Pages

Sunday, September 15, 2013

Nước ngầm ở Hà Nội ‘nhiễm thạch tín’

image
Độc chất thạch tín (arsenic) đã thâm nhập vào tầng nước ngầm vốn được sử dụng làm nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho người dân ở thủ đô Hà Nội của Việt Nam, hãng tin Pháp AFP dẫn một nghiên cứu của các nhà khoa học cho biết.
Nguyên nhân của tình trạng này là việc khai thác nước ngầm quá mức.
Tuy nhiên, Hà Nội vẫn còn rất nhiều thời gian để xử lý vấn đề vì mọi việc đang diễn rất chậm, cũng theo các nhà khoa học.

Khai thác quá mức
image
Không chỉ nước ngầm mà nước mặt ở Hà Nội cũng bị ô nhiễm
Trong nghiên cứu được đăng tải trên Nature, tuần báo khoa học quốc tế, các nhà khoa học đã tiến hành hàng loạt các xét nghiệm xung quanh làng Vạn Phúc nằm sát sông Hồng cách Hà Nội khoảng 10 cây số.
Các nhà thủy học muốn tìm hiểu tại sao nồng độ thạch tín ở đây, vốn đo từ nước lấy từ các giếng nhà ở độ sâu khoảng 40 mét, tại sao lại cao như vậy.

image
Tại các hộ dân ở phía Tây làng, các giếng nhà có nồng độ thạch tín chưa đến 10 microgram (1 microgram tương đương một phần triệu gram) trong một lít nước – tức là thấp hơn nhiều so với ngưỡng cho phép của Tổ chức Y tế Thế giới.
Nhưng ở phía Đông làng, nồng độ thạch tín cao hơn từ 10 đến 50 lần.
Theo các nhà khoa học thì ở làng Vạn Phúc có hai tầng ngậm nước: một tầng là đất có từ khoảng 5.000 năm trước có độ nhiễm thạch tín cao nằm đè lên một tầng an toàn vốn có độ tuổi lên đến 12.000 năm.

image
Khi nước ở tầng an toàn này bị khai thác quá mức để đáp ứng nhu cầu sử dụng nước tăng cao của người dân Hà Nội đã làm cho mực nước ở tầng này giảm đi nhanh chóng.
Hậu quả là, nước từ tầng nhiễm thạch tín và từ sông Hồng gần đó đã chảy vào tầng ít có thạch tín.
Sử dụng các biện pháp xác định niên đại, các nhà khoa học đã phát hiện ra rằng trong vòng từ 40 đến 60 năm qua, nước từ tầng nhiễm thạch tín đã lan xa thêm 2.000 mét vào các khu vực khác.
Tuy nhiên, nước nhiễm thạch tín xâm nhập vào tầng nước an toàn diễn ra ở tốc độ chậm hơn từ 16 đến 20 lần.

‘Không lan nhanh’
Cho đến nay, nước nhiễm độc chỉ mới thâm nhập được khoảng 120 mét vào tầng nước không nhiễm độc.
“Nó không lan nhanh như chúng ta sợ,” ông Alexander van Geen, giáo sư hóa địa tại Đại học ColumbiaNew York, nói với AFP.
image
Tuy nhiên, các nhà khoa học cũng nói rằng việc này không đặt ra nguy cơ về sức khỏe cho người dân Hà Nội bởi vì nước ngầm đã được xử lý trước khi đến các hộ gia đình. Trong khi đó, chính quyền thành phố có nhiều năm thậm chí nhiều chục năm để xử lý vấn đề.

image
Mối lo lớn hơn là những hộ dân sử dụng nước được lấy trực tiếp từ các giếng nhiễm độc.

Bà Phạm Thị Kim Trang từ Trung tâm Công nghệ môi trường và Phát triển bền vững của Đại học Quốc gia Hà Nội đồng thời là một nhà khoa học tham gia vào công trình nghiên cứu này cho biết hiện đã có những chương trình đào giếng sâu hơn cho dân làng Vạn Phúc cũng như lắp đặt một cơ sở xử lý nước ở đây.

Thạch tín đe dọa nguồn nước ngầm Hà Nội

image

Kết quả một cuộc nghiên cứu khoa học mới đây cho biết tầng nước ngầm, hiện là nguồn cung cấp nước sinh hoạt cho thủ đô Hà Nội của Việt Nam, đang bị ngấm thạch tín.

