Pages

Tuesday, April 14, 2015

Dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?

image
Phát hiện một đại dương 644 km dưới bề mặt Trái đất: Sự sống có tồn tại nơi đây?
Bạn có nhớ những bộ phim khoa học viễn tưởng và các cuốn sách của Jules Verne, như tác phẩm đã được chuyển thể thành phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất”? Hiển nhiên, không phải tất cả mọi thứ trong đó đều là tưởng tượng.

Có thể có rất nhiều thứ chưa được biết đến ở dưới đó… và nếu ở đó có nước… thì liệu có thể tồn tại sự sống hay không? Có thể không theo cách chúng ta biết, mà là theo một dạng thức hoàn toàn khác thì sao? Rõ ràng có tồn tại những khả năng như vậy.

image
Ảnh bìa bộ phim “Cuộc phiêu lưu vào lòng đất”

image
Truyền thuyết về thành phố dưới lòng đất Agartha.
Sau nhiều thập kỷ đưa ra nhiều giả thuyết và thảo luận về các khả năng, các nhà khoa học cuối cùng đã phát hiện ra một đại dương rộng lớn bên trong quyển Manti của Trái đất, và họ cũng chỉ ra rằng đây là một “bể chứa nước” lớn có thể đổ đầy 3 lần các đại dương trên Trái đất.

Phát hiện đáng kinh ngạc này gợi ý rằng lượng nước bề mặt của hành tinh chúng ta là đến từ bên trong Trái đất, và là một phần của “vòng tuần hoàn nước khép kín trên hành tinh” thay vì giả thuyết phổ biến hiện nay cho rằng nước trên Trái đất là từ các sao chổi đóng băng bay ngang qua hàng triệu năm về trước.

image
Các nhà khoa học hiện nay vẫn đang nghiên cứu rất nhiều về thành phần cấu tạo của hành tinh chúng ta. Họ càng hiểu nhiều bao nhiêu, thì các dự đoán về tình trạng biến đổi khí hậu, thời tiết và mực nước biển lại càng chính xác bấy nhiêu, bởi lẽ tất cả chúng đều có liên quan chặt chẽ đến hoạt động kiến tao mảng hiện đang rung chuyển liên tục ngay dưới chân chúng ta.

Nghiên cứu này đã được tiến hành bởi các nhà nghiên cứu và nhà khoa học địa vật lý ở Mỹ và Canada. Họ đã sử dụng các dữ liệu thu thập được từ USArray-một bộ bao gồm hàng trăm máy đo địa chấn rải rác trên khắp nước Mỹ để liên tục “nghe ngóng” các chuyển động của quyển manti và lõi của Trái đất.

image
“Vùng chuyển tiếp có thể chứa lượng nước nhiều bằng tất cả đại dương gộp lại”
- Tiến sỹ Pearson

image
Các nhà nghiên cứu tin rằng lượng nước trên bề mặt Trái đất có thể đến từ bên trong hành tinh và đã được “đẩy” lên bề mặt nhờ hoạt động địa chất. Một bài viết trên tạp chí Nature cho hay các nhà nghiên cứu đã tìm thấy một viên kim cương nhỏ, qua đó xác nhận sự tồn tại của một bể nước khổng lồ bên dưới lớp quyển manti của Trái đất, khoảng 600 km dưới chân chúng ta.

image
Theo trưởng nghiên cứu Tiến sĩ Graham Pearson thuộc trường Đại học Alberta, Canada, “Kết quả này cung cấp những bằng chứng xác thực cực kỳ thuyết phục cho thấy có những điểm ướt bên dưới bề mặt Trái đất”. “Vùng chuyển tiếp có thể chứa lượng nước nhiều bằng tất cả đại dương gộp lại”, TS Pearson nói. “Khối nước bên trong lý giải một phần cho việc Trái đất là hành tinh động. Lượng nước thay đổi phụ thuộc vào cách thế giới này vận hành”, ông nói thêm.

image
Cấu tạo vỏ Trái đất
Sau khi nghiên cứu các chuyển động trong lớp quyển manti và lõi Trái đất trong nhiều năm, và sau vô số phép tính toán phức tạp để kiểm tra lại giả thuyết, các nhà nghiên cứu tin rằng họ đã tìm ra một bể chứa nước khổng lồ nằm ở vùng chuyển tiếp giữa hai lớp quyển manti trên và quyển manti dưới – một khu vực nằm trong phạm vi 400-660 km bên dưới bề mặt Trái đất.

