Pages

Tuesday, May 20, 2014

TQ lại nhắc Công hàm Phạm Văn Đồng

image
Trung Quốc nói không có tranh chấp với Việt Nam ở quần đảo Hoàng Sa
Một nhà ngoại giao và một học giả Trung Quốc nói Công hàm 1958 là bằng chứng Việt Nam công nhận Hoàng Sa thuộc về Trung Quốc.
Công hàm 1958 gây tranh cãi của Thủ tướng Phạm Văn Đồng lại được Trung Quốc đề cập trong bối cảnh Việt Nam và Trung Quốc đối đầu vì vụ giàn khoan HD-981.
Căng thẳng Việt – Trung đã gia tăng, với việc nổ ra các cuộc bạo động ở Việt Nam, sau khi Việt Nam lên án Trung Quốc hạ đặt giàn khoan tại khu vực biển Hoàng Sa.

Hôm 20/5, đại biện lâm thời Sứ quán Trung Quốc ở Indonesia có bài đăng trên báo Indonesia Jakarta Post để biện hộ cho Trung Quốc.
Ông Lưu Hồng Dương nói quần đảo Tây Sa (tên Trung Quốc dùng để chỉ Hoàng Sa) là “lãnh thổ vốn vẫn thuộc về Trung Quốc”.
“Vị trí của các đảo đã được cộng đồng quốc tế, kể cả Việt Nam, công khai thừa nhận trong nhiều thập niên từ Thế chiến Hai.

image
“Trong tuyên bố ngày 14/9/1958 thay mặt chính phủ Việt Nam, Thủ tướng Việt Nam khi đó, Phạm Văn Đồng, công khai thừa nhận quần đảo Tây Sa và các đảo khác ở Nam Hải là lãnh thổ Trung Quốc.”
Ông Lưu Hồng Dương cáo buộc “việc chính phủ Việt Nam gần đây thay đổi và từ chối công nhận Tây Sa là của Trung Quốc thật vô cùng gây sốc”.
“Việt Nam rõ ràng vi phạm nguyên tắc ‘estoppel’ [không được nói ngược],” ông Lưu cáo buộc.
Bày tỏ lập trường chính thức của Trung Quốc, ông Lưu nói tranh chấp giữa Việt Nam và Trung Quốc chỉ tồn tại ở quanh quần đảo Trường Sa.
Ông Lưu cáo buộc Việt Nam có “tiêu chuẩn kép” khi đã “đánh dấu 57 lô dầu khí ở trong vùng biển tranh chấp”.

Nói về cuộc đối đầu quanh giàn khoan HD-981, ông Lưu nói Việt Nam “phải bỏ mọi ảo tưởng và tiến hành hai biện pháp quyết định”.
“Một, ngay lập tức dừng mọi hoạt động nguy hiểm chống lại giàn khoan Trung Quốc và rút toàn bộ tàu khỏi vùng biển thuộc Trung Quốc.
“Hai, thực thi lời hứa dừng mọi bạo lực trong nước để bảo vệ công dân và tài sản công ty Trung Quốc ở Việt Nam.”

Bộ Ngoại giao Việt Nam chưa lên tiếng về bài báo của ông Lưu Hồng Dương.
Trong một diễn biến liên quan, Tiến sĩ Ngô Sĩ Tồn, Giám đốc Viện Nghiên cứu Nam Hải của Trung Quốc, có bài trả lời phỏng vấn hãng tin Đức Deutsche Welle (DW), được đăng trên mạng hôm 20/5.
Ông này cũng nhắc lại về Công hàm Phạm Văn Đồng.
“Năm 1958, Thủ tướng Việt Nam khi đó là Phạm Văn Đồng đã công nhận chủ quyền Trung Quốc đối với Tây Sa và Nam Sa trong công hàm gửi Thủ tướng Trung Quốc Chu Ân Lai.
“Hà Nội chỉ thay đổi lập trường sau khi đất nước thống nhất năm 1975,” tiến sĩ Ngô nói.
“Nhưng theo nguyên tắc estoppel, Trung Quốc không tin rằng Việt Nam có thể thay đổi lập trường về vấn đề chủ quyền.”


