Pages

Tuesday, July 6, 2021

Trung cộng so tay đôi với Hoa Kỳ

 BM

Phương Tây càng xuống nước nhượng bộ Trung cộng và vờ như họ đang không bị Trung cộng thách đấu một cách hiếu chiến và hiện đang thua cuộc trước lời thách đấu đó càng lâu, thì tương lai của phương Tây càng không chắc chắn.

 

Không còn nghi ngờ gì nữa, Hoa Kỳ hiện đang trong cùng một trận đấu với Trung cộng về việc quốc gia nào sẽ là bá chủ của thế giới. Trong các khía cạnh quan trọng, chúng ta đang tái hiện  thách thức của Đức đối với Anh Quốc trước Đệ nhất Thế chiến và thách thức lần nữa của Đức trong những năm 1930, hoặc thách thức của Liên Xô trong 45 năm sau Đệ nhị Thế chiến. Khi Trung cộng trở nên mạnh mẽ hơn và quyết đoán hơn, và đặc biệt là khi Hoa Kỳ đang mò mẫm lối ra khỏi một giai đoạn phân tâm và xung đột chính trị nội bộ to lớn, thì Trung cộng, giống như Hitler, trở nên trơ trẽn và khiêu khích hơn.

 

Hitler tái quân sự hóa Rhineland vào năm 1936 khi người Pháp có thể dễ dàng đẩy lùi ông ta nhưng lại không làm. Hitler đã thôn tính toàn bộ nước Áo vào đầu năm 1938, [khi ấy] người Pháp và người Anh coi đó không gì khác hơn là sự thể hiện mong muốn quốc gia của Áo. Họ nhận ra rằng họ không thể tham chiến để ngăn chặn người Séc gốc Đức (người Sudeten) trở thành người Đức, nhưng hành động của họ tại Hội nghị Munich đã phá hủy nhà nước Tiệp Khắc mà các nhà lãnh đạo của họ, cùng với Tổng thống Woodrow Wilson, đã tạo ra chưa đầy 20 năm trước đó. Chỉ đến khi Hitler chiếm được cả nơi mà ngày nay là Cộng hòa Séc, thì người Anh mới bắt đầu phản ứng một cách nghiêm túc. Ngay cả khi đó, thủ tướng của họ là ông Neville Chamberlain vẫn chỉ miễn cưỡng tham gia Đệ nhị Thế chiến sau khi Ba Lan bị xâm lược.


BM


Tất nhiên, lãnh đạo Trung cộng Tập Cận Bình không phải là kẻ hiếu chiến về mặt tâm lý như Hitler, một kẻ ảo tưởng diệt chủng điên cuồng, luôn chủ động tìm kiếm chiến tranh miễn là điều đó diễn ra trong những hoàn cảnh thuận lợi. Hitler từng tuyên bố đã tận hưởng bốn năm chiến đấu ở chiến hào trong Đệ nhất Thế chiến, ở đó ông ta đã từng bị thương, bị ngạt khí và hai lần được tặng huy chương cho lòng dũng cảm. Ông ta cảm thấy rằng mình phải khơi mào cuộc chiến tranh xâm lược Âu Châu theo một lịch trình nghiêm ngặt vì chứng nghi bệnh ám ảnh khiến ông ta tin rằng mình sẽ chết yểu. (Ông ta đã làm vậy, nhưng chỉ vì ông ta đã kích động những lực lượng không thể chống lại để tiêu diệt ông ta.)

 

Ông Tập cũng không thể so sánh dù chỉ là một chút với Hoàng đế Wilhelm II, người có cái tôi bồng bột non dại cùng tính khí bốc đồng mà đã trao cho đế chế Habsburg mục nát ở Vienna “tờ chi phiếu trắng” khét tiếng-[cam kết hỗ trợ vô điều kiện của Đức dành cho Áo-Hung nếu nước này sử dụng vũ lực chống lại Serbia sau vụ ám sát Thái tử Áo-Hung Franz Ferdinand ở Serbia] để đẩy cả Âu Châu vào chiến tranh. Việc so sánh với Stalin cũng phải hết sức thận trọng; mặc dù ông ta là người dã man, và mặc dù ông ta cùng những người kế nhiệm của ông ta có hăm hở khuấy động các cuộc cách mạng Cộng sản ở các nước khác nhau từ Hy Lạp đến Congo, đến Cuba cho đến Indonesia đến mấy, thì cả Stalin và bất kỳ người kế nhiệm nào của ông ta đều chưa bao giờ dám đối đầu quân sự với Hoa Kỳ.


