• Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải cho biết cuộc thăm dò hội viên mới nhất cho thấy nhiều doanh nghiệp Hoa Kỳ ở Trung Cộng đang bị tổn thương bởi tăng thuế, khiến họ phải rời khỏi đất nước châu Á này nhanh hơn.
• Các công ty của Hoa Kỳ ở đại lục cho biết những hạn chế trong việc giao dịch với thị trường địa phương cũng khiến họ gặp nhiều khó khăn trong việc thực hiện công việc kinh doanh.
• Nghiên cứu của AmCham, được thực hiện với sự hợp tác của PwC, đã thăm dò 333 công ty Mỹ về môi trường kinh doanh tại Trung Cộng.
***
Một số công ty Mỹ đang tăng tốc độ di chuyển ra khỏi Trung Cộng khi thuế ngày càng tăng tiếp tục gây tổn hại cho doanh nghiệp của họ. Đó là theo một cuộc khảo sát do Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải công bố hôm thứ Tư.
Hơn một phần tư - hay 26,5% - cho biết trong năm vừa qua, họ đã chuyển hướng đầu tư dự kiến ban đầu từ Trung Cộng sang các khu vực khác. Đó là mức tăng 6.9% so với năm ngoái, báo cáo của AmCham cho biết; các ngành công nghệ, phần cứng, phần mềm và dịch vụ đã có mức thay đổi nhanh nhất về sự thay đồi này.
Nghiên cứu, được thực hiện với sự hợp tác của PwC, đã khảo sát 333 hội viên của Phòng Thương mại Hoa Kỳ tại Thượng Hải, được thăm dò từ ngày 27 tháng 6 đến ngày 25 tháng 7 - trong giai đoạn Tổng thống Hoa Kỳ Donald Trump và Chủ tịch Trung Cộng Tập Cận Bình đồng ý nối lại cuộc đàm phán thương mại và trước khi leo thang tăng thuế mới nhất.
Các công ty của Hoa Kỳ ở TC cũng cho biết những hạn chế trong việc giao dịch thị trường địa phương đã gặp khó khăn trong việc thực hiện công việc kinh doanh, báo cáo cho biết.
Khi được hỏi về các diễn tiến tốt nhất có thể có trong các cuộc đàm phán thương mại đang diễn ra, hơn 40% cho biết sự giao dịch nhiều hơn vào thị trường nội địa sẽ là kết quả quan trọng nhất giúp doanh nghiệp của họ thành công. Tiếp theo đó là hơn 28% xếp hạng bảo vệ sở hữu trí tuệ cũng được cải thiện.
Kết quả được mong đợi thứ ba của các cuộc đàm phán thương mại là "tăng mua hàng hóa của Hoa Kỳ" ở mức 14.3%. Điều đó trái ngược với những nỗ lực mới nhất của chính quyền Trump nhằm gây sức ép buộc Trung Cộng mua nhiều sản phẩm của Mỹ, đặc biệt là lãnh vực nông nghiệp.
Không được giao dịch thị trường
Một trong những khiếu nại lâu nay của các công ty Hoa Kỳ về hoạt động tại Trung Cộng là nhiều lãnh vực bị hạn chế đối với các doanh nghiệp nước ngoài. Trong các lãnh vực dễ dàng thì rất khó cạnh tranh với các doanh nghiệp nhà nước hoặc các công ty tư nhân được hưởng lợi từ các ưu tiên hoặc luật lệ địa phương, họ nói.
Các cáo buộc buộc phải chuyển giao công nghệ quan trọng cho các đối tác Trung Cộng và thiếu bảo vệ sở hữu trí tuệ chỉ là một số thách thức mà các doanh nghiệp Hoa Kỳ đưa ra để được hoạt động tại Trung Cộng.
Cuộc khảo sát mới nhất của AmCham cho thấy việc giao dịch thị trường địa phương vẫn là một trong những vấn đề chính mà các công ty gặp phải, với hơn một nửa thăm dò được hỏi - hay 56,4% - nói rằng việc xin giấy phép hành nghề là không dễ dàng.
Theo ngành công nghiệp, ngành phổ thông nhất là giao dịch thị trường được cải thiện là ngành ngân hàng, tài chính, và bảo hiểm. 81% thăm dò đã trả lời trong lãnh vực tìm kiếm môi trường kinh doanh tốt hơn tương phản với thông báo của Bắc Kinh trong 18 tháng qua rằng họ sẽ nới lỏng các quy tắc sở hữu nước ngoài trong lãnh vực tài chính. Một số biện pháp bao gồm cho phép nhiều nước ngoài có thề làm chủ cổ phần của một liên doanh chứng khoán địa phương và tăng sở hữu nước ngoài đối với cổ phiếu địa phương.
