Friday, May 23, 2014

Những sự mất mát từ Biển Ðông

image
Cuộc tranh chấp ở Biển Đông, xoay quanh việc Trung Quốc đưa giàn khoan HD-981 đến khu vực thuộc đặc quyền kinh tế và thềm lục địa Việt Nam, chưa biết sẽ dẫn đến đâu. Tuy nhiên, hiện nay, người ta đã thấy rõ một số khá lớn những sự mất mát.

Mất mát đầu tiên, thuộc về chính quyền Việt Nam, là uy tín về khả năng đối phó với hiểm họa xâm lấn biển và đảo của Trung Quốc. Từ cả chục năm nay, một số khá đông giới trí thức Việt Nam đã nhận ra sai lầm của nhà cầm quyền Việt Nam trong các chính sách liên quan đến Trung Quốc, chủ yếu tập trung vào khẩu hiệu Bốn Tốt và phương châm 16 Chữ Vàng. Nhưng chính quyền vẫn bất chấp những lời phê phán và cảnh báo ấy. Nhiều người vẫn cứ tin chính phủ. Tin một cách mù quáng, nhưng vẫn tin. Bây giờ, khi tranh chấp nổ lớn, giới quan sát quốc tế, trên các tờ báo lớn, đều nhận thấy rõ là chính quyển Việt Nam hoàn toàn lúng túng, không biết đối phó ra sao cả. Sự lúng túng ấy cho thấy, lâu nay, mặc dù được nhiều người cảnh giác, họ vẫn ngây thơ hoặc lì lợm không tin và do đó, không chuẩn bị trước một chiến lược nào cho nhất quán và hiệu quả. Sự lúng túng ấy, như tôi đã từng phân tích trong bài “Trung Quốc đã thắng trên Biển Đông”, là một sự thua cuộc. Thua ngay từ ván đầu.

image
Mất mát thứ hai, thuộc lãnh vực kinh tế, qua các cuộc xuống đường bạo động của các công nhân Bình Dương và Hà Tĩnh khiến nhiều nhà máy và công ty bị đập phá, hôi của, hoặc phải đóng cửa. Trước mắt, các cuộc bạo loạn này sẽ dẫn đến ba cái hại: Một, số công nhân thất nghiệp sẽ gia tăng; hai, số nhà máy và công ty cần một thời gian mới phục hồi lại nhịp điệu sản xuất như trước; và ba, nhiều công ty và nhà máy của Trung Quốc sẽ ngần ngại trong việc đầu tư vào Việt Nam. Điều này chắc chắn sẽ có ảnh hưởng xấu đến tiến trình phát triển kinh tế của Việt Nam trong thời gian tới. Khi sự phát triển chậm lại, gánh nặng sẽ oằn lên, trước hết, trên đôi vai của giới thợ thuyền.

Nhưng mất mát thứ ba này, theo tôi, là quan trọng nhất: dân chủ và nhân quyền có nguy cơ bị đe dọa nặng nề.

Khi cuộc tranh chấp mới bùng nổ, chính quyền tự đứng ra tổ chức và cho phép một số nhóm xã hội dân sự tổ chức xuống đường biểu tình chống Trung Quốc tại ba thành phố lớn: Hà Nội, Sài Gòn và Đà Nẵng. Ngỡ như từ đó, chính quyền sẽ dần dần hợp pháp hóa các cuộc biểu tình chống ngoại xâm của dân chúng. Nhưng có vẻ như không phải. Sau các cuộc bạo loạn của các công nhân ở Bình Dương và Hà Tĩnh, nhân danh việc tái lập trật tự và an toàn xã hội, chính quyền ra tay bắt bớ những người họ cho là đứng sau lưng xúi giục quần chúng. Và, quan trọng hơn, tăng cường sự theo dõi đối với những người vốn thường xuyên mang tư tưởng chống Trung Quốc. Trên facebook, mấy ngày vừa qua, khá nhiều người cho biết chung quanh nhà của họ lúc nào cũng đầy nhóc công an và an ninh khu vực canh giữ cả ngày lẫn đêm. Họ đi đâu cũng có người bám theo sau. Mức độ theo dõi, như vậy, nghiêm trọng hơn hẳn trước đây. Chúng ta không thể loại trừ khả năng, sắp tới, có thể sẽ có một số người bị bắt với lý do xúi giục dân chúng bạo loạn.

image
Hầu như đã thành quy luật trong sinh hoạt chính trị trên thế giới từ trước đến nay: Khi đất nước đối diện với đe dọa từ bên ngoài, cái bị bóp chết đầu tiên chính là dân chủ và nhân quyền. Điều đó xuất phát từ hai nguyên nhân chính: Một, trong văn hóa chiến tranh, quần chúng thường có khuynh hướng tạm gác lại các bất đồng và tinh thần phản kháng để tập hợp chung quanh chính quyền. Tinh thần phê phán thường bị thay thế bởi tinh thần phục tùng. Kẻ thù càng lớn, nguy hiểm càng nhiều, người dân càng dễ quay về với chính phủ để chờ đợi mệnh lệnh. Hai, các chính phủ cũng thường lợi dụng văn hóa chiến tranh ấy để củng cố quyền lực của mình và loại trừ dần những kẻ đối lập hoặc bất đồng chính kiến trong xã hội.

