Mới đây ông Tập Cận Bình đã có bài diễn văn nói về công tác tuyên truyền của Trung cộng ở ngoại quốc, trong đó ông kêu gọi các quan chức Trung cộng hãy tạo cho Trung cộng một hình ảnh “đáng tin cậy, đáng mến và đáng kính,” bài diễn văn hiện đã lan truyền mạnh mẽ trên mạng Internet.
Ông Tập đưa ra nhận xét tại đại hội học tập tập thể của Bộ Chính trị của Trung cộng hôm 31/05. Ông cũng kêu gọi các quan chức đứng đầu của Trung cộng tỏ ra “cởi mở và tự tin, nhưng khiêm tốn và khiêm nhường” trước cộng đồng quốc tế.
Chính sách tuyên truyền ở ngoại quốc của Trung cộng thường được gọi là “da wai xuan,” dịch theo câu chữ trong Anh ngữ nghĩa là “tuyên truyền ngoại quốc vĩ đại.” Điều này cần đến một lượng khổng lồ cả về nhân lực và tiền bạc để truyền bá câu chuyện và hệ tư tưởng của Trung cộng ra ngoại quốc, từ đó đạt được mục đích kể câu chuyện của Trung cộng—theo cách của Trung cộng.
Diễn giải tổng quát theo lời của ông Tập thì là hình ảnh hung hăng của các nhà ngoại giao “chiến lang” của Trung cộng đang gây khó chịu, do đó Trung cộng đang chuẩn bị để giảm bớt tính hung hăng và xây dựng một hình ảnh thân thiện hơn. Sẽ là đánh giá thấp hệ thống “tuyên truyền ngoại quốc vĩ đại” nếu người ta coi hoạt động tuyên truyền ở ngoại quốc của Trung cộng là lố bịch và thất bại hoàn toàn.
Tuyên truyền ngoại quốc của Trung cộng: Mặt trận ngầm
Các lực lượng chính trong công tác tuyên truyền ở ngoại quốc của Trung cộng chủ yếu là cơ quan ngôn luận chính thức của Đảng, bao gồm Tân Hoa Xã, Nhân dân Nhật báo và Đài Phát thanh Quốc tế Trung cộng–họ mang cùng phong cách ngoại giao chiến lang của Trung cộng kể từ khi đại dịch COVID-19 bùng phát.
Ngày càng có nhiều người nghi ngờ rằng virus gây ra COVID-19 là đến từ Viện Virus học Vũ Hán (WIV). COVID đã lây nhiễm cho hơn 176 triệu người và tính đến ngày 16/06 đã khiến hơn 3.8 triệu người thiệt mạng. Khi Trung cộng gặp rắc rối lớn như vậy, họ phải sử dụng bộ máy tuyên truyền của mình để chuyển hướng sự chú ý ra khỏi vấn đề thực tế: cộng đồng quốc tế muốn nhà cầm quyền này phải chịu trách nhiệm về việc giải quyết sai lầm [đại dịch] COVID khi bùng phát lần đầu tiên tại thành phố Vũ Hán của Trung cộng vào cuối năm 2019.
Quốc kỳ Trung cộng được treo bên ngoài trụ sở CCTV, nơi khai sinh ra hãng thông tấn nhà nước Trung cộng CCTV và kênh chi nhánh Anh ngữ CGTN, ở Bắc Kinh, vào ngày 05/02/2021.
China Daily, soái hạm của Trung cộng ở ngoại quốc về truyền thông Anh ngữ, tờ báo bị Bộ Ngoại giao Hoa Kỳ phân loại là phái bộ ngoại giao hồi năm ngoái (2020). Nhưng để kết luận rằng toàn bộ hoạt động tuyên truyền ngoại quốc của Trung cộng đã thất bại là hoàn toàn bỏ sót đi luận điểm cho rằng Trung cộng có một mặt trận ngầm hỗ trợ cho việc tuyên truyền của đảng này trên khắp thế giới.
Chiến lược “bản địa hóa tuyên truyền ở ngoại quốc” đã được thực hiện trong 6 năm trước khi Trung cộng chính thức công bố kế hoạch tuyên truyền ngoại quốc vào năm 2009. Nói một cách rõ ràng, chiến lược này liên quan đến việc sử dụng các phương tiện truyền thông ngoại quốc để giúp Trung cộng khai triển công tác tuyên truyền toàn cầu của mình. Mặt trận ngầm này thuận lợi hơn so với việc khai triển quân chính quy, mà lại dễ chiếm được lòng tin của khán giả địa phương hơn.