Khám phá này đã mở ra cánh cửa dẫn đến rất nhiều khả năng bên dưới khu vực này? Liệu những lý thuyết đề cập đến một Trái đất rỗng ruột có đúng không? Trái đất của chúng ta có thể không rỗng ruột, nhưng chắc chắn cũng không phải là đặc rắn. Giờ đây chính các nhà khoa học đã nói rằng, có vô số bí ẩn và những thứ rất kỳ quái đang diễn ra 600 km bên dưới bề mặt Trái đất chúng ta.

Giả thuyết mới cho rằng lớp quyển manti của Trái đất được lấp đầy bởi một khoáng chất gọi là Ringwoodite, và loại khoáng chất này được cho là chứa nước bên trong.

image
Các thông số đo lường của USArray chỉ ra rằng cường độ khoáng chất Ringwoodite đẩy lên lớp quyển manti sâu bao nhiêu, áp lực ép lượng nước ra cũng lớn bấy nhiêu. Quá trình này được gọi là “khử nước kết hợp”.

image
Agartha is a city believed to reside underneath the earth’s
Liệu có thể giới khác bên dưới chúng ta hay không? Điều đó phụ thuộc vào niềm tin của bạn, nhưng các truyền thuyết và lịch sử cổ đại thường đề cập đến địa ngục và rằng người ta có thể đến đó. Câu hỏi đặt ra ở đây là… phát hiện này có thay đổi bất cứ điều gì không? Những người hoài nghi vẫn sẽ đóng chặt tâm trí và bám cứng vào những lý thuyết và ý tưởng quý báu của họ, nhưng với mỗi nghiên cứu mới, chúng ta hiểu rằng chúng ta biết quá ít về Trái đất, về đại dương và những gì nằm bên dưới bề mặt hành tinh này.

image
the Garden of Eden



Ivan Petricevic 

image

Con tàu Việt Nam Thương tín
Cuộc chiến tiền tệ
Rùa làm gì khi bị lật ngửa?
VNCH hay VNDCCH 'cũng đều là Việt Nam'
Sự ra đời của "plastic điện tử"
Người Việt thích nổ
Hãy để 30/4 như một ngày bình thường
Bên thắng cuộc...
Mốt nhuộm tròng mắt và xăm mình.
Mẹo đối phó tình trạng mất ngủ
Trong thế giới 'cây cao bóng cả'
Ông Trọng và những 'hố bẫy' do TC cài
Hoa Kỳ kết liễu sự mập mờ của Trung Cộng về đường ...
TRỌNG: Tặng biển đảo & quà đối lập cuội và hào hợp...
Thú sưu tầm tác phẩm khiêu dâm
Phố của thành phố
Dân cần các quan sòng phẳng
Người Việt ít tình cảm?
Xuân Lộc: Tường thuật của BBC tháng 4/1975
Sinh viên người Việt chế ra tủ lạnh khỏi xài điện,...
Nguyễn Phú Trọng đã đầu hàng Tập Cận Bình
20 bức hình về triết lý nhân sinh ở đời
Ghe Dừa
Thông minh quá cũng khổ
Người Hà Nội vùng đứng lên và quyền biểu tình
Về phim 'Đất Khổ'
Chống tay đứng dậy
Vài chuyện trời ơi của du khách Trung Cộng
Trung Cộng gấp rút xây đảo Vành Khăn
TT Obama gửi thư bé gái lớp 3
Việt Nam liệu đã có độc lập, tự do?
Nga nghĩ gì về quan hệ Việt-Mỹ-Trung?
Điều Việt Nam cần làm ngay bây giờ
Chúng tôi vẫn sống
Chuyện cẩu tặc và …đại gia tặc!
Người bán sách trên bãi biển Nha Trang
30 Tháng Tư: Hòa bình và hòa giải Dân Tộc
Khuyết tật không phải là giới hạn
Ai là kẻ thù của Việt Nam?
Tháng Tư mãi là nỗi buồn!

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.