Pages

Saturday, September 14, 2019

USS New York LPD-21 _ Chiến hạm đặc biệt nhất của Mỹ

image
USS New York _ Chiến hạm đặc biệt nhất của Mỹ và mối quan hệ với vụ khủng bố khiến gần 3.000 người chết.

USS New York có thể không phải là chiến hạm to lớn nhất, hiện đại nhất, nhưng lại là chiếc tàu đặc biệt nhất mà Hải quân Mỹ đang sở hữu.

BM
Tàu USS New York có mối liên hệ đặc biệt với thảm kịch 11-9-2001

Cứ vào mỗi buổi sáng, các thủy thủ trên chiến hạm USS New York lại dành thời gian cho một nghi thức đặc biệt, đó là tưởng niệm gần 3.000 nạn nhân đã thiệt mạng trong vụ khủng bố kinh hoàng xảy ra vào ngày 11-9-2001. Nghi thức này xuất phát từ chính nguồn gốc đặc biệt của con tàu mà họ đang phục vụ

BM
  
Chiếc tàu chiến này, dù không phải chiến hạm to lớn nhất, hiện đại nhất, nhưng lại là chiếc tàu đặc biệt nhất mà Hải quân Mỹ đang sở hữu. Bởi, hơn cả một cái tên, một phần của nó được làm từ chính sắt thép của Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh sập trong vụ khủng bố kinh hoàng nhất nước Mỹ

“Mỗi tàu chiến của Hải quân Mỹ đều có một phòng ghi danh hoặc phòng truyền thống riêng, nhưng với riêng chiến hạm này, bản thân nó đã là một bảo tàng chứng tích cho những gì đã xảy ra,” Trung tướng Ben Hodges, chỉ huy trưởng tàu USS New York, cho hay.

Một tấm thép được lấy từ tàn tích của Trung tâm Thương mại Thế giới được trưng bày ở ngay trên lối đi có nhiều người qua lại nhất, cùng với một chiếc mũ cứu hỏa được đặt trang nghiêm, Chúng như lời nhắc nhở đến các thủy thủ về những người đã xả thân đầu tiên ngay khi thảm kịch xảy ra.

BM
  
Tướng Hodges chia sẻ việc tưởng nhớ còn xuất hiện trong cả những nghi thức hàng ngày, khi vào mỗi buổi sáng, một cái tên bất kỳ trong số những nạn nhân thiệt mạng trong vụ khủng bố sẽ được chọn ra, và toàn bộ các thủy thủ sẽ dành một phút mặc niệm để tưởng nhớ đến họ. Vì thế, việc lãng quên sự kiện 11-9 ở đây dường như là một điều không thể.

BM
  
“Chúng tôi thường dành thời gian nói chuyện với toàn bộ các thủy mới đăng ký lên tàu, và giải thích với họ về tầm quan trọng của con tàu mà họ sẽ là một phần trong đó,” ông cho biết, “Khi đi vòng quanh con tàu, những hiện vật được trưng bày không thể không khiến bạn nhớ về lý do mình phục vụ tại đây.”

BM
Tấm biển ghi nhớ về sự kiện 11-9 được đặt ở ngay lối vào tàu USS New York

Tuy nhiên, dù các hiện vật có thể được nhìn thấy ở mọi ngóc ngách trên chiến hạm, hiện vật có ý nghĩa quan trọng nhất lại không bao giờ được nhìn thấy. Đó chính là phần mũi nằm dưới đáy của chiến hạm USS New York, bộ phận được rèn từ thép của một phần tòa tháp đôi bị đánh sập.

Phần sắt vụn này được tìm thấy tại một bãi phế liệu trên đảo Staten, và được xác định thuộc về tòa tháp phía nam Trung tâm Thương mại Thế giới. Nó được Bảo tàng Chiến công Hải quân – Không quân, thay mặt cho chính quyền thành phố New York, trao tặng cho hãng đóng tàu Northrop Grumman vào ngày Cựu binh năm 2002.

BM
  
Các kỹ sư Hải quân Mỹ xác định rằng việc sử dụng hàng trăm kg thép mới được khai quật để đóng thành mũi tàu là điều hoàn toàn khả thi. Họ sau đó đã nung chảy thanh thép vào ngày 9-9-2003 tại xưởng đúc và chế tạo máy ở thành phố Amite, bang Louisiana, nơi 7,5 tấn thép đã được chuyển hóa thành một phần dưới nước của chiến hạm USS New York như hiện nay.

BM
  
Kỹ sư Kevin Wensing hồi tưởng lại ngày mà các công nhân cùng đổ thanh sắt linh thiêng này vào trong lò đúc. Hồi đó, ông đang là cố vấn đặc biệt cho nguyên Thư ký Hải quân Gordon England.

