Hoa
Kỳ là đệ nhất siêu cường về quân sự, kinh tế, tài chánh, từ sau đệ nhị thế
chiến trở thành" độc cô cầu bại" nhưng cũng là" siêu cường thiếu
nợ" là" độc cô cầu nợ".
Nói về thiếu nợ, thì người ViệtNam
thường ví câu:" nợ như chúa Chổm". Theo tài liệu ghi rằng:" Đầu
thế kỷ 16, nhà Hậu Lê suy yếu. Sau khi các cuộc khởi nghĩa Trần Tuân, cha con
Trần Cảo bị dẹp, quyền hành lọt vào tay các tướng lĩnh. Các tướng chia bè phái
đánh lẫn nhau. Cuối cùng, Mạc Đăng Dung thu được thắng lợi, giết hai anh em vua
Lê Chiêu Tông và Lê Cung Hoàng, lập ra nhà Mạc (1527).
Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá lập lực lượng riêng rồi đón lập Lê Duy Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập nhà Hậu Lê.
Sử sách ghi Trang Tông là con của Lê Chiêu Tông, sinh năm 1514. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì khoảng cách giữa vua cha Chiêu Tông và vua con Trang Tông quá ngắn, chỉ có 8 năm. Nhà Mạc, trong biểu tâu nhà Minh, phân trần về việc cướp ngôi nhà Lê nói rằng: Nguyễn Kim dựng con mình lên ngôi, nói dối là con của vua Chiêu Tông.
Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.
Nói về thiếu nợ, thì người Việt
Năm 1533, cựu thần nhà Hậu Lê là Nguyễn Kim không phục nhà Mạc, chạy vào Thanh Hoá lập lực lượng riêng rồi đón lập Lê Duy Ninh tại Ai Lao, tức là Lê Trang Tông, tái lập nhà Hậu Lê.
Sử sách ghi Trang Tông là con của Lê Chiêu Tông, sinh năm 1514. Điều đó khiến các nhà nghiên cứu nghi ngờ vì khoảng cách giữa vua cha Chiêu Tông và vua con Trang Tông quá ngắn, chỉ có 8 năm. Nhà Mạc, trong biểu tâu nhà Minh, phân trần về việc cướp ngôi nhà Lê nói rằng: Nguyễn Kim dựng con mình lên ngôi, nói dối là con của vua Chiêu Tông.
Giai thoại dân gian kể rằng Lê Duy Ninh ngày bé tên là Chổm, mẹ ông từng tình cờ được gặp vua Lê Chiêu Tông một lần khi vua đang bị Mạc Đăng Dung giam lỏng ở phường Đông Hà; sau đó có mang và sinh ra Chổm.
Công cuộc diệt Mạc thắng lợi, vua Chổm trở lại kinh thành Thăng Long. Khi đi qua làng cũ chỗ mẹ con Duy Ninh lánh nạn, một số người bán chịu cho Ninh ngày xưa đổ lại đòi tiền. Họ không biết Duy Ninh làm chức gì nhưng thấy được đi xe giá, quân lính hộ vệ thì chắc là Ninh đã thành đạt, nên họ nhắc lại lời hứa của Ninh. Có nhiều người không phải là chủ nợ nhưng cũng đổ xô lại yêu cầu, đòi hỏi. Người người tấp nập đầy đường, chỉ vào vua mà đòi nợ.
Nhà vua không biết ai và cũng không biết làm sao mà trả cho hết nên truyền miễn thuế một năm cho dân cả làng để trừ. Mặt khác, triều đình ra lệnh cấm những người đòi nợ được chỉ tay xúc phạm vua. Do đó con đường nhỏ có tên là Cấm Chỉ - ngõ có tên tồn tại đến ngày nay ở Hà Nội.
Vua Ngô ba mươi sáu tán vàng
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô
Thác xuống âm phủ chẳng mang được gì
Chúa Chổm mắc nợ tì tì
Thác xuống âm phủ kém gì vua Ngô
Giai thoại này không có thật. Trên thực tế Lê Duy Ninh tới hết đời vẫn chưa khôi phục được kinh thành Thăng Long.".
Đây chỉ là câu chuyện về nợ, chủ nợ và cách hành xử của con nợ, trong chuyện ngụ ngôn Phật giáo về luật nhân quả kể chuyện một chủ nợ giàu có ở thế gian, đã cho quá nhiều người vay mượn. Khi tuổi già, con nợ vẫn không ai trả hết, nên một hôm ông gọi tất cả con nợ đến và nói:
-Các
ngươi thiếu nợ ta quá nhiều, chắc chắn là không trả nổi ở kiếp nầy, như vậy
kiếp sau các ngươi trả bằng cách nào?
Nhiều con nợ hứa rằng:"-kiếp sau nguyện làm nô bộc, trâu ngựa để trả nợ…", sau cùng có một con nợ thiếu nhiều nhất đứng lên nói:
-Kính thưa ông chủ, nợ của tôi quá lớn, chắc chắn là không thể làm nô bộc, trâu ngựa…trả cũng chưa hết, như vậy tôi nguyện kiếp sau làm của cha của ông.
