Saturday, March 31, 2018

Điều gì khiến người mẹ phải 'mang nặng, đẻ đau'?

https://baomai.blogspot.com/
Sinh nở là một quá trình kéo dài và đau đớn, thậm chí gây chết người.

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) ước tính có khoảng 830 phụ nữ tử vong mỗi ngày do những biến chứng phức tạp trong quá trình thai sản và sinh đẻ. Con số này thực ra đã giảm tới 44% so với thời kỳ 1990.

"Các số liệu thật khủng khiếp," Jonathan Wells, chuyên gia nghiên cứu vấn đề dinh dưỡng ở trẻ nhỏ tại Đại học University College London, Anh Quốc, nói. "Các loài động vật có vú khác rất hiếm khi phải trả cái giá cao đến thế cho việc sinh con."

https://baomai.blogspot.com/

Chính xác thì vì sao việc sinh đẻ lại nhiều rủi ro đến vậy ở con người? Chúng ta có thể làm được những gì để giảm thiểu tỷ lệ tử vong này không?

Các khoa học gia lần đầu tiên bắt đầu suy nghĩ về những khó khăn trong việc sinh đẻ ở con người từ hồi giữa Thế kỷ 20, và nhanh chóng đưa ra cách giải thích.

Thời tiền sử: Những bước đi đầu tiên trên đôi chân

Theo họ, vấn đề bắt đầu từ những thành viên đầu tiên trong lịch sử tiến hóa của chúng ta: tông người (hominin).

https://baomai.blogspot.com/

Hóa thạch tông họ người cổ xưa nhất cho tới nay được tìm thấy có tuổi đời chừng bảy triệu năm. Đó là các hóa thạch của những động vật có rất ít các nét giống với chúng ta ngày nay, có lẽ chỉ trừ một điểm: tông họ hominin cũng đi bằng hai chân.

Để đi trên hai chân một cách hiệu quả, khung xương của tông homini phải được kéo đẩy trong dáng hình mới, và điều đó ảnh hưởng tới xương chậu.

https://baomai.blogspot.com/
Hàng triệu năm trước, tông hominin đã đi thẳng trên hai chân 

Ở hầu hết các loài linh trưởng, nơi đỡ đường dẫn sinh ở xương chậu khá thẳng. Ở hominin, bộ phận này nhanh chóng biến đổi sang hình dạng rất khác. Các xương hông trở nên khá hẹp, và đường dẫn sinh bị biến dạng - một hình trụ nhưng thay đổi kích cỡ và dáng suốt dọc từ trên xuống.

Vậy là từ những ngày đầu tiên trong thời tiền sử của con người chúng ta, các hài nhi hominin có thể đã phải vặn vẹo, xoay sở để chui qua được đường dẫn sinh. Điều này khiến việc sinh nở trở nên khó khăn hơn nhiều so với trước.

Mọi chuyện về sau còn trở nên tệ hơn thế nữa.

https://baomai.blogspot.com/

Chừng hai triệu năm trước, các tổ tiên tông hominin của chúng ta lại bắt đầu thay đổi. Họ mất đi các đặc tính giống với vượn như cơ thể ngắn nhưng tay dài, não nhỏ.

Thay vào đó, họ bắt đầu mang những nét giống với người thời nay hơn, như cơ thể cao hơn, tay ngắn đi, não to hơn.

Đây quả thực là tin xấu cho giống cái hominin.

Người trưởng thành có não to thì lúc mới sinh ra đã là những hài nhi có não to. Vậy là quá trình tiến hóa xảy ra điều tự mâu thuẫn.

Một mặt, giống cái của tông hominin phải duy trì xương chậu hẹp với ống dẫn sinh bị hẹp lại để có thể đi lại hiệu quả trên hai chân. Thế nhưng cùng lúc, các bào thai trong bụng lại tiến hóa để có cái đầu to hơn, khiến việc chui qua xương chậu hẹp để vào đời ngày càng trở nên chật chội, khó khăn hơn.

https://baomai.blogspot.com/
Tông hominin

Việc sinh con trở nên vô cùng đau đớn và thậm chí có thể gây tử vong, và điều đó vẫn được duy trì cho đến ngày nay.