Một đoàn quân nhạc đã được mời đến để cử hành nghi lễ, trong khi các chính trị gia cùng các công nhân nhà máy đều muốn mình là một phần của sự kiện này. Wensing chia sẻ đây là một trong những khoảnh khắc trọng đại nhất mà ông từng tham gia.

“Đây là một điều vừa thiêng liêng, vừa phần nào có ý nghĩa về đức tin, khi bạn đến xưởng đúc tại Amite vào lúc đó và nghĩ về tất cả những nạn nhân của vụ khủng bố 11-9,” ông kể lại.

BM
  
Wensing còn cho biết thời đó, các công nhân thường dành thời gian sờ tay vào thanh sắt vào mỗi ngày đi làm, vì “những người tham gia dự án đều biết rằng đây là một thứ rất đặc biệt,”

BM
Phần đáy mũi tàu USS New York được làm từ sắt thép của tòa Trung tâm Thương mại Thế giới bị đánh sập

Thư ký Hải quân còn có nhiệm vụ đặt tên cho những chiến hạm trong tương lai, nên một phần công việc của Wensing lúc đó là phải đọc qua hàng nghìn bức thư yêu cầu chọn ra một cái tên phù hợp.

Ông cho biết ý tưởng đặt tên con tàu là New York chỉ xảy đến vài ngày sau vụ khủng bố 11-9. Các tàu chiến USS Arlington và USS Somerset cũng được đặt tên theo địa điểm của Lầu Năm Góc bị đánh bom cùng thời điểm đó, và nơi hạ cánh của United 93, dự tính sẽ là chiếc máy bay thứ 3 đâm vào tòa nhà Trung tâm Thương mại Thế giới .

Tuy nhiên, dù việc đặt tên con tàu dựa trên những địa điểm bị tấn công là điều tương đối dễ dàng, việc chọn ra loại tàu hải quân cho những cái tên này lại vô cùng khó khăn.

BM
  
Thông thường, chỉ các loại tàu ngầm mới được đặt tên dựa theo những bang và thành phố của Mỹ, nhưng chúng lại khó có thể cho dân chùng lên tàu tham quan. Vì vậy, để 3 cái tên New York, Somerset và Arlington liên tục được nhắc đến, thì chúng bắt buộc phải được đặt cho những tàu chiến trên mặt nước.

Ngoài ra, còn một lý do cụ thể khác giải thích tại sao cả 3 chiến hạm này đều là loại tàu đổ bộ thuộc lớp San Antonio. Theo ông Wensing, vị Thư ký Hải quân khi đó mong muốn cả 3 đều có thể được sử dụng bởi cả lính hải quân lẫn lính thủy quân lục chiến. 

BM
USS New York thường mở cửa cho du khách tham quan, nhưng đóng cửa vào đúng ngày 11-9

Mặc dù tàu USS New York thường xuyên đón tiếp các lượt tham quan từ người dân, nhưng theo tướng Hodges, chiến hạm sẽ không mở cửa cho công chúng vào các ngày tưởng niệm 11-9.

BM
  
Tuy vậy, ông cho biết con tàu có một câu khẩu hiệu mà ai cũng phải khắc cốt ghi tâm: “Sức mạnh được tôi luyện qua sự hy sinh. Đừng bao giờ quên.”



Việt Anh - Task & Purpose

BM

10 loài động vật chỉ có thể tìm thấy ở Châu Phi
Đại Tướng Joseph F. Dunford Jr nói gì về Trung cộng và Biển Đông
Giảm cân sau tuổi 40
Chuẩn bị ‘tình huống xấu nhất’, nhưng sẽ đánh chác ra sao?
Không có gen nào liên quan đến đồng tính
Bánh baguette tuyệt vời của Pháp
Khu trục hạm Mỹ lại vào gần đảo tranh chấp ở quần đảo Trường Sa
Luật lệ sẽ sụp đổ ở nơi khác do Trung cộng phá luật ở Biển Đông
Khác biệt giữa món ăn Việt và Tàu chệt
Tội ác man rợ của nhà tù Trung cộng
Vinh Quang Cho Bạn, Hồng Kông _ Glory be to thee, Hong Kong
Phạm Đoan Trang đấu tranh bằng ngòi bút
Google Maps tìm thấy xe hơi của người mất tích hơn 20 năm
6 nguy cơ gây hại cho trẻ mà bố mẹ không nhận ra
Thư ngỏ gửi đến cảnh sát tiền tuyến Hồng Kông
Người Bắc nghĩ gì về người miền Nam?
Mắt mổ như mù
Nhà báo Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019
Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam & Hoa Kỳ – Trung cộng
Các công ty Mỹ đang hủy bỏ đầu tư vào TC với tốc độ nhanh hơn

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.