Chiến dịch tuyên truyền ngoại quốc phụ thuộc nhiều vào tài trợ của Trung cộng
“Tuyên truyền ngoại quốc vĩ đại” được thực hiện trên hai mặt trận, trong đó các cơ quan thông tấn của Trung cộng được thành lập ở các quốc gia trên thế giới để mở rộng phạm vi hoạt động của họ. Trong số đó, Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung cộng (CGTN)—chi nhánh ở ngoại quốc của CCTV, cơ quan ngôn luận trong nước của Trung cộng—đặt trụ sở chính tại Phi Châu, Hoa Kỳ và Anh Quốc. Đến năm 2017, bảy kênh quốc tế của CCTV, bao gồm Hoa ngữ, Anh ngữ, Pháp ngữ, tiếng Tây Ban Nha, tiếng Nga, tiếng Ả Rập và Phim tài liệu (bằng Anh ngữ), đã được phát sóng tại hơn 170 quốc gia và khu vực. Đây là những trụ cột tuyên truyền công khai của quân đội chính quy của Trung cộng. Các kênh này quảng bá rầm rộ nhưng không hiệu quả, bởi vì điều đó không nhất thiết có nghĩa là thông tin họ gieo rắc được đón nhận.
Một quảng cáo trả phí của China Daily được chèn trong ấn bản The Wall Street Journal ngày 17/01/2017, chứa một đoạn tuyên truyền tấn công Đoàn Biểu diễn Nghệ thuật Shen Yun, một đoàn múa cổ điển của Trung cộng có trụ sở tại New York.
Năm 2009 là một bước ngoặt quan trọng, trong đó Trung cộng đã mở rộng các hãng thông tấn quốc tế của mình. Bắc Kinh đã đầu tư 45 tỷ NDT (tương đương 6.6 tỷ USD vào thời điểm đó) để tăng cường sự hiện diện và sức ảnh hưởng của mình trên các phương tiện truyền thông toàn cầu.
Việc sử dụng chiến tuyến ngầm để tuyên truyền và kể câu chuyện của Trung cộng (Trung cộng) vô hình trung đã tác động to lớn và khó nhận thấy lên khán giả. Ngoài các cơ quan tuyên truyền ngoại quốc thường xuyên xuất bản thông tin bằng nhiều ngôn ngữ khác nhau, Trung cộng đã áp dụng ba chiến thuật để phát tán tuyên truyền của mình bằng nhiều cách âm thầm.
Chiến thuật đầu tiên có sự tham gia hợp tác với các phương tiện truyền thông sở tại có tầm ảnh hưởng ở ngoại quốc thông qua nhiều phương tiện khác nhau, bao gồm hoán đổi không gian trên các phương tiện truyền thông để lấy nội dung từ phía đối tác–Trung cộng thực sự đã chi trả cho các nội dung tuyên truyền của mình. Khi làm như vậy, Trung cộng đưa nội dung từ cơ quan ngôn luận của mình xuất hiện trên các phương tiện truyền thông địa phương.
Chiến thuật thứ hai bao gồm việc mời các ký giả và biên tập viên từ các quốc gia mục tiêu đến Trung cộng để du lịch, huấn luyện và đào tạo, đồng thời chu cấp chi phí sinh hoạt và phụ cấp cao hơn những gì họ sẽ nhận được ở nước sở tại. Đổi lại, Trung cộng yêu cầu những người này phải đưa tin về Trung cộng làm sao để khán giả địa phương ở quê nhà họ đón nhận.
Chiến thuật thứ ba liên quan đến việc nâng cấp thiết bị truyền thông cho các công ty truyền thông của quốc gia mục tiêu. Và đổi lại, các công ty này dự kiến sẽ đưa tin tích cực về Trung cộng hay cái gọi là đóng góp của các doanh nghiệp Hoa kiều vào sự phát triển kinh tế của khu vực địa phương dưới hình thức phỏng vấn trên các phương tiện truyền thông.
Vào tháng 07/2020, Liên đoàn Ký giả Quốc tế (IFJ) đã công bố một khảo sát toàn cầu mang tên “The China Story: Reshaping the World’s Media” (tạm dịch: Câu Chuyện Trung cộng: Định Hình Lại Nền Truyền Thông Thế Giới), tiết lộ những cách thức khác nhau mà Trung cộng đã tăng cường sức ảnh hưởng của mình đến các phương tiện truyền thông và ký giả quốc tế trong thập kỷ qua để kể “Câu chuyện Trung cộng” và gây tác động đến nhận thức của cộng đồng quốc tế về Trung cộng.
“Hình thức tiếp cận Trung cộng được báo cáo rộng rãi nhất là trao đổi ký giả, trong đó một nửa số công đoàn [hội viên của IFJ] được khảo sát cho biết các ký giả từ quốc gia của họ đã tham gia vào các chương trình trao đổi hoặc đào tạo do các tổ chức Trung cộng tài trợ. … Một phần ba các nghiệp đoàn được khảo sát cho biết họ đã được tiếp cận hoặc đang thảo luận với các nghiệp đoàn hoặc tổ chức báo chí Trung cộng và 38% trong số đó, 14% tổng số, đã đăng ký vào Biên bản ghi nhớ (MOUs),” báo cáo cho hay.