Thuyết 'Sự khó khăn trong sinh nở'

Vào 1960, một nhà nhân chủng học có tên Sherwood Washburn đặt cho thuyết này tên gọi: sự khó khăn trong quá trình sinh nở ở người. Ngày nay, thuyết này thường được gọi là 'sự khó khăn trong sinh nở' ('obstetric dilemma').

https://baomai.blogspot.com/

Các khoa học gia từng có thời cho rằng thuyết này giải thích được đầy đủ những khó khăn trong quá trình sinh đẻ ở người. Nhiều người đến nay vẫn nghĩ vậy.

Tuy nhiên, có một số, trong đó có Wells, lại không còn cảm thấy hài lòng với cách giải thích mang tính chuẩn mực này.

Trong năm năm qua, Wells và một số nhà nghiên cứu khách đã bắt đầu đưa ra những lập luận mang tính thách thức đối với câu chuyện kinh điển về tình trạng khó sinh nở ở con người.

Họ cho rằng thuyết của Washburn là quá sơ sài, và rằng rất nhiều yếu tố khác cũng góp phần vào việc khiến quá trình sinh nở trở nên khó khăn.

Holly Dunsworth từ Đại học Rhode Island, Kingston, chú tâm tới vấn đề khó khăn trong quá trình sinh nở từ khi bà vẫn còn là sinh viên. "Tôi nghĩ rằng đây là chủ đề thú vị. Tôi muốn tìm các bằng chứng để chứng minh cho thuyết này. Nhưng mọi thứ đã nhanh chóng cho thấy không phải vậy."

Rút ngắn thời gian mang thai?

Vấn đề nằm ở chỗ những ước đoán mà Washburn đưa ra.

"Khi Washburn viết bài báo, ông ấy thực sự nói rằng tình trạng khó sinh nở ở người được giải quyết bằng cách đứa trẻ ra khỏi bụng mẹ, chào đời trong giai đoạn vẫn còn khá sớm của quá trình phát triển thai nhi," Wells nói.

Chúng ta hãy quay trở lại với thời điểm hai triệu năm trước, khi não người bắt đầu phát triển to ra.

https://baomai.blogspot.com/

Theo Washburn thì con người đã tìm được giải pháp, đó là rút ngắn thời gian mang thai. Các hài nhi buộc phải chào đời sớm hơn, khi chúng vẫn khá là nhỏ bé và não vẫn chưa phát triển.

Cách giải thích của Washburn nghe có vẻ logic.

Bất kỳ ai bế một trẻ sơ sinh cũng đều cảm nhận được là bé mong manh, dễ bị tổn thương tới mức nào. Quan điểm chuẩn mực là các loài linh trưởng khác có thời gian mang thai dài hơn và các con được sinh ra với độ phát triển nhiều hơn so với người.

Nhưng Dunsworth nói rằng điều này không đúng.

"Các hài nhi khi chào đời thì to hơn, còn thời gian mang thai thì dài hơn so với những gì ta nghĩ," bà nói.

Nếu xét về các con số thực tế, thời gian mang thai ở người là rất dài, từ 38 đến 40 tuần. Quá trình tương tự ở tinh tinh chỉ là 32 tuần, còn khỉ đột và đười ươi thì sinh con sau 37 tuần.

Dunsworth và các đồng nghiệp giải thích trong một nghiên cứu được công bố hồi 2012 rằng điều này vẫn đúng ngay cả khi chúng ta đã áp dụng các điều chỉnh thời gian mang thai dựa trên những yếu tố khác biệt về hình dạng cơ thể. Thời gian mang thai ở người dài hơn 37 ngày so với thời gian lẽ ra là cần thiết cho loài linh trưởng có kích thước như con người.

https://baomai.blogspot.com/

Điều tương tự cũng xảy ra đối với kích thước não. Phụ nữ sinh con có não lớn hơn, nếu đem so sánh với linh trưởng có kích cỡ như con người. Điều này đồng nghĩa với việc nội dung phỏng đoán quan trọng trong thuyết sinh nở khó khăn của Washburn là không chính xác.

Vai trò của xương chậu

Thuyết của Washburn cũng vấp phải những vấn đề khác nữa.

Giả định nằm trong tâm điểm của hiện tượng khó khăn khi sinh nở ở người là kích cỡ và hình dáng của xương chậu chúng ta - mà cụ thể là xương chậu của phụ nữ - bị áp lực nặng nề bởi thói quen đi thẳng người trên hai chân.

https://baomai.blogspot.com/
Xương chậu ở người: của nam giới (trái) và phụ nữ (phải)

Sau hết, nếu như quá trình tiến hóa có thể "giải quyết" vấn đề sinh nở ở người chỉ đơn giản bằng cách hông người phụ nữ trở nên to hơn một chút và ống dẫn sinh trở nên rộng hơn một chút, thì hẳn là điều đó đến nay đã phải xảy ra rồi.

