Pages

Tuesday, March 30, 2021

Điều gì sẽ xảy ra khi ông bà cùng con cái nuôi dạy cháu

 image

Nghiên cứu mới cho thấy vai trò của ông bà trong việc cùng nuôi dạy con trẻ. Các gia đình có mối quan hệ mẹ-ông-bà tốt hơn có xu hướng ít xung đột hôn nhân hơn, và trở lại, có mối quan hệ cha mẹ-con cái tích cực hơn.


Khoảng một tỷ người trên thế giới ngày nay là những người ông, người bà. Bởi vì con người đang có tuổi thọ dài hơn, chúng ta đang có nhiều thời gian làm ông bà hơn so với các thế hệ trước. Thêm nữa là, mọi người nhìn chung đang có  ít con hơn, nghĩa là ông bà có thể dành nhiều thời gian riêng hơn cho mỗi đứa cháu hơn trước.

 

Ông bà luôn có vai trò quan trọng mọi nơi trong gia đình và vai trò của họ vẫn tiếp tục mở rộng ra, nhưng mức độ tham gia của họ vào cuộc sống của các cháu của họ là khác nhau trên khắp thế giới. Ở Hoa Kỳ, vào năm 2012, khoảng 10% ông bà sống với một đứa cháu. Ở Phi Châu và Á Châu, sống trong một hộ gia đình có nhiều thế hệ là một thực tế phổ biến.


image

Ông bà có vai trò quan trọng cho các gia đình nuôi dạy con cái trong những ngôi nhà liên thế hệ.


Một số nghiên cứu gần đây về gia đình ở một số quốc gia Á Châu giúp làm sáng tỏ cách ông bà tham gia cùng nuôi dạy cháu, điều mà các nhà nghiên cứu định nghĩa như là sự chia sẻ trách nhiệm chăm sóc trẻ em và nuôi dạy giữa hai hoặc nhiều người lớn. Những nghiên cứu này cho thấy rằng trẻ em được hưởng ích lợi khi các bậc cha mẹ có mối quan hệ bền chặt với những người ông, bà cùng nuôi dạy trẻ, và chỉ ra một số cách mà mối quan hệ này có thể được nuôi dưỡng.

 

Sự hòa hợp giữa cha mẹ và ông bà giúp con cái như thế nào


image

Khi cha mẹ và ông bà hòa thuận, những ích lợi dường như sẽ thấm nhập cho cả bản thân cha mẹ và trẻ em.

 

Nhà nghiên cứu Xiaowei Li và các đồng nghiệp của cô gần đây đã khám phá việc  ông bà và cha mẹ cùng nuôi dạy trẻ ở Trung cộng, nơi nó rất phổ biến, qua nhiều nghiên cứu. Trong nghiên cứu năm 2019 của họ, gần 180 bà mẹ có con học mẫu giáo đã hoàn thành bảng khảo sát về cách nuôi dạy con của họ. Phần lớn các gia đình sống trong các hộ gia đình ba thế hệ và 80% các gia đình chỉ có một con.

 

Bảng khảo sát hỏi về các khía cạnh tích cực của mối quan hệ  cùng nuôi dạy trẻ giữa cha mẹ và ông bà, chẳng hạn như mức độ họ đồng ý, cảm thấy gần gũi, hỗ trợ lẫn nhau, và tán thành việc nuôi dạy trẻ của ông bà, cũng như các khía cạnh thách thức như mức độ mà ông bà làm ảnh hưởng vai trò của họ hoặc không làm đúng phần  của ông bà trong việc chăm sóc trẻ, và mức độ họ có xung đột trước mặt đứa trẻ. 


image


Các nhà nghiên cứu cũng đo lường các bà mẹ có năng lực cảm giác ra sao trong việc sử dụng các chiến lược làm cha mẹ và dạy con họ các kỹ năng phù hợp với lứa tuổi của trẻ. Khi bắt đầu nghiên cứu và sáu tháng sau, các bà mẹ đã trả lời các câu hỏi về năng lực xã hội của con họ – chúng có thể hòa đồng tốt ở mức độ nào với những người khác.

 

Họ đã có những phát hiện nào? Những bà mẹ có mối quan hệ chặt chẽ với ông bà (hầu hết là bà ngoại) trong việc nuôi dạy trẻ có xu hướng cảm thấy hiệu quả hơn trong vai trò làm cha mẹ của họ, và, trở lại, đến lượt con cái của họ có xu hướng trở nên thành thạo hơn về mặt xã hội trong sáu tháng sau đó. Các nhà nghiên cứu giải thích rằng ông bà, với kinh nghiệm nuôi dạy con cái phong phú của mình, có thể hỗ trợ, làm gương, khích lệ khi họ hợp tác nuôi dạy trẻ, điều có thể có tác động đến cách các bà mẹ có năng lực cảm thấy trong vai trò nuôi dạy con cái của họ. Và khi các bà mẹ cảm thấy tự tin hơn, họ có thể tiếp cận cách nuôi dạy con cái tích cực và kiên trì hơn, điều này có thể thúc đẩy sự phát triển xã hội của con cái họ.


