Pages

Thursday, June 25, 2015

Nghĩ thoáng về chuyện đọc thơ

love animated GIF
Trong một đất nước thường được gọi là nước thơ như Việt Nam, hẳn có nhiều người thích đọc thơ. Nhưng đọc thơ là đọc cái gì?

image
Đọc thơ, trước hết, theo tôi, là đọc một văn bản. Đọc văn bản là đọc chữ. Chữ thực chất là một thứ ký hiệu. Không có ký hiệu nào tự nó và cho nó cả. Ký hiệu nào cũng là một ký hiện của một cái gì khác. Ferdinand de Saussure (1857-1913) phân biệt hai khía cạnh của ký hiệu (sign): cái biểu đạt (signifier) và cái được biểu đạt (signified), tức, nói một cách tóm tắt, chữ và ý nghĩa của chữ. Nhưng chữ trong thơ không phải là những xác chữ trong từ điển. Trong thơ, mỗi chữ đều có âm vang và màu sắc riêng. Không những vậy, ngay cả cách trình bày của chữ và những khoảng cách giữa các chữ cũng có âm vang và màu sắc của chúng. Chính những âm vang và màu sắc ấy tạo nên nhạc tính và ẩn ý của thơ.

http://baomai.blogspot.com/
Đọc thơ, hơn nữa, là truy tìm những cấu trúc và những mối quan hệ liên quan đến những cấu trúc ấy. Có thể nói, hiểu một bài thơ là phát hiện ra được cái quan hệ ẩn tàng trong và ngoài bài thơ ấy. Phát hiện các quan hệ là phát hiện tính hệ thống của một bài thơ. Bài thơ hay bất cứ một tác phẩm nghệ thuật nào cũng là một hệ thống. Tính hệ thống được biểu hiện qua cấu trúc. Hiểu một bài thơ, do đó, thực chất là khám phá ra cấu trúc của nó.

Trước, với các nhà Phê bình Mới và các nhà cấu trúc luận, cấu trúc ấy là một cái gì khép kín, bao gồm các quan hệ nội tại giữa những cái biểu đạt và những cái được biểu đạt trong bài thơ. Với các nhà hậu cấu trúc và giải kiến tạo sau này, một cái cấu trúc khép kín như vậy là một điều phi thực. Cái được biểu đạt không phải là những gì cố định, bất biến và tự tại. Cái được biểu đạt ấy, đến lượt nó, lại trở thành cái biểu đạt cho một cái gì khác nữa. Cứ thế, liên tục. Hệ quả, cái gọi là hiểu một bài thơ là một tiến trình hầu như vô tận. Không ai có thể đi đến cùng nó cả. Nó không ngớt được mở rộng và cũng ngớt được/bị hóa thân, ở mỗi người đọc cũng như ở từng lần đọc. Chính vì thế, nhiều người ví bài thơ cũng như dòng sông của Heraclitus, triết gia cổ đại Hy Lạp, ở đó, không ai có thể tắm hai lần được.

image
Tiến trình nào cũng có sử tính: sử tính của việc tìm hiểu. Do đó, đằng sau một bài thơ, bất cứ là bài thơ nào, cũng có đến hai lịch sử: một, lịch sử nó được sáng tác và phổ biến; hai, lịch sử nó được đọc. 

Chỉ có loại lịch sử thứ hai mới trở thành tài sản của bài thơ: nó làm cho bài thơ giàu có và sâu sắc hơn hẳn. Nói cách khác, cái chúng ta quen gọi là ý nghĩa của bài thơ vừa là những gì chất chứa bên trong và/hay được khơi gợi từ bài thơ vừa là lịch sử của các phát hiện mà người đọc, từ thế hệ này đến thế hệ khác, mang đến cho nó. Cũng là Truyện Kiều, nhưng cái Truyện Kiều chúng ta có hiện nay chắc chắn là giàu có và sâu sắc hơn cái Truyện Kiều lúc Nguyễn Du còn sinh thời.

http://baomai.blogspot.com/
Khi đọc thơ, người ta không chỉ đọc thơ. Đọc thơ còn là đọc các cảm xúc và ý nghĩ dậy lên từ chính tâm hồn của mình. Đọc, do đó, không phải chỉ là một tiến trình hướng ngoại, hướng đến tác phẩm và sau đó, tác giả, mà còn là một tiến trình hướng nội, hướng vào thế giới mênh mông nhưng bí ẩn bên trong chính bản thân mình.

Tôi muốn ví việc đọc thơ với việc uống rượu: để thấy được cái ngon của rượu, người ta phải lắng nghe những cảm giác còn lại trên lưỡi và trong họng của mình. Lúc rượu đã chảy hẳn vào bụng.



Tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc

http://baomai.blogspot.com/

Ðiền Nguyễn: tác giả bài hát Nation of America
Suy nghĩ về Giáo sư Trần Văn Khê
Tiền và hạnh phúc: Mối liên hệ bí mật
Bài diễn thuyết hay nhất từ Charlie Chaplin gửi tớ...
Putin: "không liên minh với Trung Cộng"
Dễ như làm công an xã
Công an muốn truy tố Trang Trần
Một vụ lừa ngoạn mục của giới luật sư Đức
Chữ Nghĩa Việt Cộng
Việt Nam lại như thời Tự Đức?
Chuẩn bị cho những xáo trộn nghiêm trọng ở Nga
Những điều mạo hiểm nên thử trong đời
Bài viết của Lm Nguyễn Duy Tân
Thiền là chấp nhận
Nhật Bản kỷ niệm Trận chiến Okinawa
Tác giả nhạc phim Titanic tử nạn
Bi kịch của thiên tài
Băng vệ sinh Anion_China nhiễm phóng xạ
Những gì bắt đầu từ đây sẽ làm thay đổi thế giới
Phép lạ cho Carly?
Mai Linh Tôn với niềm vui 'bước chân vào Harvard'
Bất động sản thế giới đi về đâu?
Bên trong nhà tù ghê rợn nhất thế giới
Giáo dục VN 'đẽo cày thành tăm'
Giá như ông cha ta đừng 'cứng đầu’
Nướng thịt ngon với 'công nghệ Harvard'
Chân dung khỏa thân gây chấn động
Tình dục và bạo lực: Nhà nghỉ trong phim ảnh
Cha già gửi con gái nhân ngày Father’s Day
R.I.P: Nhạc sĩ Thanh Bình
Ải Nam Quan là của người Việt Nam
Quyền chửi là tự do ngôn luận
Khỉ nâu: hiện thân của thần thánh trong Hindu giáo...
Napoleon và một số chuyện về sau
Cái bục giảng và chuyện làm giáo dục
Xả súng tại nhà thờ người da đen ở Charleston
Chiến tranh Nhân dân có hiệu lực trên biển?
Bệnh bí hiểm biến thức ăn trong ruột thành rượu
Những cách chữa thẹn...
Hình ảnh nghèo nàn "thời bao cấp" ở Hà Nội năm 197...

1 comment:

  1. • ”Muốn làm họa sĩ thì phải học vẽ, muốn thành nhạc sĩ thì phải học đàn, còn muốn thành nhà thơ thì… không cần học gì. Nước ta đã phổ cập giáo dục tiểu học từ lâu, người nào cũng có thể thông thuộc bảng chữ cái A,B,C để ghép vần.”
    Lê Thiếu Nhơn
    28 Tháng 6 lúc 13:56 • Đã chỉnh sửa •
    BÙNG PHÁT NHÀ THƠ VÀ KỸ NGHỆ TẶNG THƠ
    https://www.facebook.com/lethieunhon/posts/1880548528836462:0
    Hình như anh nói điều này khá chính xác. Tuy nhiên anh có biết định nghĩa loại thơ "Tân Hình Thức" thế nào không? Họ nói : "chữ không cần nghĩa", cho nên họ xuống hàng tùy hỷ: như "hạnh phúc" họ cắt chữ "phúc" rớt khỏi chữ hạnh...
    • lúng
    túng
    • lập
    tức
    • xoa
    dịu
    Thế thì ai làm thơ cũng được, và ai cũng là nhà thơ...Họa thì quẹt hình gì cũng được, màu gì cũng được...thế là thành họa sĩ...Còn nhạc thì cả nhân loại VN biết hết rồi...thế là nhạc sĩ...để có danh gì với đống phân.
    Và...mời bạn thử xem thơ của nhà thơ Vương Ngọc Minh viết thơ Tân Hình Thức tặng tiến sĩ Nguyễn Hưng Quốc:
    THƠ (SỰ QUỞN)
    Vương Ngọc Minh
    ... gửi nguyễn hưng quốc
    http://www.thotanhinhthuc.org/singleBaitho/bt_VNM_THO.html
    dợm đào huyệt chực nhớ
    vừa ghi lung tung dưới
    lưng khom ngó xuống chả
    hiểu sao có những chữ
    “bảo bọc – và – ăn nhầm
    chi tới – tóc trắng – bắc
    kì – chứ lị!” phải mất
    5 phút truy vấn chữ
    với nghĩa – ôi! cũng chỉ
    của đời thường tuy nhiên
    sự việc dợm đào huyệt
    chả đi đến đâu tôi
    quyết định luộc hai quả
    trứng gà nói làm làm
    liền bắc kì khi cho
    hai quả trứng vào nồi
    ưa càm ràm đâu đâu
    riêng tôi ưa lơ mơ
    nghĩ – kì thực có ai
    đếm đã ăn bao nhiêu
    quả trứng trong đời chưa?”
    giở quẻ lại nhận thấy
    rất ư bi kịch (nhất
    cự li nhì tốc độ!)
    nếu tiếp tục để đầu
    rối rắm (bể) lung tung
    sẽ hết biết đường bỏ
    bộ – gặp tình (bể) lúng
    túng bắc kì giả đò
    ho khan (!) tôi ho tiếng
    nghe “khục khục ...” quái đản
    nơi hai khóe mắt giờ
    vướng đầy sương mù (!) lập
    tức căng người – ô! hóa
    khói từ nồi hai quả
    trứng luộc bốc mù mịt

    mở nắp nồi chúi đầu
    tôi trút hết ý dợm
    đào huyệt ôi – cũng tuyền
    thứ của nợ dấm dớ
    lăng nhăng bắc kì (cựu!)
    vào “mệnh!” bây giờ tôi
    ngồi im nhủ “hãy xoa
    dịu nỗi tôi khơi gợi
    niềm đam mê sự ham
    sống những thơ mộng ... nào
    nào!”

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.