Hồi 2015, Anna Warrener từ Đại học Harvard ở Cambridge, Massachusetts cùng các đồng nghiệp đã đặt câu hỏi về giả định này.

Các nhà nghiên cứu đã thu thập dữ liệu về hoạt động trao đổi vật chất từ các tình nguyện viên nam và nữ.

Các tình nguyện viên thực hiện việc đi lại và chạy trong phòng thí nghiệm. 

Việc đi bộ hay chạy của những người có hông rộng không hề hiệu quả hơn so với những người hông hẹp. Ít nhất thì từ khía cạnh sinh lực thuần túy, không có gì cho thấy là việc hông to hơn sẽ giúp việc sinh nở dễ dàng hơn.

https://baomai.blogspot.com/

"Lập luận căn bản ở thuyết sự sinh nở khó khăn ở người - theo đó nói xương chậu nhỏ, hẹp là thích hợp nhất để việc vận động sinh học đạt hiệu quả - nhiều khả năng là không chính xác," Helen Kurki từ Đại học Victoria, British Columbia, Canada, nói.

Kurki không tham gia và nghiên cứu của Warrener, nhưng quá trình tìm hiểu riêng của bà cho thấy còn có cả những vấn đề khác nữa đối với thuyết sinh nở khó khăn ở người.

Nếu như xương chậu của người phụ nữ chịu sự điều khiển, kiểm soát của hai lực đối kháng - nhu cầu phải hẹp để dễ bước đi, và nhu cầu phải rộng để sinh con - thì hình dạng ống dẫn sinh ở mỗi người phụ nữ sẽ không khác nhau bao nhiêu. Nó cần phải được 'giữ ổn định' do nhu cầu chọn lọc tự nhiên.

https://baomai.blogspot.com/

Tuy nhiên, sau khi phân tích hàng trăm bộ xương người, Kurki hồi năm 2015 viết rằng ống dẫn sinh ở mỗi người khác nhau thì đặc biệt khác nhau về kích thước và hình dáng.

Nó thậm chí còn có những khác biệt lớn hơn so với kích thước và hình dáng cánh tay người, một đặc tính được biết là có tính riêng biệt ở mỗi cá nhân.

Nhu cầu năng lượng trong thời gian mang thai

Dunsworth cho rằng bà đã xác định được một mắt xích quan trọng đang bị mất trong quá trình tìm kiếm câu trả lời: năng lượng.

"Chúng ta đã dồn hết sức cho giai đoạn kết thúc quá trình sinh sản," Dunsworth, bản thân cũng là một người mẹ, nói. "Những tuần, những tháng cuối cùng của thời kỳ thai sản là thời gian vô cùng mệt mỏi, tác động trực tiếp vào mức độ trao đổi chất bền vững ở người. Nó cần phải kết thúc vào một thời điểm nào đó."

Những phụ nữ mang thai đôi khi đùa rằng bào thai đang lớn dần trong bụng họ giống như ký sinh ngốn sạch năng lượng của mẹ. Quả vậy, và việc ngốn năng lượng mỗi ngày lại mỗi tăng.

Cụ thể, não người đòi hỏi phải được cung cấp năng lượng tới mức tham lam vô độ. Lớn lên từng giây, não bộ nhỏ xíu bên trong tử cung có thể đẩy thai phụ tới mấp mé ranh giới tận cùng của hoạt động trao đổi chất.

https://baomai.blogspot.com/

Dunsworth gọi đây là thuyết về nhu cầu năng lượng trong thời kỳ thai nghén và phát triển (energetics of gestation and growth - EGG).

Theo thuyết này, thời điểm sinh con được điều khiển bởi những khó khăn trong quá trình tiếp tục nuôi dưỡng bào thai kể từ sau khi được 39 tuần tuổi - chứ không phải những khó khăn trong quá trình co bóp nhằm đẩy thai nhi chui qua ống dẫn sinh.

Dunworth cho rằng con người đã bị ám ảnh quá mức về kích cỡ quá chật hẹp giữa đầu đứa trẻ với ống dẫn sinh ở người mẹ.

