Friday, September 13, 2019

Khác biệt giữa món ăn Việt và Tàu chệt

BM  

Khi còn làm việc ở Paris, vào dịp tết Nguyên Đán tôi hay rủ mấy người bạn Pháp trong CLB quần vợt đi ăn nhà hàng ở quận 13, nơi có nhiều quán ăn Việt Nam, Trung cộng, Thái Lan...

Lần nào cũng có người hỏi món ăn Việt Nam và Trung cộng khác nhau thế nào, hoặc có người còn bảo món ăn của ta và của người Tầu cũng same same, cũng thế ấy mà.

Tôi không giỏi chuyện bếp núc, chỉ ở trình độ tráng trứng, luộc rau..nên không biết nói gì, chỉ trả lời qua loa cho xong thôi.

BM
  
Cách đây khá lâu rồi, có buổi biểu diễn của nữ nghệ sĩ múa đến từ Hà Nội, Giáo Sư Trần Văn Khê dẫn chương trình, hôm đó tôi chỉ đi coi múa nhưng vì người phụ trách ánh sáng bị kẹt xe đến muộn nên tôi được nhờ thay thế, công việc cũng đơn giản, chỉ điều khiển trên bàn phím những nút đèn xanh, đỏ, tím, vàng... theo kịch bản.

Vì thế sau buổi biểu diễn tôi được Giáo Sư mời đi ăn ở một nhà hàng Việt Nam cùng với đoàn nghệ sĩ.

Biết Giáo sư Trần Văn Khê là người có kiến thức uyên bác, trong lúc chờ nhà hàng dọn món ăn, tôi đã hỏi ông về sự khác nhau giữa các món ăn Việt Nam và các món ăn Trung cộng. Ông vui vẻ, hào hứng trả lời. Ông nói có rất nhiều đặc điểm khác nhau:

BM
  
- Khác nhau về nước chấm: Nước chấm của người Việt chủ yếu làm từ cá, tôm, tép... nên ta dùng nước mắm, mắm tôm, mắm tép... Nước chấm của người Trung cộng chủ yếu làm từ các loại hạt đậu... nên họ dùng nước tương, xì-dầu...

- Khác nhau về dùng tinh bột: Người Việt dùng gạo và các sản phẩm làm từ gạo, chúng ta nấu cơm, làm bún, làm bánh tráng, bánh phở, bánh đa... vì thế ta có nhiều món ăn như: phở, bún riêu, bún thang, bún chả, bún ốc, nem... và ta có bánh chưng, bánh tét, bánh dày, bánh giò... Người Trung cộng dùng mì và các sản phẩm làm từ bột mì nên họ có các món ăn như: mì sủi cảo, mì vằn thắn... và họ có bánh bao, bánh quẩy, bánh hấp...

BM
  
- Khác nhau về cách chế biến các loại thịt, cá: Người Việt rất hay ăn thịt luộc: gà luộc, vịt luộc, lợn luộc, thậm chí có món thịt trâu luộc chấm tương gừng rất ngon... Muốn để lâu, ăn dần thì làm giò, chả, hoặc kho đông... Với cá thì thường nấu canh, kho, chiên... Người Trung cộng thì hay quay thịt: vịt quay, heo quay, gà quay... Muốn để lâu ăn dần thì làm lạp xưởng, xá xíu... và với cá thì họ thường làm các món hấp.

BM
  
- Khác nhau trong việc ăn rau: người Việt rất thích ăn rau sống hoặc rau luộc, nấu canh... còn người Tầu thì thường xào rau với rất nhiều dầu, mỡ hoặc hấp rau rồi rưới dầu hào lên trên...

BM
  
- Một nét khác nhau nữa là đồ ăn Việt thường cố gắng giữ nguyên vị nguyên chất của vật liệu thông qua chế biến đơn giản, thì món ăn Tàu thường cầu kỳ với rất nhiều gia vị làm thay đổi hẳn mùi vị món ăn.    
BM

  
Với chỉ vài phút nên ông không thể phân tích cặn kẽ các món ăn Việt Nam và Trung cộng, nhưng chúng tôi vẫn cảm thấy rất bổ ích, thấy được sự khác biệt và học được cách nhìn nhận, cách đánh giá một vấn đề.



Ba Cong

BM

Tội ác man rợ của nhà tù Trung cộng
Vinh Quang Cho Bạn, Hồng Kông _ Glory be to thee, Hong Kong
Phạm Đoan Trang đấu tranh bằng ngòi bút
Google Maps tìm thấy xe hơi của người mất tích hơn 20 năm
6 nguy cơ gây hại cho trẻ mà bố mẹ không nhận ra
Thư ngỏ gửi đến cảnh sát tiền tuyến Hồng Kông
Người Bắc nghĩ gì về người miền Nam?
Mắt mổ như mù
Nhà báo Phạm Đoan Trang được giải Tự do Báo chí 2019
Bãi Tư Chính trong tam giác Việt Nam & Hoa Kỳ – Trung cộng
Các công ty Mỹ đang hủy bỏ đầu tư vào TC với tốc độ nhanh hơn
Vì sao ký hiệu bàn tay hình chữ 'OK' lại khiến giới chức TC lo lắng?
Hong Kong _ Từ đường phố lan tới học đường
Việt Nam chống chọi với dịch tả heo châu Phi
R.I.P: ông Nguyễn Cần nhà báo Lữ Giang hoặc Tú Gàn
Đảng thân Putin thua 1/3 ghế tại Moscow
Vì sao vận mệnh đất nước nằm trong tay một nhóm người
Trào lưu tàn nhẫn từ Trung cộng đã đến Việt Nam
Mỹ truy tố giáo sư Trung cộng nhằm vào Huawei
Việt Nam trong số 10 nước kiểm duyệt truyền thông gắt gao nhất thế giới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.