Pages

Wednesday, March 4, 2015

Văn hoá bạo động

http://baomai.blogspot.com/
Trên đường, quẹt xe nhau một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu, nhào tới vung tay thọi nhau chí choé làm náo động cả quán.

image
Tôi có một sinh viên người Úc rất mê Việt Nam. Cứ hễ có chút tiền là anh ấy bay đi Việt Nam. Mỗi năm đi Việt Nam ít nhất một lần. Tôi hỏi: Anh mê nhất ở Việt Nam điều gì? Anh đáp: Tình người. Anh khen người Việt Nam thân thiện và hiếu khách, lúc nào cũng cười, và khi cần, sẵn sàng giúp đỡ anh, một người ngoại quốc chỉ bập bẹ được đôi ba câu tiếng Việt hết sức đơn giản. Khi tôi hỏi tiếp: Có gì anh không thích ở Việt Nam? Anh đáp: tính bạo động. Anh thường xuyên thấy cảnh người Việt gấu ó và đánh lộn với nhau. Trên đường, quẹt xe nhau một tí: dừng lại chửi bới nhau, thậm chí, thượng cẳng chân hạ cẳng tay với nhau. Trong quán nhậu, giữa những lúc ồn ào hò la dzô dzô, bỗng dưng nỗi quạu, nhào tới vung tay thọi nhau chí choé làm náo động cả quán. Anh cho đó là một nghịch lý mà anh không hiểu tại sao. Anh băn khoăn hỏi tôi: Tại sao như vậy?

image
Đó cũng là câu hỏi thỉnh thoảng tôi tự đặt ra với chính mình. Về tính thân thiện của người Việt, chúng ta khỏi cần bàn: Nó khá hiển nhiên. Nhưng còn sự hung hãn? Cứ mở bất cứ tờ báo nào ra, chúng ta cũng thấy những bản tin về chuyện người Việt Nam đánh lộn với nhau, có khi gây tử vong, chỉ vì những duyên cớ hết sức nhỏ nhặt. Trong lễ hội đền Gióng tại huyện Sóc Sơn, Hà Nội vừa rồi, cả hàng trăm người nhào tới cướp hoa tre để lấy may mắn; từ giành giật dẫn đến xô xát; và khi xô xát, người ta dùng cả gậy gộc để phang thẳng vào đầu nhau khiến lễ hội đáng lẽ rất linh thiêng trở thành một cuộc hỗn chiến nhếch nhác, người thì u đầu người thì sứt trán. Cũng theo báo chí trong nước, từ ngày 27 tháng chạp đến mồng bốn tết Ất Mùi vừa qua, trong cả nước có 6.200 người phải đưa vào bệnh viện cấp cứu chỉ vì đánh nhau. Những người đánh nhau ấy có khi là bạn bè của nhau. Cứ rượu vào thì lời ra; lời, đến mức nào đó, nghe chói tai, thế là người ta nhào đến vung tay vung chân hạ gục nhau. Có khi tay chân không đủ, người ta sử dụng cả vũ khí nữa.

image
Trong phạm vi gia đình, chúng ta cũng dễ dàng bắt gặp những hành vi bạo động như vậy. Nặng thì đánh đập nhau: một hình thức bạo động bằng vũ lực; nhẹ thì dùng lời nói để làm nhục nhau: một hình thức bạo động bằng ngôn ngữ. Cả hai hình thức bạo động ấy không chỉ xảy ra giữa vợ chồng, anh em, mà còn xảy ra giữa bố mẹ và con cái.

Vấn đề là: tại sao người Việt Nam lại hung hãn đến như vậy? Tôi ngờ là đằng sau những sự hung hãn ấy là một thứ văn hoá, tạm gọi là văn hoá bạo động.

http://baomai.blogspot.com/
Có thể định nghĩa văn hoá bạo động là niềm tin hay nếp nghĩ cho rằng các xung đột chỉ có thể được giải quyết thông qua bạo lực.  Trong xã hội loài người, ở đâu và thời nào cũng có các xung đột hoặc về lợi ích hoặc về tư tưởng và tính tình. Để giải quyết các xung đột ấy, người ta có nhiều biện pháp khác nhau. Trong văn hoá bạo động, các biện pháp ưu tiên hàng đầu là thượng cẳng chân hạ cẳng tay.