Một trong những luận điểm nhà cầm quyền thường đưa ra nhiều nhất là: Để bảo vệ độc lập và chủ quyền, cần, trước hết, đánh thắng kẻ thù; muốn đánh thắng kẻ thù, cần sự đoàn kết; để đoàn kết, mọi người phải ủng hộ chính quyền; và để ủng hộ chính quyền, mọi người phải tự hy sinh những sự khác biệt về quan điểm, hay rộng hơn, tư tưởng; nói cách khác, hy sinh tự do. Và khi mỗi người tự hy sinh tự do của mình, cả nước sẽ hy sinh dân chủ.

image
Các luận điểm, nghe, có vẻ có lý, nhưng vì tính chất “có vẻ có lý” ấy, chúng trở thành nguy hiểm. Lý do: mọi người phải ngoan ngoãn đứng sau lưng chính phủ, nhưng nếu chính phủ sai thì sao? Hoặc, ngay cả khi chính phủ không hoàn toàn sai nhưng họ lại lợi dụng điều ấy cho các mưu đồ độc tài và trục lợi cho riêng họ thì sao? Một ví dụ rất rõ: Từ khi vụ tranh chấp chung quanh giàn khoan HD-981 bùng nổ, người được hưởng lợi đầu tiên có lẽ là bà Nguyễn Thị Kim Tiến, Bộ trưởng Bộ Y tế. Trước, bà bị phê phán gay gắt vì cả sự bất lực lẫn sự vô cảm trước sự xuống cấp của ngành y tế, và nhất là, trước sự lan tràn của bệnh sởi. Bây giờ, hầu như không ai quan tâm đến những vấn đề ấy nữa. Ngay cả khi có thêm vài chục hay vài trăm trẻ em bị chết vì dịch bệnh ấy, người ta cũng không quan tâm: Mọi cặp mắt đều đổ dồn về phía Biển Đông.

Đó là lý do tại sao, trên khắp thế giới, từ trước đến nay, tất cả các chế độ độc tài đều muốn chiến tranh: Họ dùng chiến tranh bên ngoài để trấn áp người dân trong nước. Chắc chắn chính quyền Việt Nam đã học và ứng dụng bài học ấy, không phải bây giờ, mà từ cả sáu, bảy chục năm qua.

image
Với những kẻ nhẹ dạ, luận điệu ấy dường như có sức thuyết phục lớn. Sau năm 1975, có lúc có người đổ trách nhiệm làm mất miền Nam cho những người hay lên tiếng chống lại chính quyền. Hiện nay, không ít người cũng hăm he như thế với kiểu nghĩ: trong cuộc đấu tranh chống lại Trung Quốc, không những mọi sự phê phán nhắm vào chính quyền có hại mà bất cứ ý kiến đượm vẻ hoài nghi nào cũng đều có tác dụng tiêu cực: Chúng làm nản lòng mọi người để người ta chấp nhận thua cuộc ngay cả trước khi thực sự chiến đấu.

Chưa biết có đánh nhau hay không và chưa biết ai thua ai thắng nhưng hai nạn nhân đầu tiên đã xuất hiện: dân chủ và nhân quyền.