Tuy nhiên, những người tham gia khảo sát đã ghi nhận sự cải thiện tổng quát trong gần như tất cả các vấn đề quan tâm - bao gồm bảo vệ sở hữu trí tuệ và chuyển giao công nghệ bắt buộc. Tỷ lệ các doanh nghiệp cho biết chính phủ Trung Cộng đối xử bình đẳng với các công ty nước ngoài và trong nước cũng tăng từ 34% lên 40% trong cuộc khảo sát mới nhất.
Thuế quan làm tổn thương các công ty Mỹ
Theo một báo cáo tháng 8 từ công ty nghiên cứu Gavekal Dragonomics, sự hiện diện kinh doanh của Hoa Kỳ tại Trung Cộng vẫn mạnh mẽ, với các công ty Mỹ và các chi nhánh của họ đã kiếm được hơn 450 tỷ đô la tại quốc gia châu Á này. Phân tích cũng đưa ra rằng con số bán hàng cao gấp đôi giá trị xuất cảng hàng hóa và dịch vụ của Hoa Kỳ sang Trung Cộng.
Nhưng thuế quan trả đũa từ cả hai phía cũng đang ảnh hưởng đến doanh thu và khiến một số công ty Mỹ thay đổi chiến lược Trung Cộng, cuộc khảo sát của AmCham cho thấy.
Nếu Washington áp dụng tất cả các lãnh vực như đã đe dọa, về căn bản, tất cả hàng hóa Trung Cộng xuất cảng sang Hoa Kỳ sẽ bị đánh thuế vào cuối năm nay. Để đối phó với các áp lực ngày càng tăng của Mỹ, Bắc Kinh đã chống trả, đánh thuế những hàng xuất cảng của Hoa Kỳ sang Trung Cộng.
Chỉ hơn một nửa số người tham gia khảo sát cho biết số lượng bán đã giảm do thuế gia tăng. Một phần ba cho biết sự sụt giảm từ 1% đến 10% doanh thu cho các lãnh vực cao hơn.
Lợi nhuận chung không giảm trong năm 2018, báo cáo cho biết. Nhưng nhiều người được hỏi cho biết doanh thu và tỷ lệ lợi nhuận đã giảm trong năm ngoái, đặc biệt là so với các hoạt động ở các quốc gia khác. Mức độ bi quan gia tăng từ 14% lên khoảng 21% - và họ cảm thấy ít lạc quan hơn về triển vọng của năm 2019 một phần do nền kinh tế trong lục điạ TC chậm lại.
Điểm sáng vẫn còn ở Trung cộng
Tuy nhiên, cuộc khảo sát đã nhận thấy có một số lãnh vực lạc quan ở Trung Cộng. Các ngành dược phẩm, dụng cụ y tế và khoa học đời sống được xếp hạng trong số các ngành có báo cáo tăng trưởng doanh thu trong năm ngoái. Lãnh vực đó cũng đứng thứ hai trong số những kỹ nghệ lạc quan nhất trong năm 2019.
Báo cáo của AmCham cho biết triển vọng rõ ràng là "có thể là do những thay đổi chính sách của chính phủ, bao gồm cả việc phê duyệt thuốc nước ngoài được tăng cao".
Hơn 2/3 các công ty trong lãnh vực thực phẩm và nông nghiệp đã có những dự tính tăng đầu tư vào năm 2019. Các công ty bán lẻ và tiêu dùng cũng có ý định đầu tư nhiều hơn vào Trung Cộng, đặc biệt là ở các thành phố nhỏ nơi vẫn nhìn thấy cơ hội tăng trưởng nhiều.
Tuy nhiên, các công ty cũng đã sẵn sàng cho một cuộc chiến thương mại Mỹ-Trung. Trong số này, 35% căng thẳng thương mại sẽ tiếp tục từ 1 đến 3 năm nữa, trong khi gần 13% cho rằng sự căng thẳng này sẽ tiếp tục từ 3 đến 6 năm. Tuy nhiên, khoảng 17% thậm chí còn bi quan hơn, và dự đoán rằng xung đột thương mại sẽ kéo dài vô tận.
Báo cáo cho biết thêm: "Tuy nhiên, không có dấu hiệu của thỏa thuận thương mại, năm 2019 sẽ là một năm khó khăn; và nếu không có thỏa thuận thương mại, năm 2020 có thể sẽ tồi tệ hơn."
Evelyn Cheng, CNBC
Luong Nguyen, Florida dịch
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.