Nhiều con nợ hứa rằng:"-kiếp sau nguyện làm nô bộc, trâu ngựa để trả nợ…", sau cùng có một con nợ thiếu nhiều nhất đứng lên nói:
-Kính thưa ông chủ, nợ của tôi quá lớn, chắc chắn là không thể làm nô bộc, trâu ngựa…trả cũng chưa hết, như vậy tôi nguyện kiếp sau làm của cha của ông.
-Nhà ngươi thiếu nợ ta nhiều nhứt, chưa trả nổi mà còn đòi làm cha tao…
Con nợ từ tốn giải thích:
-Xin ông chủ bình tâm, đây là cách hay nhất mà tôi trả nợ cho ông ở kiếp sau, chỉ có cách nầy tôi mới trả hết nợ cho ông. Ông nghĩ coi, kiếp sau ông đầu thai làm con trai của tôi, tức là tôi phải có bổn phận lo cho ông từ lúc mới đẻ, lớn đi học, lo từng miếng ăn, giấc ngủ, lớn lên lo cưới vợ và khi tôi qua đời, ông hưởng hết tài sản của tôi làm cả đời…Đó có phải là cách trả nợ hay nhất không?
Ông chủ nợ suy nghĩ một lúc và vui vẻ chấp nhận lối trả nợ nầy ở kiếp sau. Ngày nay Hoa Kỳ là" độc cô cầu nợ", đây là con nợ Cha, thiếu nợ mà không ai dám đòi, xiết nợ, mới là chúa chổm thời đại.
" Đệ nhất siêu cường nào thẹn mặt.
Khi cần vay nợ để chi tiêu".
Khi cần vay nợ để chi tiêu".
Nợ
nần lút đầu mà Hoa kỳ vẫn:" thanh tâm trường vay nợ" thì quả là trên
hành tinh nầy, chỉ có Mỹ là siêu nợ quốc tế, không sợ thiếu nợ mà còn đi vay nợ
và lại được con nợ tiếp tục cho mượn. Nền kinh tế Mỹ được coi là cái nôi chung,
hễ Mỹ ấm đầu, sổ mũi là thế giới rung rinh, nhất là thời kỳ khủng hoảng kinh
tế, đồng Mỹ Kim thay đổi giá trị, khi xuống khi lên như nước ròng nước lớn, là
chuyện thông thường. Do đó Mỹ cũng nhiều phen" sắp phá sản" mà không
bao giờ phá sản, đó mới là" độc cô cầu nợ".
1.Tại nước Mỹ: Công dân Mỹ và các chính quyền địa phương chính là chủ nợ lớn nhất của chính phủ Mỹ, với 4.140 tỷ USD và chiếm 36% tổng số nợ công. Tức là Mỹ vay của người nhà, với con số nhiều nhất, nên không sợ bị đòi, khi lâm nguy mượn đỡ, lúc khá thanh toán lại, đó là cái lưới an toàn.
2. Trung Cộng: là chủ nợ lớn thứ 2 của chính phủ Mỹ, với 1.260 tỷ USD và chiếm 11% tổng số nợ công. Nợ của Trung Cộng chỉ chiếm con số 11 % nên không đáng ngại, dù cho đại tướng Uất Trì Cung thời đại là Trì Hạo Điền muốn xiết nợ Mỹ, thì cũng chẳng ngán, mang quân qua đòi nợ là ôm đầu máu ngay.
4. Brazil: là chủ nợ lớn thứ 4 của Mỹ, với 253,4 tỷ USD và chiếm 2,2% tổng số nợ công. Được ghi nhận là quốc gia có nền kinh tế phát triền khá nhất vùng Châu Mỹ La Tin.
5. Vùng lãnh thổ Đài Loan: Hòn đảo Đài Loan là chủ nợ lớn thứ 5, với 196,6 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công của Mỹ.
6. Thụy Sĩ: Đất nước Thụy Sĩ nhỏ bé chuyên về du lịch và ngân hàng là chủ nợ lớn thứ 6 của Mỹ, với 192,7 tỷ USD và chiếm 1,7% tổng số nợ công.
7. Liên bang Nga: Là chủ nợ lớn thứ 7 của Mỹ (với 162,9 tỷ USD,1,4% tổng số nợ công) trong năm 2011, Tổng thống Putin đã nói Mỹ bị "tê liệt" trong nền kinh tế thế giới.
8. Luxembourg: Đất nước nhỏ xíu ở Châu Âu này là chủ nợ lớn thứ 8 của Mỹ, với 144,7 tỷ USD và chiếm 1,3% tổng số nợ công 11.560 tỷ USD.
9. Vương quốc Bỉ: Vương quốc Bỉ là chủ nợ lớn thứ 9 của Mỹ, với 143,5 tỷ USD và chiếm 1,24% tổng số nợ công.
10. Hong Kong: Vùng lãnh thổ Hong Kong xếp thứ 10 trong số các chủ nợ lớn nhất của nước Mỹ, với 142,9 tỷ USD và chiếm 1,2% tổng số nợ công.