BM

Các biển báo với cờ Hoa Kỳ và cờ Trung cộng ở Thanh Đảo thuộc tỉnh Sơn Đông phía đông Trung cộng vào ngày 08/05/2019.

 

Cũng không có lý do gì để tin rằng ông Tập sẽ làm như vậy, nhưng cả thế giới đều thấy Bắc Kinh ngày càng làm gia tăng nguy cơ và ngày càng trở nên trơ trẽn và khiêu khích hơn trong cách cư xử của mình. Trong nhiều thập kỷ, Trung cộng đã khai thác niềm tin của các nhà lãnh đạo có thiện chí ở phương Tây rằng sự đối xử tốt sẽ được đền đáp lại. Nhưng Trung cộng đã phớt lờ các cam kết thương mại và tiền tệ và chế nhạo các khái niệm nhân quyền của phương Tây bằng cách áp bức người Duy Ngô Nhĩ và mọi hình thức thực hành tôn giáo. Và nhà cầm quyền này cũng đã phá bỏ hiệp ước Hồng Kông với Anh Quốc, quốc gia vẫn là một trong những nước quan trọng và được tôn trọng nhất trên thế giới. Đánh giá từ các tuyên bố công khai của Trung cộng, họ chỉ muốn huých nhẹ các đối thủ tiềm năng xung quanh mình và chứng minh rằng họ thực sự là cường quốc hàng đầu thế giới mà tất cả các quốc gia khác đều phải nể phục.

 

Mặc dù điều này chắc chắn là ít tồi tệ hơn những gì Hitler hay Stalin hoặc thậm chí có thể là cả Hoàng đế Wilhelm II đã muốn làm với chúng ta, nhưng không nên nghĩ rằng sự thống trị và bá quyền nói chung của Trung cộng là điều mà phương Tây sẽ xem nhẹ.

 

Phương Tây được dẫn đạo bởi các giá trị từ Hy Lạp-La Mã và sau đó là Do Thái Giáo-Cơ Đốc Giáo kể từ khoảng năm 600 trước Công Nguyên. Không nên đánh giá thấp mức độ nhục nhã và nhụt chí của việc những giá trị đó hoàn toàn bị chi phối bởi một lý niệm do Trung cộng sai phái. Nỗi sỉ nhục tiềm ẩn trong một kỷ nguyên biến động kiểu như vậy của thế giới sẽ làm tiêu tan đi nhuệ khí của xã hội chúng ta và chúng ta có thể bước sang một thời kỳ đen tối kéo dài, đau thương và khốn khổ như thời kỳ mà Trung cộng vừa mới bước ra khỏi.


BM


Hoàng đế Wilhelm II và Hitler đã cố gắng tự thuyết phục bản thân rằng các nhà lãnh đạo của các cường quốc đối địch đều là những kẻ yếu thế, và ông Tập dường như đã đi đến—ít nhất là trong vài tháng qua—một kết luận tương tự như vậy. Trên thực tế, khó có thể trách họ về kết luận đó, nhưng điều mà hoàng đế Đức và Quốc trưởng không tính đến là Thủ tướng Anh H.H. Asquith và Bộ trưởng Chiến Tranh Pháp Paul Painlevé, Thủ tướng Anh Chamberlain và Thủ tướng Pháp Édouard Daladier sẽ sớm được thay thế bởi Thủ tướng Anh Lloyd George, Thủ tướng Pháp Georges Clemenceau, Thủ tướng Anh Winston Churchill, và Tổng thống Pháp Charles de Gaulle, và cuộc sống sẽ trở nên phức tạp hơn nhiều. Truyền thông và ngoại giao giờ đây mang nhiều thông tin hơn so với thời đó và sự phổ biến của vũ khí nguyên tử gây ra sự lo lắng cho tất cả các nhà lãnh đạo thế giới, không giống như bất cứ điều gì có được trong thời kỳ trước khi có vũ khí nguyên tử.

