tôi cần phải cho con cái mình thấm nhuần tinh thần này từ khi còn nhỏ."

"Chúng tôi không có lựa chọn," ông nói. "Chúng tôi không bao giờ có thể thoát khỏi điều này vì cạnh tranh là nguồn lực duy nhất của chúng tôi. Không có nước, không có thức ăn, không có đất- chỉ là số một thì chúng tôi mới có thể tồn tại.

Vì vậy, dường như kiasu không chỉ đơn giản là 'sợ thiệt' của một thế hệ Instagram. 

Đó là một ý thức ăn sâu bám rễ là chỉ khi có tham vọng và muốn mình là tốt nhất thì bạn, và đất nước bạn, mới có thể phát triển mạnh.




Sarah Keating

https://baomai.blogspot.com/

Nữ bác sĩ Hungary 'làm bạn' với Kim Nhật Thành
Kim Jong-un thăm Trung cộng
Hãy tính xem bạn có thể sống bao lâu?
25 quân đội mạnh nhất thế giới
TC phô trương 40 chiến hạm ở Biển Đông
GS Phạm Cao Dương nói về NS Việt Khang
Giấc mơ hàng không: bay cao và xa hơn nữa
Con đường sắt răng cưa Tháp Chàm – Đà Lạt
Cuộc đời của Robert Swan Mueller III - Donald Trum...
Trẻ giỏi toán hơn nhờ dùng máy tính?
Chìa khóa vạn năng _ giúp thao túng đám đông
Uber bán mảng kinh doanh Đông Nam Á cho Grab
Nga đối mặt với làn sóng trục xuất ngoại giao
Bệnh Viện và Nghĩa Trang
Cuộc khổ nạn của Chúa Giêsu Kitô
Ở trọ
Trung cộng đang thấm đòn kinh tế của Mỹ
Những bí quyết dùng lò vi sóng
Đại Hội Giới Trẻ TGP Sài Gòn Mùa Chay 2018
Nguyễn Văn Đông: 'Đường đời mưa bay gió cuốn'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.