Công hàm tranh cãi

image
Công hàm Phạm Văn Đồng vẫn gây tranh cãi sau 50 năm
Công hàm ngoại giao do Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hòa, ông Phạm Văn Đồng ký năm 1958 để phúc đáp tuyên bố của CHND Trung Hoa hôm 04/9 năm 1958 về hải phận 12 hải lý của nước này.
Viết trên BBC, Tiến sĩ Trần Công Trục, cựu Trưởng ban Biên giới Chính phủ Việt Nam, cho rằng công hàm “không liên quan gì đến 2 quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, càng không có nghĩa là Việt Nam thừa nhận 2 quần đảo Hoàng Sa, Trường Sa là của Trung Quốc”.
“Bởi thời điểm này 2 quần đảo đang do chính thể Việt Nam Cộng hòa, đại diện cho nhà nước Việt Nam quản lý, thực thi chủ quyền,” ông Trục giải thích.

Tuy vậy, tranh luận trên BBC, ông Lý Thái Hùng, một lãnh đạo của đảng Việt Tân ở Hoa Kỳ, lại nói công hàm “vẫn đã thừa nhận chủ quyền Trung Quốc trên Biển Đông bao gồm luôn quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa của Việt Nam, và cho Trung Quốc lý cớ để cột công hàm này vào nền tảng biện minh cho chủ trương xâm lược của họ hiện nay”.

Nói như một nhà nghiên cứu khác, Dương Danh Huy, công hàm có gây ra nghĩa vụ ràng buộc cho Việt Nam liên quan đến Hoàng Sa, Trường Sa hay không là một vấn đề “còn tranh cãi”.

image



May 14, 2014
Khi CSVN chấp nhận giải pháp song phương để giải quyết vấn đề chủ quyền, thì bị kẹt bởi hai văn bản bán nước là công hàm ngày 4-9-1958 của Hồ Chí Minh, Phạm Văn Đồng và biên bản Thành Đô năm 1990 của Nguyễn ...

Oct 01, 2012
Lại nói về Công hàm Phạm Văn Đồng 1958. image. Tuyên bố 14/9/1958 của ông Phạm Văn Đồng tiếp tục gây các bàn cãi sau 54 năm. Hai bên Việt-Trung đã bắt đầu lên tiếng tranh chấp hai quần đảo Hoàng Sa và Trường ...

May 07, 2014
Thứ tư, nó làm cho các quốc gia Đông Nam Á sợ hãi, từ đó, đoàn kết hơn, có thể hợp thành một liên minh để chống Trung Quốc; và cũng nhờ đó, Mỹ có lý do để dấn sâu vào khu vực: Một trong những kế hoạch họ có thể làm là xây ..... Theo quan điểm của Trung Quốc, công hàm của Phạm Văn Đồng đương nhiên "công nhận" chủ quyền của Trung Quốc đối với các quần đảo trên biển Đông, bởi vì trước đó ngày 6 tháng 9 báo Nhân Dân "đã đăng chi tiết về Tuyên bố ...

May 12, 2013
... quan chức Trung Quốc trích dẫn Công hàm Thủ tướng Việt Nam Dân chủ Cộng hoà (VNDCCH) Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Cộng hoà Nhân dân Trung hoa (CHNDTH) Chu Ân Lai năm 1958 như bằng chứng Việt Nam ...

Jun 20, 2011
Tác giả Đinh Kim Phúc, trong bài viết mới đây nhất ngày 16.06.2011, đã trích dẫn ra một Bản Tin do chính Bộ Ngoại giao Trung quốc cố tình cắt nghĩa Công Hàm ký bởi Phạm Văn Đồng như một tài liệu Pháp lý của Việt Nam ...

May 14, 2014
Cứng hàm với công hàm bán nước Chú Đồng ký ngày 14/9/1958. Cứng hàm vì luôn sống và làm đúng theo lời “bác” dạy "Ai có thể sai chứ đồng chí Stalin và đồng chí Mao trạch Đông không thể sai được". “Không sai ... “Quyền huynh thế phụ”, anh hai Tàu - lâu nay gọi phạm thượng là anh Ba Tàu - đã làm (đặt dàn khoan HD 981 trong vùng đặc quyền kinh tế VN) thì em út chỉ cứ thế mà vâng lời cha nội Tàu. image ... Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam.

