Friday, February 9, 2018

Bạn có muốn trở thành phi công?

https://baomai.blogspot.com/

Sự thiếu hụt phi công trên toàn cầu khiến nhiều hãng hàng không và học viện đang phải mở chương trình đào tạo giá rẻ hoặc miễn phí, theo Reuters.

Lần đầu trong 15 năm, người sáng lập Học viện Epic Flight ở Florida, ông Danny Perna, không thể tìm đủ phi công Hoa Kỳ để mời làm giảng viên cho học viện.

Tiền thưởng 10.000 USD cũng không giúp được gì, ông nói.

Cuối cùng, học viện quyết định quảng cáo một chương trình hỗ trợ một phần kinh phí cho các khóa đào tạo phi công.

https://baomai.blogspot.com/

"Về cơ bản một khi chúng tôi bắt đầu tài trợ việc đào tạo thì nó sẽ bù đắp sự thiếu hụt của phi công ", ông nói với Reuters qua điện thoại từ Florida.

"Các phi công Hoa Kỳ mới được đào tạo phải dạy tại các trường học bay để đạt được số giờ cần thiết trước khi được vào làm việc tại một hãng hàng không."

"Vì vậy, đó không phải là sự thiếu hụt phi công, đó là sự thiếu hụt tài chính hoặc các khoản hỗ trợ, vì học viên không có khả năng trả kinh phí đào tạo."

Cạnh tranh ngày càng gia tăng trên toàn cầu vì thiếu phi công đã đẩy mức lương lên cao và khiến các hãng hàng không không thể hoạt động hết hiệu năng.

https://baomai.blogspot.com/

Các phi công nói chi phí cao để trả cho các chuyến bay huấn luyện, trên 70.000 USD, là lý do chính khiến học viên ghi danh giảm mạnh, đặc biệt tại Hoa Kỳ và Úc.

Nhiều ngân hàng đã tạm dừng các khoản vay cho đào tạo bay sau cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.

https://baomai.blogspot.com/

"Học viên bây giờ phải xem xét tiền sẽ đến từ đâu, từ khoản vay ngân hàng khổng lồ hay từ túi bố mẹ", ông Brian Strutton, Tổng thư ký Hiệp hội Phi công của British Airlines , bày tỏ lo ngại rằng sự chuyên nghiệp đã trở nên "không thể tiếp cận".

Vào tháng 6, công ty đào tạo CAE Inc dự báo rằng ngành hàng không thương mại toàn cầu cần thêm 255.000 phi công đến năm 2027 để duy trì tăng trưởng nhanh.

Nhưng họ cũng nói rằng hơn một nửa số phi công cần thiết vẫn chưa bắt đầu được đào tạo.

"Nhiều quốc gia đang có chương trình dạng này (như Hoa Kỳ). Họ đang thiếu hụt binh lính cho quân đội và nhân sự trong môi trường thương mại", Giám đốc điều hành Vietnam Airlines, Dương Trí Thành nói.

https://baomai.blogspot.com/
Phi công và tiếp viên Vietnam Airlines trên Airbus A350-900 XW ở Nội Bài


"Vấn đề mà chúng ta thấy, và đang đầu tư vào đó, là làm thế nào để giảm chi phí hoặc thời gian để có được một phi công có tài giỏi làm việc cho một hãng bay."

VN thiếu cả phi công và nơi đào tạo

Đến năm 2020, Việt Nam cần khoảng 2.680 phi công thương mại.

Theo số liệu năm 2016 của Cục Hàng không Việt Nam được báo Người Lao Động trích dẫn , Việt Nam cần thêm 1.320 phi công.

Cũng theo Cục Hàng không Việt Nam, mỗi năm Vietnam Airlines, Vietjet và Jetstar Pacific Airlines cần khoảng 200- 250 phi công.

"Bên cạnh đó, nhu cầu huấn luyện nâng hạng từ lái phụ lên lái chính, từ học viên phi công đào tạo cơ bản lên lái phụ đối với các loại máy bay đang khai thác cũng cần khoảng 170-200 lượt/năm".

https://baomai.blogspot.com/

Cục trưởng Cục Hàng không Việt Nam thời đó (2016), ông Lại Xuân Thanh, nói hàng không Việt Nam đang ở giai đoạn phát triển rất nhanh:

"Các hãng đều muốn thêm nhiều phi công trong khi chưa chuẩn bị dẫn đến tình trạng khủng hoảng thiếu nhân lực kỹ thuật cao như phi công, thợ máy…"

Giải pháp lúc đó là đẩy nhanh việc thiết lập cơ sở đào tạo phi công tại Việt Nam và củng cố các cơ sở đào tạo đã được Cục Hàng không Việt Nam chứng nhận.

Cũng theo Báo Người Lao Động, do thiếu hụt trầm trọng nên phi công ở Việt Nam bị ràng buộc bởi nhiều quy định khắt khe nhằm hạn chế tình trạng giành giật nhân sự cấp cao.

https://baomai.blogspot.com/
Phi công và nhân viên của một hãng hàng không Thổ Nhĩ Kỳ

Theo đó, các phi công được cử đi đào tạo theo ngân sách của nhà nước hoặc của các hãng hàng không thường khó 'nhảy việc' vì nếu làm vậy có thể phải bồi thường hàng tỷ đồng theo quy định của Bộ Giao thông Vận tải Việt Nam.

Vẫn theo báo Việt Nam, nước này còn thiếu nơi đào tạo phi công.

Tại hội thảo về đào tạo ngành hàng không lần 1 ở TPHCM hồi 2016, nhiều đại biểu cho rằng còn nhiều hạn chế trong đào tạo và huấn luyện phi công tại Việt Nam.

