Tuesday, February 13, 2018

Mạng xã hội có khiến chúng ta căng thẳng?

https://baomai.blogspot.com/
Tôi không cho rằng mình là người đặc biệt căng thẳng. Tôi yêu thích công việc của mình, có một đời sống công sở từ 9 giờ sáng đến 5 giờ chiều và dành thời gian thức còn lại cố gắng tối đa để đi ra ngoài và thư giãn.

Tôi là một biên tập viên mạng xã hội. Điều này có nghĩa là tôi quản lý tài khoản trên các mạng xã hội và sản xuất nội dung đa phương diện để đăng lên.

Tôi lên mạng vào mọi lúc, đúng vậy, nhưng tôi không bao giờ cho rằng đó là điều bất thường hay áp lực; điều đó đi cùng với công việc của một nhà báo thời kỹ thuật số và dường như đó là sự phát triển tự nhiên đối với một người dành phần lớn thời gian trong tuổi trưởng thành để lên mạng.

https://baomai.blogspot.com/

Đó là cách tôi từng mô tả bản thân cho đến khi tôi dành một tuần lễ kiểm tra mức độ căng thẳng của mình và nhận thấy rằng nó thật sự rất cao.

Tôi đã dành một tháng qua để lãnh đạo dự án #LikeMinded - một dự án kéo dài một tháng của BBC Future trên mạng xã hội để tìm hiểu những tác động của nó đối với sức khỏe tâm lý của chúng ta, và nó đã khiến tôi phải đặt câu hỏi về mối quan hệ của mình với chiếc điện thoại thông minh.

Bật nó vào buổi sáng và giữ cho nó kết nối là một phần cố hữu của cuộc sống của tôi cũng giống như đồ ăn và quần áo vậy.

Liệu có khi nào thói quen này có liên hệ với lý do tại sao tôi cảm thấy áp lực như vậy?

Để tìm hiểu vấn đề, tôi để mình trở thành đối tượng thí nghiệm trong một tuần và tôi mô tả mức độ căng thẳng của mình cũng như thói quen sử dụng mạng xã hội với cả nhóm.

Tôi cũng đã thuyết phục được các biên tập viên mạng xã hội khác tham gia để hình dung được bức tranh tổng thể hơn về mối quan hệ của chúng ta với chiếc điện thoại, cả bên trong và bên ngoài công việc của chúng ta.

Điều quan trọng là nó giúp tôi so sánh bản thân mình với người khác - và đó có lẽ là điều khiến tôi bị sốc nhiều nhất.

Phép thử

https://baomai.blogspot.com/

Tôi sử dụng ba công cụ theo dõi khác nhau để tìm hiểu sự an lạc của bản thân và cách sử dụng mạng xã hội trong tuần: bao gồm Pip, Moment và Checky.

Pip là một thiết bị nhỏ dùng để đo lường mức độ căng thẳng thông qua đầu ngón tay - cái được gọi là phản ứng điện bề mặt. Moment là ứng dụng theo dõi bạn dành bao nhiêu thời gian cho điện thoại và Checky theo dõi bạn kiểm tra điện thoại bao nhiêu lần một ngày.

Một lưu ý quan trọng ở đây là thí nghiệm này không nhất thiết phải mang tính chất khoa học: vì một lẽ, chúng tôi không có sự kiểm soát và có rất ít người tham gia. 

Toàn bộ cuộc kiểm tra này là để đánh giá bản thân nhiều hơn và để tìm ra điều gì đó mới mẻ về bản thân chúng tôi.

https://baomai.blogspot.com/

Kết quả là tôi là người bị căng thẳng nhiều thứ hai. Tuần lễ mà tôi thực hiện kiểm tra này là một tuần tương đối bình thường về mặt công việc, do đó tôi không biết tại sao tôi ít bị căng thẳng vào thứ Ba và thứ Năm hơn là thứ Hai và thứ Tư.

Thứ Ba có lẽ là do cả nhóm có bữa ăn trưa chung. Tôi dành ngày thứ Bảy đi ra ngoài và dành Chủ nhật ở nhà và mặc dù là không làm việc, tôi vẫn cứ căng thẳng như những thời gian khác trong tuần.

Tôi đã học được ba bài học chính:

1. Không có hiệu ứng cuối tuần

Tôi đã từng ngây thơ cho rằng mức độ căng thẳng sẽ đi xuống vào cuối tuần nhưng điều đó không đúng đối với tôi. Các đồng nghiệp Dhruti và Elie của tôi cũng vậy. 