Jul 20, 2011
Chính đảng CSVN, với CÔNG HÀM bán Đất & Biển từ Hồ Chí Minh/ Phạm Văn Đồng và với lệ thuộc Kinh tế của đảng CSVN thời nay vào Trung quốc cho phép bá quyền Hán tộc đem quân vào xâm chiếm Việt Nam mà Quốc ...

Jan 30, 2014
Ở đây, chính những sự kiện liên quan đến Hoàng Sa đã đặt đảng Cộng sản vào một thử thách đáng kể: Trong khi họ, qua bức công hàm của Thủ tướng Phạm Văn Đồng gửi Thủ tướng Trung Quốc, nhìn nhận chủ quyền của ...

Nov 27, 2012
Nó cứ âm thầm để đó, đến một lúc nào đó cần thiết sẽ đưa ra lu loa rằng anh đã đóng dấu vào đây là công nhận cái này. Bài học về công hàm 1958 của Phạm Văn Đồng vẫn còn đó. Mà việc này, đâu có ảnh hưởng gì đến Mỹ ...

Jan 08, 2014
Ông Tkacik cho biết các nước Đông Nam Á có thể thông qua Công ước Liên hiệp quốc về Luật Biển để thách thức vùng cấm đánh cá mới của Trung Quốc. Ông nói rằng “Với loan báo này, Trung Quốc rõ ràng là đang xem ...

Jan 22, 2014
Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh .

May 16, 2014
Cộng Sản VN đã thấy rằng mối đe dọa lớn của đội quân thứ 3 này nhưng nếu đích thân ra văn bản đuổi chúng thì sẽ là cớ cho TQ xâm lăng VN với cái lý do kỳ thị chủng tộc hay,. Cho nên CSVN đã giựt dây cho công nhân ...

Jul 10, 2013
Ngày 14-09-1958, ông Hồ chỉ thị Thủ tướng Phạm Văn Đồng ký "công hàm" giao đứt quần đảo Hoàng Sa cho Mao Trạch Đông. Lê Duẩn (tên thật Lê Văn Nhuận: 1907-1986) chết ngày 10-07-1986, ông Nguyễn Văn Linh ...

Aug 09, 2011

Vì cần phát động chiến tranh với miền Nam, hai đảng Cộng Sản Việt Nam và Trung Quốc ký thỏa thuận ngầm đường biên “ hậu phương lớn” , “ núi liền núi sông liền sông” và Phạm Văn Đồng còn chính thức gửi công hàm ...


image

TQ triệu đại sứ Mỹ để phản đối việc truy tố 5 sĩ q...
Mỹ - Trung: Chưa bạn, đã thù
Mồi lửa và Đống củi
Trị bệnh bằng nước tiểu
Mỹ truy tố 5 quân nhân Trung Quốc về tội do thám k...
Khúc ngoặt lịch sử
TQ rút hàng ngàn công nhân về nước, ngưng một số t...
Hãy giúp tôi bảo vệ tổ quốc
Thường Vạn Toàn sang thăm, 4 Ủy viên Bộ Chính trị ...
Chính quyền cấm biểu tình phản đối Trung Quốc
Người Việt nhiều nơi biểu tình chống Trung Quốc
Học giả Mỹ kêu gọi Washington đáp lại 'thách thức ...
Phản đối đâu chỉ là yêu nước cực đoan
Đi giữa dòng bạo động
Thư gửi Nguyễn Tấn Dũng
Công nhân Bình Dương ngộp thở vì ông chủ Trung Quố...
Góc nhìn khác "về bạo loạn ở Bình Dương - Hà Tĩnh ...
Hoa Kỳ đề cử tân đại sứ ở VN
Trung Quốc đã thắng ở Biển Ðông
Hình ảnh biểu tình bạo động ở Việt Nam
Việt - Trung căng thẳng trên biển trên bộ
Tàu Thì Lạ Mà Hèn Hạ Thì Quen
Người Công giáo Việt Nam không thờ ơ với tình hình...
Học giả Edward Luttwak phân tích Trung Quốc
Biển Đông vì ai nên nỗi
Người Trung Quốc ở Việt Nam bỏ chạy sang Campuchia...
Philippines tố cáo TQ lấp biển lấy đất ở hòn đảo c...
Đình công chống Trung Quốc lan rộng trên quy mô cả...
Báo nước ngoài bình vụ Bình Dương
Tập Cận Bình từ chối tiếp TBT Nguyễn Phú Trọng
Bài thơ của một thi nhân Miền Bắc
Những hình ảnh về buổi biểu tình sáng nay ở Bình D...
Dấu "Hỏi Ngã" Trong Văn Chương Việt Nam
Cù Huy Hà Vũ tuyên bố sẽ trở về Việt Nam trong thắ...
Mối nguy TQ và cơ hội cho VN
Công nhân VN biểu tình phản đối Trung Quốc
Về lòng yêu nước và chủ nghĩa dân tộc
WHO: “Nốc bia rượu” gây hại nhất cho sức khỏe
Giàn khoan nước sâu và câu chuyện chủ quyền
Bước ngoặt chính trị tại Việt Nam

