Ulf Ekman, 65 tuổi là một trong các mục sư Tin Lành được biết đến nhiều nhất ở Thụy Điển. Từ nhà thờ khổng lồ đến Giáo hội Công Giáo (De la megachurch à l’Église catholique, nhà xuất bản Le Cerf) quyển sách nói đến câu chuyện trở lại đức tin Công Giáo của ông.
1950: sinh tại Göteborg.
1979: được phong mục sư trong Giáo hội Thụy Điển.
1983: thành lập cộng đoàn riêng của mình, Lời của sự sống (Livets Ord).
2014: loan báo trở lại đạo Công Giáo.
1979: được phong mục sư trong Giáo hội Thụy Điển.
1983: thành lập cộng đoàn riêng của mình, Lời của sự sống (Livets Ord).
2014: loan báo trở lại đạo Công Giáo.
Làm thế nào ông trở thành một mục sư Thụy Điển được biết đến nhiều nhất?
Tôi sinh ra ở Göteborg trong gia đình thợ thuyền. Năm 19 tuổi, tôi gặp được Chúa Kitô, từ đó nảy sinh ra ý định làm mục sư giáo phái luther trong Giáo hội Thụy Điển và cũng là Giáo hội của Quốc gia. Bốn năm sau khi chịu chức, tôi thành lập cộng đoàn «Lời của sự sống (Livets Ord)», cộng đoàn trở thành Giáo hội Mẹ của một mạng lưới rộng mênh mông các cộng đoàn Tin Lành ở Bắc Âu, ở cựu-Xô viết và ở Á châu, với 250 000 thành viên.
Tại sao ông rời Giáo hội luther Thụy Điển?
Tôi gặp vấn đề với thần học phóng khoáng, với chủ trương tương đối hóa các Sách Thánh và tinh thần rất thống trị trong nội bộ. Nhân danh chủ nghĩa phóng khoáng, cuối cùng năm 2009, Giáo hội Thụy Điển chấp nhận hôn nhân đồng tính.
Phải có một độ lùi để hiểu các chệch hướng này. Từ rất sớm, Đảng Xã hội-Dân chủ (Đảng cầm quyền chính trường Thụy Điển từ những năm 1920 cho đến 2006) hiểu rằng, họ có thể dùng Giáo hội Quốc gia làm dụng cụ để giải hóa Kitô giáo. Vì hàng giáo sĩ dính với quyền lực chính trị nên việc giải hóa này đã đưa đến những kết quả tàn phá khủng khiếp.
Làm sao ông lại có một thế giá như thế trong một xã hội giải hóa Kitô giáo như xã hội Thụy Điển?
Thụy Điển là một nước rất thế tục. Trong những năm 1960, nhà nước Xô Viết đã gởi các quan sát viên đến để nghiên cứu chủ nghĩa vô thần hàng loạt này, một chủ nghĩa mà chính họ không áp đặt được trong đất nước của họ! Lời của sự sống (Livets Ord) là cộng đoàn đầu tiên trả lời không. Chúng tôi chiến đấu để chống phá thai, để có quyền mở trường học tư. Chúng tôi phải cự lại với việc tẩy não của ý thức hệ chính thức.
Cuộc chiến đấu của chúng tôi đã tạo được một thế hệ mới các Kitô hữu dấn thân trong lãnh vực chính trị, và ngày nay họ ở trong Nghị viện Thụy Điển. Phải vượt lên thái độ theo dòng nơi các người Tin Lành, họ không muốn để ý đến thế giới bên ngoài. Khi nhìn lại Lịch sử, tôi mới nhận ra, ngược lại chính Giáo hội Công Giáo thường đứng bên cạnh những người chiến đấu cho tự do.
Làm thế nào ông lại quay về với Giáo hội Công Giáo?
Trong những năm 1990, Giáo hội chúng tôi thiết lập rất nhiều cộng đoàn ở cựu Xô Viết. Là mục sư điều khiển mạng lưới này, tôi đối diện với các vấn đề giáo hội học.
Tôi tự hỏi, uy quyền của tôi có hợp pháp, có thật sự xác thực không. Chúa Giêsu không những chỉ mang lại Phúc Âm, Ngài còn thành lập các cơ cấu, đào tạo các Tông đồ để điều khiển các cơ cấu này. Tôi tự hỏi: đâu là Giáo hội được Chúa Kitô dựng nên? Chất vấn này theo tôi mười lăm năm và dẫn tôi về đạo Công Giáo.