Nguyễn Hưng Quốc


image

Có người tự thiêu trước Dinh Thống nhất
Mỹ yêu cầu Đài Bắc làm rõ ý nghĩa 'đường lưỡi bò'
Đổi chác tệ hại với Việt Nam
Kịch bản chiến tranh Việt-Trung
Một bài viết cho tuổi trẻ Việt Nam
Phòng thí nghiệm Hải quân Hoa Kỳ biến nước biển th...
Nói với những ai sợ buông Trung Quốc
Quân đội Thái đảo chính và nắm quyền
Chưa có lời giải vụ bạo loạn ở VN
Bằng cách nào Trung Cộng lấy được những bí mật kỹ ...
Trung Quốc làm tăng phẫn nộ của dân Việt với nhà c...
Việt Nam và Philippines lập liên minh chống Trung ...
Xem lại ảnh hưởng TQ ở VN
Công nhân Bình Dương vạch mặt thủ phạm gây bạo loạ...
Quốc phòng Mỹ tin rằng Trung Quốc sẽ đánh Việt Nam...
Chỉ là chiến tranh tâm lý
Hải quân Mỹ có thể xoay chuyển cục diện ở Biển Đôn...
Trung Cộng tồn tại được bao lâu?
Tầu cộng đầu độc công nhân Việt qua bàn tay của Vi...
CSVN chạy đàng trời cũng chết
Hãy mở cửa ra, vừng ơi!
TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng
TQ triệu đại sứ Mỹ để phản đối việc truy tố 5 sĩ q...
Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù
Mồi lửa và Đống củi
Trị bệnh bằng nước tiểu
Mỹ truy tố 5 quân nhân Trung Quốc về tội do thám k...
Khúc ngoặt lịch sử
TQ rút hàng ngàn công nhân về nước, ngưng một số t...
Hãy giúp tôi bảo vệ tổ quốc
Thường Vạn Toàn sang thăm, 4 Ủy viên Bộ Chính trị ...
Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc
Người Việt nhiều nơi biểu tình chống Trung Quốc
Học giả Mỹ kêu gọi Washington đáp lại 'thách thức ...
Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan
Đi giữa dòng bạo động
Thư gửi Nguyễn Tấn Dũng
Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quố...
Góc nhìn khác "về bạo loạn ở Bình Dương - Hà Tĩnh ...
Hoa Kỳ đề cử tân đại sứ ở VN

2 comments:

  1. Tình trạng hiện nay của Việt Nam là khá phức tạp. Hành vi bất chính đáng của phía Bắc Kinh thực sự là khó xử lý. Nhưng có hai vấn đề mấu chốt lại khá đơn giản và phải giải quyết ngay.

    Vấn đề thứ nhất là thiếu thống nhất. Vấn đề thứ hai là hiện nay Việt Nam không có một người bạn thân thiết nào cả. Nếu cứ tiếp tục thờ ơ với hai vấn đề vừa lớn vừa đơn giản này, tôi e rằng đất nước sẽ rất khó mà thoát khỏi tình trạng hiện nay. Mặt khác, hai bước này sẽ giúp Việt Nam một cách đáng kể và cực nhanh.

    Hãy bắt đầu với việc thống nhất. Mới hôm qua, Ông Trương Tấn Sang có phát biểu rằng:
    “Tôi mong bà con trong những tình huống khó khăn như thế này cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh Đảng, Nhà nước, Chính phủ, Quốc hội và phải hết sức cảnh giác trước những thông tin mang tính chất chia rẽ nội bộ.”

    Dù vẫn hiểu được ý ông nói nhưng tôi lại thấy tuyên bố kiểu này chưa hay lắm vì rất khó có thể giành được sự ủng hộ và thống nhất của toàn bộ người Việt Nam. Chẳng hạn, có ai trên cấp cao dám tuyên bố:

    “Vào thời điểm lịch sử này mong toàn dân Việt Nam, không phân biệt quan điểm chính trị nào, dù ở trong hay ngoài nước, cần phải hết sức bình tĩnh, sáng suốt và nhắc nhở nhau tăng cường đoàn kết xung quanh tổ quốc”?

    Ý ở đây là toàn xã hội Việt Nam cần phải bắt đầu có một tình thần mới!

    Hỡi các bạn Việt Nam! Việc quyết định tương lai của đất nước riêng là quyết định của các bạn. Và tôi không giả định những quan điểm của tôi là hoàn toàn đúng, thậm chí phần lớn đúng. Tuy nhiên, Việt Nam phải thực sự khắc phục sự thiếu thống nhất trong nội bộ và toàn xã hội vào đúng thời điểm này.

    Tất nhiên không thể đề cập những vấn đề trên biển trước mặt một mình. Như đã nói trước, Việt Nam phải thể hiện cho thế giới những lý do thuyết phục để làm sao cho họ thấy nên ủng hộ Việt Nam. Việc gửi thông điệp tới LHQ là những cố gắng giải quyết tranh chấp bằng những phương diện luật pháp.

    Nhưng xin nghe tôi: nếu không có những tiến bộ rõ nét về mặt thể chế và nhân quyền, thì 100% sẽ không có một nước nào ủng hộ Việt Nam. Đừng phản ứng với những vụ việc Bình Dương và Hà Tĩnh bằng hành vi đàn áp.
    Hãy tìm những con đường mới để làm cho Việt Nam được thế giới tôn trọng.

    Nếu thấy hai bước này là quá lớn, thì đề nghị bạn nghĩ lại Vì nếu có đủ dũng cảm để thay đổi, Việt Nam sẽ thành một nước hùng mạnh hơn và sẽ có nhiều nước sẵn sàng bắt tay và giúp Việt Nam bảo vệ chủ quyền và tiến vào một thời kỳ mới.

    Jonathan London, Hà Nội

    ReplyDelete
  2. Thằng cáo Hồ chứ bác chó gì!

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.