Trong khi đó, Eleanor, một đồng nghiệp khác, lại rất an nhiên - điều mà tôi cho rằng do các bài tập yoga mà cô ấy thực hành.

https://baomai.blogspot.com/

Một đồng nghiệp khác Mauro Galluzzo làm việc tại BBC Money cũng tham gia vào thí nghiệm nhưng là trong một giai đoạn khác - trong tuần lễ Giáng sinh, là thời gian mà ông ấy làm việc hàng ngày.

Mức độ căng thẳng của ông ấy duy trì như nhau trong suốt quá trình - điều mà tôi lấy làm lạ do Giáng sinh là khoảng thời gian thoải mái hơn. Tuy nhiên, ông ấy kiểm tra trang Facebook của BBC Money hàng ngày.

https://baomai.blogspot.com/
Nhiều biên tập viên mạng xã hội kiểm tra điện thoại khoảng 80 lần mỗi ngày

Kết quả của tôi vào những ngày cuối tuần có thể được giải thích là tôi dành nhiều thời gian rảnh rỗi nối mạng cũng nhiều như lúc tôi làm việc, kiểm tra hộp thư cá nhân, đăng bài lên các tài khoản mạng xã hội cá nhân và đọc lướt qua trang thông tin Facebook.

Vào Chủ nhật, tôi dành ít thời gian nhất trên điện thoại nhưng thay vào đó rất nhiều thời gian trên máy tính.

Vào thứ Bảy tôi dành thời gian trên điện thoại cũng nhiều như trong tuần ngay cả khi tôi đi ra ngoài cả ngày và cả buổi tối.

Như đã thấy, hoạt động mạng xã hội của tôi là một phần quan trọng trong thời gian rảnh rỗi cũng như trong lúc tôi làm việc.

https://baomai.blogspot.com/

Có hai khả năng xảy ra: hoặc là tôi lên mạng để thoát khỏi áp lực, hoặc là việc tôi lên mạng khiến tôi bị áp lực.

Nhiều nghiên cứu cho thấy sự căng thẳng là nguyên nhân gây ra rất nhiều vấn đề sức khỏe thể chất cũng như tinh thần.

Liệu tôi có thể làm nhiều hơn để xả bớt những căng thăng đầu óc vào dịp cuối tuần?

2. Tôi kiểm tra điện thoại quá nhiều

Eleanor kiểm tra điện thoại trung bình khoảng 70 lần một ngày. Điều khó tin là Dhruti chỉ nhìn vào điện thoại vào khoảng bảy hay tám lần một ngày; khả năng trả lời email nhanh chóng của cô ấy khiến tôi cho rằng thay vào đó cô ấy làm việc trên máy tính rất nhiều và tham dự nhiều cuộc họp gặp gỡ trực tiếp.

Nghiên cứu cũng cho thấy người trẻ kiểm tra điện thoại vào khoảng 85 lần một ngày. Do đó, mức của Eleanor là mức trung bình và kết quả tương tự ở Elie cũng vậy.

https://baomai.blogspot.com/

Trường hợp của tôi lại hoàn toàn khác. Vào thứ Bảy tôi vào điện thoại ở con số là 154 lần. Con số trung bình hàng ngày trong tuần làm việc của tôi là 129 lần và vào Chủ Nhật con số này tương đối không đáng kể là 76 lần. Nên nhớ rằng tôi vào điện thoại thường như vậy cũng đồng thời với việc tôi làm việc trên máy tính - trong tuần làm việc tôi vào máy tính ít nhất sáu giờ một ngày.

Tôi vào điện thoại và máy tính nhiều như thế một phần vì tôi nhận được rất nhiều tin báo. Điều hành chín tài khoản mạng xã hội trong công việc và cuộc sống cá nhân có nghĩa là tôi bị ngập đầu. Tôi nói chuyện với bạn bè qua Whatsapp và Facebook Messenger. Tôi thậm chí còn tưởng là tôi cảm thấy hay nghe thấy điện thoại rung nhưng thật ra thì không.

https://baomai.blogspot.com/

Tôi không lo lắng lắm về phát hiện này, vì tôi nhận ra rằng số lần vào điện thoại không tương ứng với thời gian tôi nhìn vào màn hình.

Việc tôi vào điện thoại liên tục là một dấu hiệu của thói quen hơn là một vấn đề tự thân nó.

Vào thứ Ba, tôi dành thời gian cho điện thoại nhiều nhất - 4 giờ 34 phút - nhưng chính là vào những ngày trong tuần tôi kiểm tra điện thoại ít lần nhất và tôi cũng cảm thấy ít căng thẳng hơn bình thường.

Thời gian đọc màn hình là một chuyện khác. Có lúc - Elie Gordon nhìn vào màn hình trong khoảng thời gian khủng là 6 giờ 11 phút mặc dù cô ấy vào điện thoại chỉ có 88 lần.