image


Việc cha mẹ – ông bà cùng nuôi dạy chăm sóc trẻ dường như cũng ảnh hưởng đến các khía cạnh khác của sự phát triển của trẻ. Trong một nghiên cứu năm 2020, cô Li và các đồng nghiệp của cô đã khám phá ra ảnh hưởng của nó đối với nỗ lực kiểm soát của trẻ mẫu giáo – khả năng chúng điều chỉnh cách đáp lại một tình huống, kế hoạch và nhận biết sự mới lạ hoặc những lỗi lầm – điều này có một vai trò đối với sự khỏe mạnh về mặt cảm xúc xã hội của trẻ. Đối với trẻ mẫu giáo, nó có thể phát huy tác dụng khi chúng nhận được một món quà mà chúng không thích, phải tìm cách chia sẻ đồ chơi, hoặc nhận ra rằng ai đó đã phạm luật chơi trong một trò chơi.

 

Hơn 250 cặp vợ chồng đến từ Trung cộng, gồm cả cha và mẹ, đã hoàn thành bảng khảo sát về mối quan hệ của họ với người ông, bà chủ yếu cùng nuôi dạy con (85% bà ngoại, 15% ông ngoại) hai lần trong 10 tháng. Các bà mẹ cũng hoàn thành bảng câu hỏi về nỗ lực kiểm soát của con họ.


image


Nghiên cứu cho thấy rằng những người cha và người mẹ có mối quan hệ tương đồng hơn trong việc cùng nuôi dạy trẻ với ông bà có khuynh hướng có con cái với khả năng kiểm soát tốt hơn vào 10 tháng sau. Nói cách khác, khi cả cha và mẹ đều đồng tình về cách họ đánh giá chất lượng mối quan hệ của họ với ông bà (ví dụ: cả cha và mẹ đều nói rằng họ phối hợp tốt với ông bà như một đội), điều đó có xu hướng là tốt cho trẻ. Mặt khác, khi cha hoặc mẹ có mối quan hệ tốt hơn đối tác của họ trong việc cùng nuôi dạy trẻ với ông bà, con cái của họ thường có ít khả năng kiểm soát hơn.


image


Cô Li và các đồng nghiệp của cô đề xuất rằng khi mối quan hệ cùng nuôi dạy trẻ của cha mẹ với ông bà không tương đồng, thì xung đột lớn hơn giữa cha và mẹ có thể tác động đến môi trường tình cảm của gia đình, và trở lại, làm tiêu hao năng lượng và khả năng phục hồi của trẻ. Mặt khác, sự hòa hợp hơn trong các mối quan hệ cùng nuôi dạy trẻ giữa cha mẹ và ông bà có thể tạo ra một môi trường nuôi dưỡng nhiều hơn để trẻ quan sát và học cách tự điều chỉnh.

 

Cuối cùng, xung đột giữa cha mẹ và ông bà có thể ảnh hưởng đến các mối quan hệ khác trong gia đình. Trong một nghiên cứu khác vào năm 2020, cô Li và đồng nghiệp của cô đã xem xét sâu hơn mối quan hệ giữa các cá nhân  trong ba thế hệ. Ngoài việc đo lường chất lượng của các mối quan hệ cha mẹ – ông bà, họ cũng đo lường các mối quan hệ hôn nhân giữa mẹ và cha và mối quan hệ cha mẹ – con cái trong hơn 300 gia đình ở Trung cộng. Cụ thể, họ hỏi các ông bố bà mẹ về mức độ thường xuyên xung đột trong hôn nhân của họ. Họ cũng hỏi các ông bố, bà mẹ về sự gần gũi, xung đột và phụ thuộc giữa họ với nhau và con cái đang học mẫu giáo.

 

Kết quả của nghiên cứu chứng minh rằng, nhìn chung, các gia đình có mối quan hệ mẹ-ông-bà tốt hơn có xu hướng ít xung đột hôn nhân hơn, và trở lại, có mối quan hệ cha mẹ-con cái tích cực hơn.


image


“Có một câu từ cổ xưa ở Trung cộng rằng “mọi thứ sẽ hưng thịnh nếu gia đình hòa thuận”, điều này cho thấy sự hòa thuận của là rất quan trọng,” cô Li và đồng nghiệp của cô nói. “Ngay cả trong trường hợp xung đột, cha mẹ và ông bà sẽ đặt lợi ích gia đình của họ lên hàng đầu và kiểm soát những cảm xúc tiêu cực của họ.” Mặt khác, nếu những tương tác tiêu cực đang xảy ra giữa cha mẹ và ông bà, thì sau đó căng thẳng và xung đột này có thể lan sang các mối quan hệ khác trong gia đình.