 

Cả ba chế độ, Đức dưới thời Hoàng đế Wilhelm II (Đệ nhị Đế chế), dưới thời Hitler (Đệ tam Đế chế) và Liên bang Xô viết của Stalin, đều mắc phải một sai lầm chiến lược to lớn và giống hệt nhau là đánh giá thấp Hoa Kỳ. Khi Đệ nhất Thế chiến đang bế tắc ở mặt trận phía Tây giữa Đức và quân đội của Đế quốc Pháp và Anh, hoàng đế đã mắc sai lầm nghiêm trọng khi đồng ý tấn công tàu của lực lượng Thương gia Hàng hải Hoa Kỳ trong hải phận quốc tế để cố gắng bóp nghẹt Anh và Pháp.

 

Hoa Kỳ không có lựa chọn nào khác ngoài việc tiến hành một cuộc chiến tranh chống lại Đức, mà Tổng thống Wilson lúc đó đã mô tả như là một “cuộc chiến nhằm chấm dứt mọi cuộc chiến” và một cách để “làm cho thế giới trở nên an toàn cho các nền dân chủ.” Mặc dù là người sáng lập chính của Hội Quốc Liên-[tiền thân của Liên Hiệp Quốc], nhưng ông đã không thành công trong việc bảo đảm sự gắn bó của Hoa Kỳ với tổ chức này, và mặc dù ông là người đầu tiên truyền cảm hứng cho quần chúng thế giới về một tầm nhìn về hòa bình lâu dài, ông đã tạo ra Hiệp ước Versailles, được tư lệnh tối cao của quân đội đồng minh, Thống chế Foch của Pháp, mô tả một cách nhã nhặn là “không phải là một nền hòa bình. Đó là một hiệp định đình chiến trong 20 năm.”


BM


Hitler đã học được bài học về việc không tấn công tàu thuyền của người Mỹ, thậm chí ngay cả khi Tổng thống Franklin D. Roosevelt mở rộng lãnh hải của Hoa Kỳ từ 3 đến 1,800 dặm, và ra lệnh cho Hải Quân Hoa Kỳ tấn công khi phát hiện bất kỳ tàu Đức nào (tuy rằng, theo Đạo luật Lend-Lease, ông đã bán cho người Anh và người Canada bất cứ thứ gì họ muốn với các điều khoản hào phóng). Hitler đã không cắn câu, nhưng ông ta cũng không phối hợp với quân Nhật. Và khi Tổng thống Roosevelt ngừng cung cấp dầu cho Nhật Bản-quốc gia có 85% dầu là nhập cảng, chủ yếu từ Hoa Kỳ-thì Hitler đã không đưa ra bất kỳ kế hoạch nào để cung cấp cho họ từ Trung Đông và phối hợp cuộc tấn công đã lên kế hoạch của mình vào Nga với cuộc tấn công của Nhật Bản từ Viễn Đông.

 

Và khi Nhật Bản, thay vì chấp nhận sự nhục nhã của việc đình chỉ cuộc xâm lược man rợ vào Trung cộng và Đông Dương, tấn công Trân Châu Cảng, thì Hitler đã tuyên chiến với Hoa Kỳ. Khi làm điều này sau cuộc xâm lược Liên Xô, ông ta phát hiện ra rằng mình đang trong chiến tranh với Hoa Kỳ, Liên Xô, Khối thịnh vượng chung và Đế chế Anh, mà họ đều sở hữu, như Thủ tướng Churchill từng nói vào thời điểm đó, “gấp hai lần, hoặc ba lần sức mạnh của nước Đức.” Và khi Stalin từ chối lời đề nghị của Tổng thống Roosevelt về một chương trình phục hồi kinh tế to lớn và sự công nhận là một siêu cường đồng đẳng trên thế giới, và phớt lờ những cam kết của Tehran và Yalta về bầu cử tự do và di tản khỏi Đông Âu, ông ta đã bước vào một cuộc Chiến tranh Lạnh mà Liên Xô cuối cùng không thể giành thắng lợi.


