Pages

Friday, September 9, 2022

Hỗn loạn và cơ hội để lựa chọn

 BM

Họ chờ đợi xã hội của mình phát triển, trưởng thành, già đi, rồi sụp đổ. Một số xã hội sụp đổ trong thời kỳ tương đối non trẻ của mình do sự quản lý yếu kém, các mối đe dọa không thể địch nổi, hay các nguyên nhân khác. Một số kéo dài đến tuổi già xơ cứng.

 

Do nhiều xã hội trên toàn thế giới đều tiến triển đến cuối của chu kỳ tự nhiên, nên giờ đây có một cơ hội tuyệt vời để xem xét lại những gì chúng ta đang có và những gì chúng ta có thể đạt được với một sự cân nhắc.

 

Dường như không ai có thể xác định chính xác nguồn gốc của khái niệm rằng chính phủ tốt nhất là chính phủ cai quản ít nhất. Đặc điểm này được chấp nhận rộng rãi như một khái niệm, phần lớn là không chính thức, bởi vì có ít ví dụ về các xã hội thành công và có sức mạnh mà thực sự có rất ít hoặc không có cấu trúc chính phủ.


BM


Các ví dụ về tình huống ngược lại minh chứng cho quy luật này: các xã hội có chính phủ can thiệp và ảnh hưởng sâu rộng thường hoạt động kém hiệu quả về các chỉ số kinh tế và xã hội. Khi sự thống trị của nhà nước tăng lên, thì hiệu quả kinh tế giảm, quyền tự do cá nhân bị hạn chế, và sức mạnh chiến lược sẽ suy giảm.

 

Chúng ta thấy các ví dụ lặp đi lặp lại về các xã hội trải qua sự suy giảm về tăng trưởng hoặc hiệu suất kinh tế như thế nào, trong phản ứng trực tiếp với sự gia tăng của việc áp đặt các mức kiểm soát lớn hơn từ phía chính phủ và sự thống trị của nhà nước đối với nền kinh tế và xã hội của mình. Hoa Kỳ là một minh chứng rõ rệt về điều này. Năm 1865, nổi lên từ một cuộc nội chiến có sức tàn phá lớn (hậu quả của cuộc chiến vẫn chưa được giải quyết hoàn toàn), và với ít nhất 620,000 người thiệt mạng do nguyên nhân trực tiếp là chiến tranh, Hoa Kỳ bắt tay vào một cuộc tái sinh kinh tế với rất ít quy định từ chính phủ.


BM


Vào đầu thế kỷ 20, Hoa Kỳ đã trở thành nền kinh tế lớn nhất thế giới, phần lớn là nhờ sự nổi lên một cách có hệ thống của các ông trùm công nghiệp thành công thời hậu chiến và các nhà tài phiệt.

 

Tăng trưởng kinh tế Hoa Kỳ sau đó đã bắt đầu giảm xuống mức tầm thường, tỷ lệ thuận trực tiếp với việc áp đặt các quy định và sự gia tăng trong khu vực do người đóng thuế tài trợ. Mô hình tương tự đã được lặp lại ở những nơi khác trên thế giới.

 

Tăng trưởng kinh tế và quyền tự do cá nhân — những đối tác không thể thiếu — hầu như chỉ diễn ra ở các xã hội trước khi có sự áp đặt các quy định của chính phủ và, như thể để nhấn mạnh khái niệm này, chỉ xuất hiện lại khi chính phủ đôi khi rút lại các quy định (trong đó có các loại thuế).


BM


Tuy nhiên, nói chung, chính phủ không tự rút lui khỏi sự tăng trưởng quy mô và vị trí của chính mình trong nền kinh tế, và sự thống trị này chỉ có thể xảy ra dưới cái giá phải trả từ người nộp thuế.

 

Các chính phủ sẽ không bao giờ sẵn sàng trả lại bất kỳ mức độ quyền lực nào cho cá nhân cũng như giảm bớt gánh nặng của họ lên người đóng thuế trừ khi cử tri từ chối các chính trị gia có mức thuế cao tại hòm bỏ phiếu.

 

Giờ đây, viễn cảnh này được coi là một mô thức mà các chính phủ — để tài trợ cho sự phát triển về số lượng, quyền lực, và sự phân chia “quyền lợi” — đến một lúc nào đó phải làm cạn kiệt nguồn lực của người đóng thuế và phải đi vay. Và một khi việc vay nợ đã bắt đầu, thì việc thay đổi, sử dụng các nguồn vốn từ thu thuế để trả nợ sẽ làm giảm khả năng của chính phủ trong việc phân phối quyền lợi: hối lộ cử tri. Vì vậy càng phải đi vay nhiều hơn.