Đặc điểm đầu tiên của văn hoá bạo động là người ta không có thói quen giải quyết xung đột và mâu thuẫn bằng các biện pháp thương thảo. Tôi sống ở Tây phương khá lâu, tôi nhận thấy điều này: khi có điều gì bất hoà hoặc bất đồng, người ta thường ngồi lại với nhau để phân tích ai đúng ai sai. Giữa vợ chồng hay giữa bố mẹ và con cái hay giữa bạn bè với nhau, người ta đều làm vậy. Sau khi phân tích, người có lỗi nhận lỗi và người kia thì cũng bỏ qua, mâu thuẫn và xung đột coi như được giải quyết. Ngoài xã hội cũng vậy. Thỉnh thoảng tôi thấy các cảnh cãi cọ nhưng hiếm khi nào thấy cảnh người ta ẩu đả với nhau. Có. Đâu đó vẫn có cảnh đánh lộn. Nhưng mức độ chắc chắn là rất ít. Trong các dịp lễ hội tại Úc, ví dụ, trong các đêm giao thừa, có khi cả triệu người đổ xô xuống đường, nhưng hiện tượng ẩu đả nhau khiến cảnh sát phải can thiệp rất hiếm, có khi hoàn toàn không có.

image
Đặc điểm thứ hai của văn hoá bạo động là sự thiếu vắng niềm tin vào lý lẽ và vào luật pháp. Lấy ví dụ về những chuyện đụng xe với nhau. Ở Úc, tôi từng chứng kiến cảnh xe cộ đụng nhau khá nhiều lần. Chưa bao giờ tôi thấy cảnh người ta đánh nhau hay cãi cọ với nhau. Thường, người ta chỉ ghi bằng lái và số xe của nhau. Tất cả các phần còn lại đều do các hãng bảo hiểm hoặc, trong những trường hợp trầm trọng, do toà án giải quyết. Người ta không cần sử dụng bạo động trong ứng xử hoặc trong ngôn ngữ vì người ta tin vào luật pháp, tin vào lý lẽ. Ở Việt Nam thì khác. Trong các vụ đụng xe, hầu như không ai tin vào những thứ ấy. Người ta giành quyền giải quyết chuyện thắng thua ngay tại chỗ. Và bằng sức mạnh của nắm đấm.

image
Với hai đặc điểm nêu trên, văn hoá bạo động có gốc rễ từ bản năng của con người, đặc biệt, khi bản năng ấy chưa được thuần hoá bằng giáo dục và bằng nếp sống văn minh đặt trên nền tảng của lý trí và luật pháp. Có lẽ ngày xưa, ở đâu người ta cũng có thứ văn hoá bạo động như vậy. Tuy nhiên, ở những nơi lý trí và luật pháp được coi trọng, thói quen tranh luận và thương thảo đã thành nếp, văn hoá bạo động dần dần nhạt đi, những cảnh ẩu đả vì những lý do vu vơ dần dần giảm xuống.

image
Ở Việt Nam, văn hoá bạo động không những không giảm thiểu mà còn bộc phát mạnh mẽ. Theo tôi, điều này có thể được giải thích bằng hai nguyên nhân: Thứ nhất, đó là di sản của chiến tranh, một biến dạng của văn hoá chiến tranh trong thời bình. Trước, suốt bao nhiêu năm chiến tranh, ở bất cứ phe nào, người ta cũng khuyến khích văn hoá bạo động, sử dụng bạo động để giành chiến thắng. Riết, thành thói quen trong nếp nghĩ và trong cách hành xử. Thứ hai, quan trọng hơn, người ta không tin vào pháp luật. Nguyên nhân của việc không tin vào pháp luật là chính chính quyền cũng không tin và không hành xử theo pháp luật. Bởi vậy, để giảm thiểu văn hoá bạo động, mọi người, bắt đầu từ giới có quyền lực, phải sống theo luật pháp.

image
Người xưa thường nói: thượng bất chính, hạ tắc loạn. Văn hoá bạo động tại Việt Nam hiện nay, do đó, xuất phát từ sự bất chính của giới lãnh đạo. Không thể thay đổi điều gì được nếu không bắt đầu thay đổi từ gốc: chính quyền.



Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

*****

Feb 25, 2015
Trong đó, ba nguyên nhân, bối cảnh chính gây ra tình trạng này là việc phát triển kinh tế thị trường không gắn liền với phát triển văn hóa, pháp luật chưa nghiêm minh và người dân mất lòng tin vào hệ thống pháp quyền dẫn ...

Feb 13, 2015
Bỏ vấn đề văn hóa sang một bên, tôi nghĩ Việt Nam vẫn có thể ngăn lễ chém lợn nếu có luật như ở Anh, nơi không ai được giết động vật khi còn sống vì sẽ gây đau đớn kéo dài cho chúng. Luật về thú y và thực phẩm cũng ...

19 hours ago
Mất văn hóa dễ dẫn tới mất nước. image. Vào những dịp cuối năm và đầu năm, tôi thường có những việc phải về quê, nhân đó mà chứng kiến hoặc nghe kể biết bao cảnh “xuống” (theo cách nói của Tản Đà) ở xã hội làng ...

Jan 27, 2015
Từ nhà vệ sinh công cộng đến các hàng quán cà phê, rồi ra đến ghế đá công viên, thậm chí là trên các di tích văn hóa lịch sử, đâu đâu cũng thấy những câu chữ phản cảm và bậy bạ của những người sinh ra không muốn làm ...

Jan 29, 2015
Trong nhiều bài viết, trên blog cũng như trên facebook, tôi hay dùng các khái niệm như văn hoá dân chủ và văn hoá độc tài, văn hoá chiến tranh và văn hoá tham nhũng, văn hoá vô cảm, và văn hoá chụp giựt, v.v…Một số ...

Nov 22, 2014
Sở dĩ nói xe máy tiện lợi là vì như đã nói ở trên, hình dáng và cách thức vận hành của loại xe này rất nhanh gọn và thích hợp với những con phố nhiều ngõ nhiều ngách ở Việt Nam. Văn hóa Việt Nam là văn hóa lề đường.

Nov 10, 2014
Nhưng may mắn vì nhờ sống ngoài lề, hắn có khoảng cách với các trung tâm văn hoá, nhờ đó, hắn có thể thoát được áp lực của truyền thống và của đám đông, có thể ít nhiều giữ được tính chất độc lập trong cách cảm, cách ...

Sep 26, 2014
Ai cũng biết, nhưng giả vờ không biết, Vì Văn hóa "giả vờ" là đồng lõa cho xã hội ăn cắp. image. Cán bộ lãnh lương 200 đô la một tháng, xây nhà chục triệu đô nhưng giả vờ" đó là công sức lao động tay chân, và trí tuệ, hay ...

Aug 10, 2014
Giáo Sư Nguyễn Đăng Hưng một Việt kiều Bỉ không ngạc nhiên khi báo chí đặt vấn đề sự khác nhau trong văn hóa ứng xử giữa Sài Gòn và Hà Nội. Có một nếp gấp rất lớn giữa hai thành phố mặc dù cùng là người Việt như ...
Sep 27, 2014
Ngoài vấn đề thiết chế, để có dân chủ, người ta cần một yếu tố khác: văn hoá dân chủ. Nói một cách tóm tắt, một nền dân chủ lành mạnh cần được xây dựng trên một nền văn hoá dân chủ lành mạnh. Không có văn hoá dân ...

May 06, 2014
Nhưng sự mất mát đau lòng nhất trên đất nước chúng tôi là mất văn hóa và không còn nhuệ khí. image. Biết làm sao được khi chúng tôi được dạy để trở thành công cụ chứ không được dạy để làm người. Tiếc thay bản chất ...

Aug 02, 2011
Qua hai bài "Kích thước văn hóa trong việc giảng dạy ngôn ngữ" và "Ngôn ngữ là văn hóa", chúng ta đã đi đến ba nhận định chính: một, ngôn ngữ thực chất là văn hóa; hai, nói hoặc viết ngôn ngữ khác với tiếng mẹ đẻ của ...

Sep 21, 2012
Nếu chính trị và văn hóa có quan hệ chặt chẽ với nhau, hệ luận đầu tiên có thể được rút ra là: muốn có một sinh hoạt chính trị đàng hoàng nghiêm túc, điều cần có, trước hết, là một văn hóa chính trị thích hợp. Cũng vậy, muốn ...