Đức tin Công Giáo không phải chỉ gồm các cơ cấu nhưng cũng gồm cả các giáo điều. Làm thế nào ông chấp nhận các giáo điều này?
Tôi trở thành người Công Giáo vì trước hết tôi cảm nghiệm một trải nghiệm thiêng liêng. Vào cuối những năm 1990, khi tôi ở Hawai, vì «lầm» nên tôi vào một nhà nguyện Công Giáo, giáo dân đang chầu Mình Thánh Chúa. Tôi ngồi xuống. Tôi cảm nhận Chúa Giêsu thật sự đang hiện diện. Cảm nhận này không bao giờ rời tôi. Là mục sư, tôi cảm thấy ngay, phải phục hồi lại nghi thức phụng vụ và các bí tích cho Giáo hội của tôi. Năm 2006, tôi viết quyển sách Cầm lấy và ăn (Prends et mange) để bảo vệ đức tin vào sự hiện diện thật sự của Chúa Kitô trong Thánh Thể.
Tôi khám phá ra chúng ta là những bản thể nhiệm tích. Có một nhu cầu căn bản về nghi lễ trong chúng ta. Tôi đấu tranh giữa hướng về Công Giáo và ước muốn ở lại Tin Lành của tôi. Các chống cự cuối cùng của tôi đã đầu hàng khi năm 2013, tôi tham dự một buổi họp của đặc sủng Công Giáo ở Ba Lan. Tôi thấy mình có thể cầu nguyện «như» người Tin Lành trong một tinh thần phóng khoáng và trong sự tôn trọng truyền thống lịch sử của Giáo hội.
Ông trả lời như thế nào cho những người Tin Lành trách người Công Giáo giảng dạy các giáo điều không có nguồn gốc từ Thánh Kinh?
Đạo Công Giáo không tin chỉ Kinh Thánh (Sola Scriptura, nguyên tắc nền tảng của cải cách), nhưng còn tin vào tối thượng quyền của Kinh Thánh. Họ uống nguồn nước này mỗi ngày qua phụng vụ. Các người Tin Lành đọc Kinh Thánh theo lôgic: họ không tìm các giáo điều về Đức Mẹ rõ rệt trong các bài viết, và họ nghĩ các giáo điều này được sáng chế ra. Nhưng Ba Ngôi cũng không có dưới tên này, và họ tin! Đối với người Công Giáo, lời của Chúa được ghi trong truyền thống của Giáo hội.
Mục sư Louis Bouyer người Pháp, trở thành linh mục Công Giáo, năm 1955 đã viết đạo Tin Lành bị giam hãm giữa hai thái cực: chủ nghĩa phóng khoáng thần học và chủ nghĩa chính thống phúc âm. Ông nghĩ gì về điều này?
Một tóm tắt thật đúng. Chủ nghĩa phóng khoáng dẫn đến sự nhạt nhẽo của Kitô giáo. Còn về phúc âm hóa, nó là điều sống chết của đức tin chúng ta: sự gặp gỡ riêng với Chúa Giêsu, tầm quan trọng của Kinh Thánh và sứ mạng truyền giáo. Nhưng điều này không thể giữ trong lãnh vực cá nhân, đi ra ngoài các cơ cấu. Như thế sẽ trở thành chủ nghĩa duy tri. Sự từ chối gia nhập vào một Giáo hội có cơ cấu và có lịch sử giải thích cho sự phân mảnh của thế giới Tin Lành.
Người thân của ông đã phản ứng như thế nào về việc trở lại của ông?
Brigitta vợ tôi cùng đi với tôi trong tiến trình này. Vào đầu năm 2014, khi chúng tôi quyết định, chúng tôi đã báo cho nhóm điều hành Lời của sự sống. Tôi đã chuẩn bị cho sự kế nhiệm của tôi trong cương vị mục sư chính của Giáo hội vì tôi không muốn cộng đoàn không có người cầm đầu. Đa số các giáo hữu chấp nhận quyết định của tôi. Nhưng một thiểu số xem tôi như người «phản bội».
Ông đã gây ra các phản ứng nào ở Thụy Điển?