Bà nói xương chậu đơn giản là đã tiến hóa để đạt được kích thước cần thiết. Quá trình tiến hóa về mặt nguyên tắc có thể khiến cho xương chậu to ra, nhưng không nhất thiết là xương chậu cần phải to ra.

Kurki cũng đồng quan điểm. "Ống dẫn sinh đủ rộng trong hầu hết các trường hợp, đủ để cho thai nhi chui ra," bà nói.

Nỗi khó nhọc của 'đàn bà vượt cạn'

https://baomai.blogspot.com/

Quả đúng vậy. Nhưng ngay cả như thế thì nên giải thích ra sao về con số tử vong ở thai phụ: 830 trường hợp mỗi ngày.

Ngay cả trong số những phụ nữ không tử vong trong quá trình thai sản, một số nghiên cứu nói rằng việc sinh nở cũng dẫn tới những tổn thương tuy không chết người nhưng tạo ra thay đổi to lớn trong cuộc đời ở tới 40% các trường hợp. Cái giá mà người phụ nữ phải trả cho quá trình sinh con dường như vô cùng to lớn.

Vào năm 2012, Wells và các đồng nghiệp xem xét quá trình sinh con thời tiền sử và đi đến một kết luận đáng ngạc nhiên. Với hầu hết những tiến hóa của con người, việc sinh con lẽ ra đã dễ dàng hơn nhiều.

Việc sinh nở thời tiền sử là chủ đề rất khó nghiên cứu. Xương chậu ở tông homininrất hiếm khi được lưu lại trong các dấu vết hóa thạch, và các xương sọ của hài nhi hominin lại còn hiếm hơn.

https://baomai.blogspot.com/
Một số giống người thuở sơ khai, trong đó có người đi thẳng (Homo erectus), đã sinh con khá dễ dàng so với chúng ta ngày nay

Nhưng từ những bằng chứng sơ sài có được, có thể thấy rằng một số giống người thuở sơ khai, trong đó có người đi thẳng (Homo erectus) và thậm chí cả người Neanderthal, đã sinh con khá dễ dàng.

Trong thực tế, Wells và các đồng nghiệp của ông cho rằng việc sinh con thậm chí đã từng chỉ là chuyện vặt, ít nhất là trong thời gian đầu. Có rất ít các bộ xương trẻ sơ sinh trong số các dấu tích còn lại của các nhóm người săn bắn hái lượm thời tiền sử, và điều này có thể cho thấy tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong thời gian đó là khá thấp.

Tình thế chỉ mới thay đổi cách đây vài ngàn năm. Con người bắt đầu trồng trọt, và các bộ xương hài nhi trở nên phổ biến hơn nhiều trong các hồ sơ khảo cổ, ít nhất là tại một số địa điểm trên thế giới.

Nếu như có sự tăng vọt trong tỷ lệ tử vong ở trẻ sơ sinh trong thuở sơ khai của quá trình chuyển sang cuộc sống trồng trọt, thì hẳn là phải có một số yếu tố liên quan tới điều này.

https://baomai.blogspot.com/

Chẳng hạn như các nhà nông thời đầu đó đã bắt đầu sống quần tụ, tập trung với nhau hơn, cho nên các bệnh truyền nhiễm có thể trở thành vấn đề nghiêm trọng hơn trước. Trẻ sơ sinh thường đặc biệt dễ bị tổn thương khi trong cộng đồng có bệnh truyền nhiễm.

Nhưng Wells và các đồng nghiệp cho rằng việc chuyển dịch sang trồng trọt cũng dẫn tới những thay đổi về quá trình phát triển ở con người, khiến cho việc sinh con trở nên khó khăn hơn nhiều.

Tỷ lệ trẻ sơ sinh tử vong cao có thể một phần là bởi nguy cơ tử vong trong quá trình sinh nở trở nên cao hơn.

Cách ăn uống

Có một đặc tính rất đáng ngạc nhiên được các nhà khảo cổ nhận thấy khi so sánh xương của các nhà nông thời kỳ đầu với tổ tiên chuyên săn bắt hái lượm của họ. Đó là các nhà nông có dáng người thấp hơn đáng kể, có lẽ là bởi chế độ ăn giàu chất carbohydrate của họ không đủ đảm bảo cung cấp dinh dưỡng bằng chế độ ăn giàu protein của người săn bắt hái lượm.

https://baomai.blogspot.com/
Việc chuyển sang trồng trọt làm thay đổi cơ thể chúng ta

Đây là điểm quan trọng cho những ai nghiên cứu về việc sinh nở, Wells nói, bởi có bằng chứng cho thấy sự liên hệ giữa chiều cao của một phụ nữ với kích cỡ và hình dáng xương chậu người đó.