Apr 25, 2014
Hiện tượng nhất định không từ chức này phổ biến đến độ người ta gọi đó là một thứ văn hóa: văn hóa không từ chức, hoặc, diễn tả một cách khác: Việt Nam chưa có cái gọi là văn hóa từ chức. Và hai, trong cơ chế công ...

Nov 03, 2013
Nếu như ai đó nhận định xe máy cản trở quy hoạch đô thị thì ngược lại, chính tính ưu việt nhà mặt tiền tạo điều kiện thuận lợi cho nhu cầu thiết thực của người sử dụng xe máy dẫn đến phát triển “nền văn hóa xe máy”. image.

Aug 11, 2011
Liên quan đến việc giảng dạy văn hóa qua ngôn ngữ (ở đây cụ thể là tiếng Việt), tôi đã bàn đến mấy khía cạnh chính trong văn hóa giao tiếp: mức độ hoạt ngôn; các hình thức giao tiếp phi ngôn ngữ và mức độ nghi thức hóa.

May 05, 2011
Người Việt Nam vẫn hãnh diện về di sản văn hóa lớn lao do cha ông để lại từ 50 thế kỷ qua. Nhưng điều đau lòng là di sản văn hóa này đang bị tàn phá một cách nghiêm trọng. Qua bài viết dưới đây, chúng ta hãy cùng tìm ...

Aug 09, 2011
Vào chiều ngày Chủ Nhật 22 tháng 5 vừa qua, Trung tâm Văn Hóa Nghệ thuật Dân tộc Việt đã tổ chức một buổi trình diễn nhạc dân tộc Việt Nam với đề tài “Phong Châu mở hội” tại Trung tâm Văn hóa Cộng đồng Richard ...

Aug 21, 2013

“Đường lối chỉ đạo của Đảng ta về việc giữ gìn bản sắc dân tộc của nền văn hóa Việt Nam trong thời kì đổi mới: Sinh thời, Chủ tịch HCM đã nói: “Vì lẽ sinh tồn cũng như mục đích của cuộc sống, loài người mới sáng tạo và ...

image

Những nụ hôn để đời lịch sử nghệ thuật
9 quan niệm sai lầm lớn bạn nên biết khi đi lễ chù...
Phim tài liệu về khói mù ở Trung Cộng
Mất văn hóa dễ dẫn tới mất nước
Bạn có đang tự lừa dối bản thân?
Lãnh đạo Việt Nam đang theo đạo gì?
Tình bằng hữu - bạn già
Phù hiệu: QLVNCH
Sài Gòn: Hòn ngọc Viễn Đông
Sách về Mậu Thân ra mắt độc giả Mỹ
47 năm sau vụ tàn sát Tết Mậu Thân Giải Khăn Sô Ch...
Tướng Việt đón tân Bộ Trưởng Quốc Phòng Carter tại...
Đảng mất mình đi đâu?
Đường hoá học lợi hay hại cho sức khoẻ?
Nên uống nước máy hay nước đóng chai
Thơ mới: Một 7 Ba 8
Anh nằm xuống...
Đôi nét về Võ Phiến
11 cách sử dụng Internet an toàn
Tìm về “Thành phố mất tích” của người Inca
Nếu không có đảng cộng sản, Việt Nam sẽ ra sao?
Biên giới 1979: Những người Việt quay ngoắt quá kh...
Việt Nam nhiều tội phạm do đâu?
Bác sĩ thần đồng: biết phẫu thuật từ năm 7 tuổi
Việt Nam và những điều kỳ lạ
Google Việt Nam bị tấn công... ?
Lễ hội chém lợn ở Bắc Ninh gây nhiều tranh cãi
Sinh nhật buồn
Vì sao ở tuổi nghỉ hưu vẫn thích đi làm?
Văn hóa thấp ắt gây ra bạo lực
Vua phong kiến và vua Cộng sản
Báo lá cải tại Việt Nam
Có thể giảm cân 'bằng suy nghĩ'?
Những Kỷ lục Guinness nổi bật trong 60 năm
Viêm mũi dị ứng
Cuộc đời em gái Tổng thống Ngô Đình Diệm
Dê sống trên cây, leo trèo như khỉ
Báo Việt Nam gỡ bỏ bức ảnh gây nhiều tranh cãi
Thông điệp tình người qua cuốn phim Last Days In ...
Bằng cách nào để thắng Las Vegas ?

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.