BM


Ông Tập Cận Bình dường như không sở hữu bất kỳ khuynh hướng dũng cảm và liều lĩnh bồng bột nào của Hoàng đế Wilhelm, cũng như không có bất kỳ sự điên rồ nào của Hitler, và [cũng không] sở hữu một quan niệm tinh vi và kiên nhẫn hơn nhiều về việc thúc đẩy cho lợi ích của Trung cộng hơn so với Stalin và những người kế nhiệm của ông ta cho lợi ích của Liên Xô. Ông Tập chắc hẳn phải có một số nhận thức về tiềm lực của người Mỹ về mục tiêu và vận mệnh hiển nhiên (manifest destiny) của Hoa Kỳ để duy trì vị thế độc nhất của quốc gia này trên thế giới.

 

Nhưng mọi người nói chung—đặc biệt là những người có rất nhiều quyền lực và không quen bị trái ý—có xu hướng tin những gì họ muốn tin. Phương Tây càng nhượng bộ và vờ như họ đang không bị Trung cộng thách đấu một cách hiếu chiến và hiện đang thua cuộc trước lời thách đấu đó càng lâu, thì tương lai của phương Tây càng không chắc chắn. Tổng thống tiếp theo của Hoa Kỳ sẽ có cả nhiệm vụ và quyền hạn để khởi động lại cuộc đấu tranh này và kiềm chế Trung cộng trong các giới hạn có thể chấp nhận được. Chúng ta càng chờ đợi lâu thì điều này sẽ càng thêm khó khăn.


BM


Tác giả Conrad Black là một trong những chuyên gia tài chính nổi tiếng nhất của Canada trong 40 năm và là một trong những nhà xuất bản báo hàng đầu trên thế giới. Ông là tác giả của tiểu sử có thẩm quyền về các cựu tổng thống Franklin D. Roosevelt và Richard Nixon, và gần đây nhất là tiểu sử “Donald J. Trump: Một Vị Tổng Thống Chẳng Giống Ai” (Donald J. Trump: A President Like No Other), đã được tái bản dưới dạng cập nhật. Quý vị có thể nghe thêm các quan điểm của ông Conrad cùng với hai người đồng dẫn chương trình Bill Bennett và Victor Davis Hanson trên chương trình phát thanh “Scholars & Sense” của ông tại ScholarsAndSense.buzzsprout.

 

 

 

 

Conrad Black  _  Nguyễn Lê

***

Đại họa cho nước Mỹ & Việt Nam và nhân loại

image
Theo tài liệu được công bố trên “TẬP CHÍ CÁC VẤN ĐỀ CHIẾN LƯỢC” của Ấn Độ phát hành ngày 15/4/2009: Xin trích một vài điểm quan trọng, phản ảnh một số vấn đề thuộc tư duy chiến lược của Trung Cộng qua bài phát biểu của Trì Hạo Điền – nguyên Bộ Trưởng Quốc Phòng Trung Cộng – tại Hội nghị các tướng lãnh bàn về “CHIẾN LƯỢC CHIẾN TRANH TƯƠNG LAI” được tổ chức vào năm 2005. Xin trích đoạn liên quan đến nước Mỹ:
https://baomai.blogspot.com/2011/08/ai-hoa-cho-nuoc-my-viet-nam-va-nhan.html

BM

Lòng ái quốc và những nghĩa cử cao đẹp _ Niềm vui của cuộc sống
Những cách nói vô tình làm tổn thương người khác
Gian Lận Bầu Cử
Khi người già học được từ những người trẻ
Kiểu người nào tin vào hiện tượng tâm linh?
Bàn về tìm kiếm trí tuệ
Làm gì? _ Một mô hình kinh tế mới
Đảng Dân Chủ đang vận hành một ‘chiến dịch thông tin sai lệch’
Trung cộng đã thâm nhập nước Pháp như thế nào?
Nước Mỹ chết bởi Việt Nam
Giá xăng tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm
Nói dối không chớp mắt
Trung cộng núp bóng mặt trận tuyên truyền toàn cầu để tẩy não phương Tây
Vì thế ... bữa ăn bị dừng lại....
Lái ô tô đi tán Gái
Tại sao việc nhỏ trở thành phiền toái lớn?
Chuyển đổi giới tính đang hủy hoại thế hệ trẻ
Đàn Ông _ Đàn Bà
Trump phản ứng trước tuyên bố của William Barr
Mức độ tin cậy truyền thông Hoa Kỳ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.