 

Giao tiếp để có khả năng cùng nuôi dạy trẻ tốt hơn

 

image

Cha mẹ và ông bà có thể thực hiện những bước nào để có một mối quan hệ hòa thuận và bền chặt hơn? Một nghiên cứu mới đưa ra ít nhất một manh mối về vai trò của giao tiếp tốt.

 

Việc nuôi dạy con cái giữa cha mẹ và ông bà là phổ biến ở Việt Nam, nơi  50% ông bà sống với một đứa cháu. Một nghiên cứu năm 2020 của Nam-Phuong Hoang và các đồng nghiệp của cô với hơn 500 phụ huynh từ Việt Nam đã khám phá sự hợp tác và xung đột trong việc nuôi dạy trẻ giữa cha mẹ và ông bà của trẻ 4 tuổi.

 

Cha mẹ (hầu hết là các bà mẹ có trình độ đại học trở lên) đã hoàn thành bảng câu hỏi về cách thức giao tiếp cởi mở hoặc xung đột của họ với ông bà. Họ cũng được hỏi về các hành vi kiểm soát tâm lý của ông bà, như liệu ông bà có thất vọng nếu họ không được tin tưởng hay họ có can thiệp vào các vấn đề của các bậc cha mẹ này hay không.

 

Các nhà nghiên cứu nhận thấy rằng những bậc cha mẹ có kiểu giao tiếp cởi mở hơn có xu hướng có mối quan hệ hợp tác nhiều hơn với ông bà. Ngoài ra, những ông bà ít kiểm soát tâm lý hơn có xu hướng có các kiểu giao tiếp cởi mở hơn và, trở lại, ít xung đột hơn trong các mối quan hệ cùng nuôi dạy trẻ của họ của họ.


image


Cô Hoàng và các đồng nghiệp của cô giải thích rằng cha mẹ có thể đạt được trạng thái cùng nuôi dạy trẻ cân bằng hơn với ông bà bằng cách xây dựng cho họ kỹ năng giao tiếp xây dựng và quyết đoán để giải quyết các bất đồng. Giao tiếp cởi mở bao gồm cảm giác rằng quý vị có thể tự do trao đổi thông tin mà không bị hạn chế và quý vị cảm thấy được thấu hiểu.

 

Nghiên cứu gần đây về ông bà đã nhấn mạnh rằng việc điều hướng mối quan hệ cùng nuôi dạy trẻ không phải là không có những thách thức của nó. Nhưng sự tham gia của ông bà vào việc nuôi dạy trẻ có thể mang lại những lợi ích to lớn cho gia đình, và cho chính ông bà.


image


Maryam Abdullah, Ph.D., là giám đốc chương trình nuôi dạy con cái của Greater Good Science Centre. Cô là một nhà tâm lý học phát triển có chuyên môn về các mối quan hệ cha mẹ – con cái và sự phát triển của trẻ em về các hành vi xã hội. Bài báo này ban đầu được xuất bản trên tạp chí trực tuyến Greater Good.

 

 

 

Maryam Abdullah _ Lý Bình


image


Người Mỹ Thực dụng
Kinh tế thời Biden sẽ trở thành đoàn tàu trượt bánh
Nhau thai người ở chợ đen Trung cộng
Sáu trong tám nạn nhân 3 tiệm spa ở Atlanta là phụ nữ châu Á
IRS bắt đầu giải ngân chi phiếu cứu trợ 1.9 nghìn tỷ USD
Nước Mỹ sau một năm với Covid
7 vấn đề sức khỏe do dùng gối sai
Cứu trợ COVID-19 trị giá 1.9 nghìn tỷ USD
Đại dịch _ phòng ngừa _ và sự chắc chắn của việc đổ lỗi
Texas dỡ bỏ lệnh bắt buộc đeo khẩu trang vì COVID
Lý do tượng vàng tạc hình ông Trump cầm ‘cây đũa thần’
Căng thẳng và hệ thống miễn dịch
Gửi thế hệ tương lai _ ‘Cuộc sống tốt hơn nhiều khi ta có gia đình ở bên’
Nước Mỹ vì sao nên nông nỗi?
Điều nhỏ bé với tình yêu vĩ đại
Tính cách phương Tây định hình bởi Giáo hội La Mã?
Thành phố 'nổi' giữa ngập lụt ở Lagos, Nigeria
Chloe Zhao _ phụ nữ châu Á đầu tiên đoạt giải Đạo diễn xuất sắc nhất
5 thượng nghị sĩ ĐCH bỏ phiếu kết tội cựu TT Trump bị khiển trách
Thói quen đặc biệt của bà cụ mất trí nhớ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.