Nền kinh tế Mỹ phát triển là nhờ" thiếu nợ", các chủ nợ phải liên hệ chặt chẽ với con nợ trong giao thương hai chiều, đây mới đúng là:" tình hữu nghị giữa con nợ và chủ nợ bền vững như răng với môi, hễ môi hở thì răng lạnh", tức là con nợ èo uột là chủ nợ cũng phải "nhăn mặt" và lo âu. Một điều quan trọng là con nợ là đệ nhất siêu cường, có bom nguyên tử, khoa học kỹ thuật tiên tiến hàng đầu thế giới, con nợ lại là nơi in tiền, nếu cần quỵt nợ, thay đổi giá trị đồng Mỹ Kim, hay in thêm tiền, là những cách quỵt nợ theo đúng bài bản "kinh tế tài chánh". Các nước nào giữ đô la Mỹ là đang cầm lưỡi dao, mà cán dao do Mỹ giữ, khi Mỹ vung tay lên là lưỡi dao làm đứt tay, trúng thương các chủ nợ.
Những nhà kinh TÉ (chớ không phải kinh TẾ) ở Việt Nam, vĩ đại như khỉ thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng, có tên mới là Mr. Bean, có mấy bằng đại học trong tay mà vẫn "dốt", đừng thấy Mỹ thiếu nợ như chúa Chổm mà mừng, cho là thế nào "đế quốc Mỹ phải sụp đổ", giới tay búa, tay bù lon, mỏ lết (công nhân) đứng lên thành lập "chính quyền vô sản chuyên chính" như kiểu Liên Xô…còn lâu mới có. Cái màn ngân sách cạn kiệt, ảnh hưởng cả nước Mỹ, làm rung động toàn cầu xảy ra ở Bắc Mỹ, không có gì mới mẻ cả, nhưng Mỹ vẫn "thanh tâm trường tiêu xài", cũng viện trợ, đóng góp quỷ cứu trợ Liên Hiệp Quốc, vẫn duy trì quân đội nhà nghề tại nhiều nước, các công ty tư vẫn hoạt động bình thường…tức là Mỹ không sụp đổ đâu, đừng tưởng bở, hết cơn thiếu nợ đến hồi thặng dư.
" Còn trời, còn nước, con non.
Truyền thống thiếu nợ, nước Mỹ thiếu dài dài thôi".
Truyền thống thiếu nợ, nước Mỹ thiếu dài dài thôi".
Nước Mỹ theo thể chế Liên Bang, khi liên bang khánh tận, thì các tiểu bang vẫn hoạt động, nên các chủ nợ chỉ xiết liên bang, đó là những building làm việc các bộ, xiết nợ mấy nơi nầy là mang họa, vì phải trả tiền cho công chức, chi phí điều hành….còn muốn mang người sang thay thế, thì luật di trú của Mỹ ngăn chận, đó là những hàng rào an toàn giúp cho con nợ Hoa Kỳ mạnh dạn đi vay tiền, mà không sợ bị ai gây áp lực.
" Mưu sự tại tổng thống.
Thành sự tại quốc hội"
Thành sự tại quốc hội"
Trương Minh Hòa
05.10.2013
Jul
21, 2011
Tiếp
theo câu chuyện về sự ra đời của Cục Dự trữ liên bang Hoa Kỳ - FED kỳ trước,
ANTG kỳ này là câu chuyện ngược dòng về bước ngoặt lịch sử của đồng đôla Mỹ khi
chuyển sang một thứ bạc "vay mượn" và âm mưu của ...
May
05, 2011
Vào
tháng 10 năm ngoái Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (The Federal Reserve System), viết
tắt là Fed (cũng có thể hiểu tương tự như Ngân hàng trung ương) đã thông báo
một chương trình có biệt hiệu là QE2. Đây là chính sách ...
Aug
05, 2013
FED:
Kể từ ngày phát hành đồng tiền 100 đô la mới (8-10-2013), mọi người phải mang
tiền cũ phát hành trước năm 2013 đến ngân hàng đổi tiền 100 đô la mới vì tụi
Tàu làm tiền giả tràn ngập trên thị trường, hạn chót là ngày ...
Apr
13, 2011
Tôi
xin lưu ý quý bạn: Vì trong bài có vài ba cụm-từ được nhắc đi nhắc lại nhiều
lần nên tôi sẽ viết tắt các cụm từ ấy như sau: FED là Federal Reserve, CPLB là
Chánh Phủ Liên Bang, HCQHK là Hiệp Chủng Quốc Hoa-Kỳ ...
Apr
14, 2011
Vào
năm 1914, FED phát hành đồng tiền đầu tiên, bao gồm tờ bạc 100 Đô la này.
image. Vào năm 1929, kích thước của đồng USD giảm từ 190×80 mm về 156×66 mm,
kích thước của đồng tiền này ngày nay. image.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.