Cơ sở đào tạo thì thiếu thiết bị để thực hành, ngoài ra là thiếu sự gắn kết giữa cơ sở đào tạo với hãng hàng không để sử dụng lao động và tập bay thực tế.

Kinh nghiệm thực tế và khả năng cập nhật công nghệ mới của đội ngũ giảng viên cũng hạn chế.

https://baomai.blogspot.com/

Không chỉ kém về trình độ kỹ thuật, sinh viên ngành hàng không tại Việt Nam còn yếu tiếng Anh khiến các hãng hàng không không tha thiết với nguồn lao động nội địa.

Nhiều hãng tuyển sinh viên hàng không vào rồi lại phải bỏ tiền đào tạo lại, tốn kém hơn đào tạo một người mới.

Nhân sự trong lĩnh vực hàng không tại Việt Nam hiện chủ yếu là người nước ngoài. Có hãng hàng không thuê 90% phi công người nước ngoài.

Được trả tiền để được huấn luyện

https://baomai.blogspot.com/

Theo Reuters, Air France gần đây công bố kế hoạch khởi động cái gọi là chương trình "ab initio", trả tiền để đào tạo phi công, rồi thuê họ làm việc cho hãng.

Trong tháng 10, Cebu Pacific cho biết họ sẽ tài trợ cho 240 phi công nhiệt huyết.

Các phi công chỉ phải trả lại phí đào tạo sau này thông qua khấu trừ lương.

Trung tâm đào tạo Lufthansa nói đã giảm phí chương trình đào tạo kéo dài hai năm xuống từ 100.000 Euro xuống còn 80.000 Euro (98.080 đôla).

https://baomai.blogspot.com/

"Chúng tôi thấy sự phát triển của các chương trình tài trợ đào tạo hàng không."

"Theo đó sinh viên tốt nghiệp có định hướng công việc ngay từ ngày đầu tiên", theo một quan chức CAE Inc, ông Nick Leontidis.

https://baomai.blogspot.com/
Truyền thông VN cho hay nhiều hãng hàng không quốc gia Vietnam Airlines thiếu phi công và thiếu cả nơi đào tạo phi công

"Hiện có 80% học viên tốt nghiệp của chúng tôi được một hãng hàng không tài trợ, nơi họ được bảo đảm có việc ngay từ khi mới tham gia khóa đào tạo."

Một phát ngôn viên của Air France cho biết chương trình ab initio được hoạt động lần cuối cùng cách đây 9 năm.

Hãng này có kế hoạch có 100 học viên tham gia chương trình được tái triển khai vào năm 2022.

https://baomai.blogspot.com/

Các nhà sản xuất máy bay Boeing và Airbus cho biết họ cũng mở rộng phạm vi các sản phẩm và dịch vụ đào tạo bay để đáp ứng nhu cầu ngày càng tăng.

Boeing có hơn 80 chương trình mô phỏng bay đang vận hành trên toàn thế giới, trong khi Airbus đã tăng hơn gấp ba các trung tâm đào tạo bay trên toàn cầu trong 5 năm qua.

Airbus thậm chí đang tìm cách để tham gia vào 'cuộc chơi' ab initio, ông Laurent Martinez, giám đốc dịch vụ của hãng hàng không này cho biết.

Không có giải pháp ngắn hạn

Những nỗ lực này có vẻ không thể giải quyết vấn đề ngắn hạn.

Nhiều hãng hàng không đang cạnh tranh, ví dụ với những hãng hàng không giàu có của Trung cộng hiện đang ra sức thuê phi công để bành trướng các đội bay.

Các hãng hàng không Trung cộng tài trợ toàn bộ chi phí đào tạo cho phi công Trung cộng và ký kết hợp đồng dài hạn với họ, nhưng vẫn thiếu.

https://baomai.blogspot.com/

Ryanair trong tháng 9 đã hủy 20.000 chuyến bay do thiếu phi công dự bị do thay đổi các chính sách quản lý yếu kém trước đây.

Các hãng hàng không Australia cũng phải hủy bỏ nhiều chuyến bay do thiếu phi công.

https://baomai.blogspot.com/

Ngoài thay đổi cách tài trợ học bay, các học viện cũng nói cần suy nghĩ lại về chi phí đào tạo bay và chiến thuật tuyển dụng học viên.

https://baomai.blogspot.com/

Đức tin là ‘cốt lõi của tự do và đời sống người Mỹ...
Người Hàn Quốc cấm kỵ khoe cái tôi?
Di dân hợp pháp hưởng phụ cấp chính phủ
Thế Vận hội Pyeongchang 'lạnh nhất' trong lịch s...
Trận đánh cuối cùng của một Kẻ Sĩ
Một luật sư Quận Cam trở thành Linh Mục
Việt Khang _Anh Là Ngọn Lửa Thiêng!
Làm việc cùng chung văn phòng sẽ tổn hại trí nhớ?
Nhạc sĩ Việt Khang đã đến Phi Trường Los Angeles, ...
Dalida: Chuyện tình yêu ngày ấy...
Tên lửa Falcon Heavy phóng thành công
Chiếc thuyền nan Việt Nam trong cơn bão
Tướng William Westmoreland với chiến lược 'Tìm và ...
Tìm kiếm: Phước Lộc Thọ!
Vì sao phụ nữ khó làm thêm việc phụ kiếm sống?
Bằng cách nào để lưu danh muôn thuở?
Làm tướng mau giàu thật!
Bắt 27 lán buôn người Việt tại Pháp
Daniel Hauer, Gregory Salcido và…
Thân phận cô gái Việt 'bị lừa sang Trung cộng'

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.