Bản tin của tờ The New York Times nói rằng cuộc nghiên cứu do các nhà khoa học Việt Nam phối hợp thực hiện với các nhà nghiên cứu của Ðại học Columbia và một số nơi khác.

Kết quả cuộc nghiên cứu được đăng trên tập san khoa học Nature là tài liệu khoa học đầu tiên cho thấy nguồn nước ngầm sạch trước đó nay đã bị nhiễm thạch tín.

Trầm tích thạch tín bị rửa trôi từ rặng Hy Mã Lạp Sơn từ rất nhiều năm trước đã bao phủ nhiều vùng rộng lớn ở châu Á, kéo dài từ Pakistan đến Trung Quốc và Việt Nam.

Khi lượng thạch tín này ngấm vào tầng nước ngầm, như đã xảy ra ở Bangladesh, nó có thể gây ô nhiễm nguồn nước sinh hoạt, gây ra nhiều bệnh tật và nguy hại đến tính mạng con người.

image
Theo các nhà nghiên cứu, nước nhiễm thạch tín đang được bơm lên từ những giếng nước tư nhân, nơi mà nước ngầm ngấm xuống và các nguồn khác đổ vào, đều có chứa thạch tín.

Theo khảo sát ở làng Vạn Phúc cách trung tâm Hà Nội 9 kilômét, nước ngầm ở đây đang bị nhiễm độc thạch tín, một số giếng nước lượng thạch tín cao hơn mức an toàn từ 10-50 lần.

Hà Nội có kế hoạch xây dựng nhà máy lọc nước, nhưng nhiều cư dân vẫn dùng nước lấy từ giếng riêng là chính.

image

Tức nước vỡ bờ
Dây điện Hà Nội thành nơi treo lồng chim, phơi áo
Chăn vịt chạy đồng
Bà Cẩm Lợi
Chuyện tếu_Joke
Ba ngày ở Sapa
Người Việt bị FBI lật tẩy tội mưu sát
Tại sao một số phụ nữ sẩy thai nhiều?
Bảy Viễn : Cuộc đời ngang dọc
Syria: Số phận nghiệt ngã và đề xuất ngớ ngẩn của ...
Nỗi niềm của những người 'phụ nữ thừa'
Đồng hồ của các cụ chỉ mấy giờ
Obama xỉ vả Putin tại G20
Doanh nhân Nhật nhặt rác Hồ Gươm
Một thời câu cá
Blogger Mẹ Nấm nói về cuộc gặp với EU
Những ngày xa xưa trên quê hương đâu rồi?
Những trào lưu của gái Nhật
Hoàng gia Nhật dạy con như thế nào?
Văn hoá 'cởi giày'
Phật giáo Việt Nam và hai giáo hội
Vũ khí hóa học giết người hàng loạt
Giọt nước mắt... vì niềm kiêu hãnh
Đạo trong võ học
Sợ Vợ
Liệu sẽ có 'cách mạng cơm-bún' ở VN?
Việt kiều về thăm quê
Khuôn mặt lấp ló giữa đống lửa đang cháy
So sánh GDP đầu người của Việt Nam với vài nước Á ...
Dalai Lama: Học làm người
Cộng Cà Phê và Quán thịt chó Đảng
Hủ tiếu
Rainbow Mountains In China
Một góc nhìn về cơm 2000 đồng
Tại sao thuyền nhân liều mạng tới Úc?
Công an 'xô xát' với giáo dân ở Nghệ An
Số người tị nạn Syria vượt mức 2 triệu
Những thứ cần phải quên
Nghi Phạm khủng bố Al-Qaeda gốc Việt là ai?
Tin "Vịt"
Thế giới kỳ lạ bên trong cơ thể con người
Quốc khánh
Nữ nghệ sĩ Việt với cuộc hành trình đưa nhạc dân t...
Facebook ở VN: Đồng sàng dị 'mạng'
Hoa Kỳ có lịch sử lâu đời về hoạt động quân sự ở n...
Hũ hài cốt là con tin trong chùa
Chuyện cờ bịch ngày xưa ở VN
Cho phép thì lo, không cho thì lạc hậu
Điệp viên cs Phạm Xuân Ẩn: Xin đừng chôn tôi gần c...
Thế giới ăn gì vào bữa sáng?
Hòa thượng Thích Quảng Độ từ nhiệm
Chị “Sui” hấp dẫn!!
Chủ nợ Việt dùng cảnh sát Việt hăm dọa con nợ
Những chuyện về ăn uống

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.