1 comment:

  1. Ý Chí Việt Nam Bất Diệt !

    Những câu nói lừng danh của anh thư nước Việt
    Những câu nói bất diệt của tuấn kiệt nước Nam
    Vẫn còn vang vang mãi trong hồn dân tộc
    Chúng tôi nằm xuống để quê hương
    đứng dậy
    Bùi Hằng ơi , chúng tôi nguyện không phụ lòng tin cậy
    Bé Phương Uyên , Tàu khựa cút khỏi biển Đông !
    Phương Uyên ơi , nỗi nhục Việt Nam vẫn chất chồng !
    Đỗ thị Minh Hạnh , vì tranh đấu cho công nhân mà tù tội
    Sáu năm tù , giam hãm tuổi thanh xuân
    Và trong ngục tối , em vẫn làm thơ , ca hát
    Phạm thanh Nghiên , Hoàng Trường Sa nước Việt
    Làm sao diệt được tấm lòng yêu quê hương !
    Tạ phong Tần , đảng gian toàn tham nhũng
    Làm lũng đoạn , nghèo đói dân ta
    Huỳnh thục Vy, luôn vì dân tranh đấu
    Với phiếm bàn , em khơi động lương tâm
    Lê thị Công Nhân , những gì bất công tôi phải chống !
    Và còn bao nhiêu nữa , bao anh thư nước Việt
    Tuấn kiệt thay , chàng trẻ tuổi Việt Khang
    Đã anh dũng hiên ngang hỏi đảng : Việt Nam tôi đâu ?
    Và lũ đầu trâu : anh là ai , sao lại đánh dân tôi ?
    Điếu Cày ơi , mười hai năm bản án
    Phan thanh Hải , vì sao anh tù tội ?
    Đinh nguyên Kha , em vĩnh viễn sống trong tôi
    Em vĩnh viễn là tuổi trẻ Việt Nam không tội !
    Tội yêu sơn hà , tổ quốc Việt Nam ?
    Đinh đăng Định , nguyên nhân gì mà thày oan thác ?
    Nguyễn hữu Cầu , người tù hát suốt bốn mươi năm
    Ra tù , anh vẫn còn vang vang sĩ khí
    Ý chí này , ý chí của tiền nhân
    Trần nhân Tông , một tấc đất cũng không thể vào tay giặc !
    Trần bình Trọng , thà làm quỷ nước Nam
    Chứ không thèm làm vương đất Bắc
    Một ngàn năm đô hộ giặc , Việt tộc vẫn vẻ vang !
    Quê hương lầm than, Nguyễn Trãi ơi với Bình Ngô Đại Cáo
    Hịch Tướng Sĩ vang danh với Trần hưng Đạo
    Hội Nghị Diên Hồng , Lê thánh Tông yêu tổ quốc
    Để ngày nay , quốc nhục vong thân
    Lũ Tàu ô lại đăm đăm dòm ngó
    Lũ Chó Ba Đình lăn xả , ngược xuôi
    Mãi quốc cầu vinh , lũ quân tồi bại
    Biển Đông dâng hiến , tan nát sơn hà
    Đất nước ngàn năm , nay quê hương tanh mùi máu
    Máu dân oan , và máu những người yêu nước !
    Hãy cất bước với tiền nhân , đập tan phản quốc !
    Dựng lại sơn hà , bằng xác chết Tàu ô !
    Việt Nam ơi , bốn ngàn năm gấm vóc cơ đồ !

    Hoàng Hạc

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.