BM


Sau đó, chính phủ trở thành một chương trình Ponzi — một trò gian lận trong đó các nhà đầu tư ban đầu được các nhà đầu tư tương lai hoàn trả hơn là thông qua việc tạo ra của cải thực tế — chỉ được duy trì bằng khả năng in tiền của chính phủ để trả cho những khoản chi tiêu thâm hụt của họ. Nhưng cung tiền tăng lên tạo ra lạm phát và mất uy tín cũng như niềm tin vào tiền tệ.


BM

Đối với các nền kinh tế nhỏ hơn, tình huống này dẫn đến sự kết thúc trong ngắn hạn. Đối với các nền kinh tế lớn hơn với nhiều loại tiền tệ có thể giao dịch hơn, thì tình huống này đơn thuần là dẫn đến kết thúc vào một ngày xa hơn. Nhưng nền kinh tế càng lớn thì sự kết thúc càng đột ngột và dữ dội hơn.

 

Các quốc gia như Argentina, Nam Phi, và  Trung Cộng đã đang loạng choạng trên rìa của một bờ vực như vậy. Nigeria và Ai Cập có thể cách đó không xa, cùng với Thổ Nhĩ Kỳ. Hoa Kỳ tiếp tục được bảo vệ vì Hoa Kỳ sở hữu và in được loại tiền tệ giao dịch phổ biến nhất trên thế giới. Tuy nhiên, sẽ đến một lúc — [xu hướng này] đang bắt đầu lại rồi — khi thương mại trở lại trạng thái song phương hơn và các cơ chế khác, bao gồm cả giao dịch hàng đổi hàng trực tiếp và giao dịch có yếu tố hàng đổi hàng nói chung. Đồng USD và đồng euro sẽ trở nên dễ bị tổn thương. Đức, pháo đài của đồng euro, cũng đang bước tới bờ vực.


image


Nhưng nợ có thể biến mất đối với các quốc gia cũng như đối với các cá nhân và tập đoàn. Ví dụ, lạm phát có thể làm giảm ý nghĩa giá trị của khoản nợ. Và có những hình thức phá sản dành cho các quốc gia nếu họ không thể giải quyết vấn đề của mình bằng cách nâng cao hiệu quả của chính phủ và kích thích nền kinh tế bằng cách giảm can thiệp và chi phối kinh tế. Hình thức phá sản quốc gia khả thi nhất đạt được thông qua sự sụp đổ của quốc gia.

 

Vùng địa lý và con người vẫn còn, nhưng chính phủ ấy đã biến mất vào lịch sử và, cùng với nó là món nợ liên quan. Phần lớn [nợ] bị mất với sự thoái thác nợ quốc gia, thông qua sự sụp đổ của một quốc gia-chính phủ. Đối với Rome, vào cuối thời kỳ Đế chế, nó có nghĩa là một cuộc rút lui vào Thời kỳ Đen tối mà từ đó Ý, quốc gia kế vị, chưa bao giờ hồi phục. Đảng Cộng sản Trung Quốc (ĐCSTC) tuyên bố là người kế thừa hợp pháp của vương quốc Trung Hoa, nhưng họ không phải là vậy. ĐCSTC đã thoái thác món nợ của vương quốc Trung Hoa.  Trung Cộng đã cố gắng trả khoản nợ của vương quốc này cho đến khi những người cộng sản chiếm đoạt  Trung Cộng đại lục vào năm 1949 — nhưng người dân  Trung Cộng không ủng hộ đồng tiền cũng như uy tín của ĐCSTC, do đó tạo cho ĐCSTC một cấu trúc không ổn định.


BM


Vậy nên, các xã hội xác định cách quản trị của chính mình như thế nào sẽ là chìa khóa cho tính hợp pháp và khả năng lựa chọn rủi ro cũng như tăng trưởng mà các xã hội này sẵn sàng chấp nhận. Các chính phủ tự ly khai khỏi người dân bị quản trị có xu hướng đặt ra những gánh nặng lớn hơn cho xã hội của họ, đẩy nhanh đến sự sụp đổ cuối cùng.

 

 

 

Gregory Copley  _  Vân Du

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.