Nhìn chung, những người càng lùn thì hông càng hẹp. Hay nói cách khác thì việc chuyển sang đời sống trồng trọt hầu như chắc chắn đã khiến cho việc sinh nở trở nên khó khăn hơn một chút.

Trên hết, chế độ ăn giàu chất carbohydrate trở nên phổ biến hơn ở các nhóm người trồng trọt, và điều này có thể khiến cho thai nhi trở nên to béo hơn.

Do đó, việc sinh con cũng trở nên khó khăn hơn.

Kết hợp hai yếu tố này với việc sinh con, vốn đã khá dễ dàng cho con người hồi hàng triệu năm về trước, đột nhiên trở nên khó khăn hơn kể từ khoảng 10 ngàn năm trở lại đây.

Điều tương tự với 'hiệu ứng cách mạng trồng trọt' cũng lặp lại vào bất kỳ khi nào nếu chúng ta ăn uống thiếu dinh dưỡng, nhất là khi chế độ ăn lại có quá nhiều chất carbohydrates và đường, là những chất khiến bào thai phát triển thêm.

https://baomai.blogspot.com/

"Chúng ta có thể đưa ra một phỏng đoán đơn giản rằng mức độ người mẹ được chăm sóc dinh dưỡng có liên quan tới tỷ lệ tử vong ở thai phụ và những khó khăn trong quá trình sinh con nói chung ở địa phương nơi người mẹ đó sinh sống," Wells nói. Các số liệu thống kê cho thấy rõ ràng rằng việc cải thiện dinh dưỡng có thể là một cách đơn giản, giúp giảm tỷ lệ tử vong khi sinh con.

Cả Dunworth và Kurki đều cho rằng Wells đã xác định được một vấn đề quan trọng trong quá trình nghiên cứu.

Vậy là nay chúng ta đã có một cách giải thích mới về những khó khăn trong quá trình sinh nở ở người.

https://baomai.blogspot.com/

Các phụ nữ mang thai phải làm quen với việc nuôi dưỡng bào thai cho tới khi chúng trở nên quá lớn, cơ thể người mẹ không còn đủ sức đáp ứng nữa. 

Xương chậu ở người phụ nữ đã thích nghi để đạt kích thước phù hợp, cho phép bào thai được nuôi dưỡng tốt nhất mà vẫn có thể đi qua an toàn để chào đời. Và các thay đổi trong chế độ ăn uống trong vài ngàn năm qua đã gây khó cho sự cân bằng này, khiến cho việc sinh con trở nên nguy hiểm, nhất là cho những thai phụ nào không được ăn uống đầy đủ.

Cơ thể thay đổi theo độ tuổi

https://baomai.blogspot.com/

Và còn có một vấn đề phức tạp khác nữa: cơ thể người phụ nữ thay đổi khi họ già đi.

Một nghiên cứu hồi tháng 5/2016 do Marcia Ponce de León và Christoph Zollikofer từ Đại học Zurich, Thụy Sỹ, đã phân tích các dữ liệu về xương chậu ở 275 người, gồm cả phụ nữ và nam giới, ở các lứa tuổi khác nhau.

Các nhà nghiên cứu kết luận rằng xương chậu thay đổi kích thước trong cuộc đời phụ nữ.

Các dữ liệu của họ cho thấy xương chậu ở người phụ nữ có hình dạng phù hợp nhất cho việc sinh con vào những năm gần 20 tuổi, là lúc khả năng sinh sản đạt mức tốt nhất.

Hình dạng đó được giữ cho tới khoảng thời điểm họ 40 tuổi, rồi bắt đầu từ từ thay đổi theo hướng kém thuận lợi hơn, chuẩn bị sẵn sàng để chuyển sang giai đoạn mãn kinh.

https://baomai.blogspot.com/

Các khoa học gia cho rằng những thay đổi này khiến việc sinh con trở nên dễ dàng hơn. Họ gọi ý đây là "những khó khăn phát sinh trong quá trình sinh nở" (developmental obstetric dilemma - DOD).