3. Tôi vào điện thoại để giải thoát

Tôi tự tin rằng phần nhiều thời gian tôi sử dụng mạng xã hội - nhất là vào dịp cuối tuần hay trước khi đi ngủ - tất cả chỉ là để giúp để quên đi những vấn đề và những ưu tư cá nhân.

https://baomai.blogspot.com/

Có lẽ điều này cũng có thể được xem là một phần của chứng nghiện công nghệ, nhưng tôi biết rằng không chỉ có tôi mới như vậy; khi tôi xem xét việc nghiện mạng xã hội thì tôi nhắc tới một nghiên cứu cho thấy việc sử dụng điện thoại thông minh giúp chúng ta cảm thấy hạnh phúc hơn ở một mức độ nào đó.

Tôi thích Twitter bởi vì nó giúp tôi cập nhật tin tức.

Tôi yêu Instagram để xem bạn bè tôi đang làm gì và để rèn luyện kỹ năng chụp ảnh.

Thật ra, việc tôi tìm thấy rất nhiều niềm vui trên chiếc điện thoại có lẽ là lý do khiến tôi thấy công việc của mình trọn vẹn.

Tôi nói chuyện với bà Maggy Van Eijk, Quản lý Mạng xã hội của BBC Three.

https://baomai.blogspot.com/
Maggy Van Eijk 

Maggy vừa xuất bản một cuốn sách về hành trình tìm kiếm hạnh phúc của bà ấy "trong một thế giới bao trùm bởi sự trầm cảm" và tôi hỏi bà ấy làm cách nào mà việc sử dụng mạng xã hội có thể hài hoà với sự an lạc trong tâm hồn.

"Tôi nghĩ rằng trang mạng xã hội của bạn là những gì do chính bạn tạo ra," bà giải thích. Bà ấy từng làm điều mà tất cả chúng ta vẫn làm: bị mắc vào cái bẫy so sánh trên Instagram, giấu mình trên trang thông tin về bạn gái cũ của bạn trai bà ấy. Kể từ đó, bà ấy đã biến trang mạng xã hội của mình thành một không gian an toàn với 'rất nhiều cách thu lượm thông tin quý như vàng' và nghĩ rằng 'nếu anh kéo trang xuống và cảm thấy mình buồn tủi và đáng thương thì anh phải cần làm điều gì đó'.

"Hãy theo dõi những người bạn hâm mộ nhưng đừng có ghen tỵ. Kể từ khi gia nhập vào cộng đồng tìm kiếm sự an lạc tôi đã tìm thấy rất nhiều tâm hồn giống như mình chứ không phải chỉ những người muốn khoe nhẫn đính hôn."

Mặc dù vậy, bà ấy cho rằng mình dành quá nhiều thời gian lên mạng và bà áp dụng kỷ luật với mình vào những lúc nghỉ nhưng lại khó thực hiện nó hàng ngày.

https://baomai.blogspot.com/

Nếu việc dùng mạng xã hội gây ra căng thẳng nhiều như vậy, thì có lẽ những người như tôi nên bắt đầu nghĩ về công việc của mình theo cái cách những người thử rượu chuyên nghiệp nhìn nhận công việc của họ.

Chúng ta đang mất rất nhiều thời gian lên mạng đến nỗi nó gây ra những vấn đề về sức khỏe tâm lý và thậm chí là gây nghiện.

Vậy thì tại sao tất cả những người thử rượu lại không bị nghiện rượu? Họ tìm được cân bằng giữa công việc và cuộc sống, họ có giới hạn và họ hiểu rằng đâu là giới hạn.




Sophia Smith

https://baomai.blogspot.com/

Cách giành quyền hay nhất: 'Nước Mỹ trên hết' ?
Đường dây đám cưới giả Việt Nam –Singapore
Tết thế nào cho phụ nữ đỡ vất vả?
Where is my VIETNAM?
50 năm từ Tết Mậu Thân đến Mậu Tuất
Nơi nào giữa châu Âu vẫn ăn thịt chó?
Người gieo hạt nhân!
Vì sao tôi từ chối vào Đảng Cộng Sản Việt Nam?
Baia, thành phố La Mã tội lỗi dưới đáy biển
Cuộc chiến giữa người và sư tử núi ở California
Tình báo KGB tiết lộ VC tiến hành thảm sát Huế
Selfie là sức mạnh mang tính xã hội?
Đi tìm chỗ trú ẩn bí mật
Chiêu ‘mua rễ hồ tiêu’ của thương lái Trung cộng t...
Bạn có muốn trở thành phi công?
Đức tin là ‘cốt lõi của tự do và đời sống người Mỹ...
Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?
Di dân hợp pháp hưởng phụ cấp chính phủ
Thế Vận hội Pyeongchang 'lạnh nhất' trong lịch s...
Trận đánh cuối cùng của một Kẻ Sĩ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.