Đó là bom nguyên tử nổ! Sự trở lại của tôi được đăng lên trang đầu trong tất cả các nhật báo. Thế giới Tin Lành bị chấn động, họ xem tôi như người nổi tiếng. Dù vậy, những ai biết tôi đềuthấy rõ, tôi không từ chối đức tin của mình vào Chúa Giêsu Kitô, một đức tin trở nên sâu đậm hơn.
Ở Thụy Điển, người Công Giáo rất thiểu số và bị xem như một cộng đoàn của người di dân. Ông dự trù tương lai Công Giáo sẽ như thế nào?
Năm 1999, việc bổ nhiệm Giám mục Công Giáo Anders Arborelius ở Stockholm đã làm biến đổi các não trạng. Đây là lần đầu tiên kể từ Cải cách, đạo Công Giáo có được một gương mặt Thụy Điển, quốc gia, của một sự trở lại của chính Tin Lành. Hơn nữa, khi chấp nhận hôn nhân đồng tính mười năm sau, Giáo hội Thụy Điển đã gây sốc cho rất nhiều tín hữu luther chân thành. Tôi tin chắc, đạo Công Giáo, đạo của tổ tiên chúng tôi sẽ trở lại Thụy Điển. Tôi sẽ làm cho đến hết đời mình để thấy được chuyện này.
Ông mong chờ gì trong chuyến đi sắp tới vào tháng 10 của Đức Phanxicô đến Lund, theo lời mời của Giáo hội Thụy Điển?
Các người Tin Lành phóng khoáng nghĩ rằng Đức Phanxicô là đồng minh tiến bộ của họ, họ sẽ ngạc nhiên. Họ không có một ý nghĩ gì về người họ mời! Theo tôi, chuyến viếng thăm này rất có tính biểu tượng: năm 1989, tôi đã chống đối chuyến đi của Đức Gioan-Phaolô II đến Thụy Điển vì tôi muốn bảo vệ căn tính Tin Lành của chúng tôi. Năm nay, tôi sẽ ở trong đám đông đón Đức Giáo hoàng! Chúa làm những chuyện hoàn toàn mới.
Chọn lựa sự hợp nhất
Rõ ràng và đơn giản. Đó là những ý đến trong đầu tôi khi tôi đọc chứng từ của mục sư Ulf Ekman. Cùng với đồng hương Henrik Lindell của mình, ký giả của báo Đời Sống, ông nói về những năm sứ vụ, các lý do làm cho ông gõ cửa Giáo hội Công Giáo. Sinh trong một gia đình bình dân, muốn đi theo chủ nghĩa mác-xít, Ulf Ekman được sự hiện diện của Chúa thấm nhập. Trước hết là mục sư giáo phái luther, ông thành lập cộng đoàn Tin Lành ở Uppsala, sau này trở thành nhà thờ khổng lồ (megachurch) của Bắc Âu với hơn ba ngàn giáo dân mỗi chúa nhật.
Ekman thiết lập các cộng đoàn khác ngoài Thụy Điển và trở thành một gương mặt của giáo phái Tin Lành. Khi tìm cách để cổ động cho đơn vị hợp nhất của Kitô hữu, ông đã dần dần gần với đạo Công Giáo.
Là mục sư rao giảng cho đến cùng sứ mạng của mình, ngày 9 tháng 3-2014, ông đã lên tòa giảng để loan báo cho tín hữu việc trở lại của mình. Quyển sách cho độc giả thấy các vấn đề tế nhị của thế giới Tin Lành, cũng như bối cảnh tôn giáo của Thụy Điển. Quyển sách cũng nói đến có rất nhiều vụ trở lại đạo Công Giáo ở Thụy Điển, trong khi từ đó đến nay, Giáo hội Luther độc quyền ở Thụy Điển đang trên đà xuống dốc. Một bối cảnh lịch sử nhắc lại nước Anh vào cuối thế kỷ 19. Vào thời điểm đó, rất nhiều nhà trí thức và mục sư Anh giáo đã theo Giáo hội Công Giáo.
Tuy nhiên Ulf Ekman là người rao giảng chứ không phải thần học gia, nên độc giả sẽ không thấy các giải thích về giáo điều trong việc trở lại của ông. Nhưng chiều hướng mà các tác giả muốn viết một quyển sách có tính cách mô phạm và dễ đọc cho mọi người, thì chiều hướng này đã thành công.
Từ nhà thờ khổng lồ đến Giáo hội Công Giáo
Marta An Nguyễn chuyển dịch
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.