"Thuyết DOD đưa ra cách giải thích về quá trình phát triển, biến đổi hình dạng khác nhau của xương chậu," Ponce de León nói.

Mổ đẻ trong thời hiện đại

https://baomai.blogspot.com/

Nếu như tất cả các áp lực tiến hóa này đều nhằm phục vụ cho việc sinh nở, thì liệu có còn tiếp tục diễn ra việc thay đổi, tiến hóa tại thời điểm này nữa không?


Tên tuổi Mitteroecker đã xuất hiện trên các hàng tin chính với nghiên cứu lý thuyết đối với vấn đề này.

https://baomai.blogspot.com/
Fischer và Mitteroecker cho rằng trong các xã hội áp dụng phổ biến hình thức mổ đẻ thì các bào thai có thể phát triển to quá cỡ mà vẫn có cơ hội chào đời an toàn

Các nghiên cứu trước đây cho thấy các trẻ sơ sinh to lớn thường có cơ hội sống cao hơn, và kích cỡ lúc chào đời là đặc tính có thể thừa kế.

Kết hợp các yếu tố này với nhau, chúng có thể dẫn đến việc các bào thai trung bình ở người sẽ phát triển theo mức tối đa mà xương chậu người phụ nữ có thể chịu được, kể cả khi điều đó có thể gây chết người.

Nhưng nhiều trẻ sơ sinh ngày nay chào đời nhờ biện pháp mổ đẻ Caesarean mà không cần phải đi qua ống dẫn sinh trong bụng mẹ.

Fischer và Mitteroecker cho rằng trong các xã hội áp dụng phổ biến hình thức mổ đẻ thì các bào thai có thể phát triển to quá cỡ mà vẫn có cơ hội chào đời an toàn.

https://baomai.blogspot.com/

Về lý thuyết, thì hậu quả là số phụ nữ sinh con lớn quá cỡ, không chui lọt qua ống dẫn sinh của mẹ có thể đã tăng 10-20% chỉ trong vài thập niên qua, ít nhất là tại một số nơi trên thế giới.
Nói một cách trần trụi hơn, là trong các xã hội đó, con người đang tiến hóa theo hướng sinh ra những đứa trẻ sơ sinh to lớn hơn.

Vào lúc này, đây mới chỉ là ý tưởng về mặt lý thuyết và không có bằng chứng rõ rệt nào cho thấy đây là điều đang xảy ra. Tuy nhiên, đó là điều đáng suy nghĩ.

"Tất cả chúng ta đều chào đời bằng cách hoặc là đi qua xương chậu, hoặc là không," Wells nói.

"Nếu chúng ta đi qua, thì xương chậu có vai trò quan trọng. Nếu chúng ta không đi qua, thì bản thân xương chậu là vấn đề thú vị để xem xét."

Trong quá trình tiến hóa của việc sinh nở ở loài người, các hài nhi đã buộc phải kiềm chế kích cỡ để có thể chui lọt ống dẫn sinh của thai phụ.

https://baomai.blogspot.com/

Nhưng có lẽ ít nhất thì với một số trẻ sơ sinh thời nay, điều đó đã không còn đúng nữa.



Colin Barras

https://baomai.blogspot.com/

Nước mất chủ quyền, dân mất việc làm
Loại visa mới đi Úc cho giới trẻ Việt Nam
World War 3 in 2018 ?
Cây Hyperion cao nhất thế giới
Cà phê bán ở California phải ghi khuyến cáo ung th...
Phạm Xuân Ẩn không đưa tin giả
Wi-Fi miễn phí nhằm bảo vệ người dân
Tu chính án thứ 15 ngày 30-03-1870
Xin visa Mỹ có thể phải khai ‘lý lịch dùng mạng xã...
Phụ nữ dễ thất bại bởi chính ưu điểm của mình?
Giảm cân nhanh mà không tốn sức
Người thông minh thường muốn hợp tác?
Memory Café Bellaire Houston
Việt Nam Quê Hương Ngạo Nghễ của Ns Nguyễn Đức Qua...
Thực chất của CS trong chế độ đương thời tại VN
Đã đến lúc Việt Nam phải tuyên chiến với bụi khói
Tình già
Đại tá Tôn Thất Tuấn: Tùy viên quân sự Hoa Kỳ tại ...
Nhớ lại 'Tháng Ba gãy súng'
Kiếm tiền từ tình yêu của người khác

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.