Núp bóng những ký giả phát ngôn giữa thế giới tự do
Truyền thông nhà nước Trung cộng Tân Hoa Xã ra mắt kênh tin tức Anh ngữ hôm 01/07/2009, và trước đó, Trung cộng đã khởi động một số tờ báo Anh ngữ như News CHINA, phiên bản Anh ngữ của China Newsweek và “được đăng ký định kỳ bởi hầu hết các đại sứ quán ngoại quốc tại Trung cộng và hầu hết các đại sứ quán Trung cộng ở ngoại quốc,” như trích dẫn từ trang web chính thức của tờ báo này. Trang web của tờ báo cho hay, cơ quan chủ quản của tờ báo là China News Service thuộc sở hữu nhà nước, chủ yếu nhắm mục tiêu đến kiều bào và “đồng bào” từ Hồng Kông, Ma Cao và Đài Loan.
Vào cuối tháng 02/2009, China Daily, cũng là một phần của Mạng lưới Truyền hình Toàn cầu Trung cộng (CGTN), đã lên kế hoạch thành lập ấn bản tại Bắc Mỹ và các đài truyền hình ở một số nơi, bao gồm cả ở thủ đô Hoa Thịnh Đốn. Khi chạy quảng cáo tuyển dụng các ký giả, các ứng viên đổ xô ứng tuyển vào. CGTN đã đưa ra mức lương hấp dẫn.
Lúc hai ký giả Louisa Lim và Julia Bergin viết bài cho tờ The Guardian hồi tháng 12/2018, là thời điểm mà CGTN bắt đầu tuyển dụng các ký giả “làm việc trong các studio được xây dựng cho mục đích nghệ thuật [của CGTN] ở Chiswick, phía tây London … thì đội tuyển dụng cho cơ sở mới ở London của đài truyền hình nhà nước Trung cộng gặp phải một vấn đề đáng ao ước: có quá nhiều, quá nhiều ứng cử viên. Gần 6,000 người đã ứng tuyển chỉ cho 90 chỗ trống cho vị trí ‘đưa tin từ góc nhìn của người Trung cộng.’ Ngay cả việc đơn giản là đọc hết được chồng đơn ứng tuyển cũng mất gần hai tháng.”
Về lực lượng ký giả toàn cầu, truyền thông truyền thống bắt đầu suy giảm kể từ năm 2008. Vào thời điểm mà truyền thông phương Tây đang buộc phải cắt giảm ngân sách và nhân sự do tác động của sự dư thừa thông tin trên Internet lẫn cuộc khủng hoảng tài chính, thì nhu cầu của Trung cộng đối với biên tập viên và phóng viên ở tất cả các ngôn ngữ dường như mang lại cho một số ký giả cơ hội việc làm tốt. Mức lương hậu hĩnh tại các phương tiện truyền thông ngoại quốc của Bắc Kinh đủ để khiến một số ký giả phương Tây bỏ qua các tiêu chuẩn và đạo đức nghề báo để quảng bá tuyên truyền cho Trung cộng.
Nhan đề xuất hiện trên màn hình của chương trình tuyên truyền có tên “Cách Ông Tập Cận Bình Dẫn Dắt Trận Chiến COVID-19 Của Trung cộng,” từ kho lưu trữ CGTN phát trên màn hình máy điện toán ở London, vào ngày 04/02/2021.
Theo một bản tin hôm 08/04 trên tờ The National Pulse, một số nhân viên lúc đó đang làm cho New York Times đã chuyển sang làm việc cho tờ China Daily, trong đó có ông Jonah Kessel, giám đốc quay phim; ông Diarmuid McDermott, biên tập viên và thiết kế; và ông Alex Marshall, ký giả.
Ông Kessel từng là giám đốc sáng tạo của China Daily từ tháng 07/2009 đến tháng 11/2010. Ông đăng trên Twitter rằng làm việc cho Trung cộng đôi khi “có cái lợi của nó,” và ông ấy cũng đề cập rằng ông cảm thấy “thích thú” khi “tái thiết kế” China Daily. Theo The National Pulse, ông “đã đăng nhiều bài trên Twitter về việc ông ‘đang làm việc cho’ Trung cộng và được Trung cộng ‘trả lương.’”
Ông McDermott làm việc cho China Daily với vai trò là biên tập viên và thiết kế tại trụ sở Hồng Kông trong 8 năm—từ tháng 11/2012 đến tháng 11/2020, theo hồ sơ LinkedIn và trang web cá nhân của ông.
Trung cộng chi trả cho giới truyền thông Hoa Kỳ để âm thầm tẩy não người Mỹ
Theo các tài liệu nộp cho Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ, China Daily đã trả cho các tờ báo Hoa Kỳ gần 19 triệu USD kể từ tháng 11/2016 để in ấn và quảng cáo, trong đó gần 11 triệu USD đã được trả cho hai tờ báo chính thống là The Washington Post và The Wall Street Journal.
Hôm 12/04, ông John Dotson đã viết trên chuyên mục China brief của tổ chức nghiên cứu và phân tích Jamestown Foundation Hoa Kỳ, rằng “[một] lịch sử lâu đời tồn tại của việc các phương tiện truyền thông nhà nước Trung cộng trả tiền để chèn ‘quảng cáo’ trên các tờ báo lớn của Hoa Kỳ như The Washington Post, Wall Street Journal và New York Times—thường được đặt dưới các biểu ngữ ‘China Watch’ hoặc ‘China Focus,’ cả hai đều là nhan đề được Tân Hoa Xã sử dụng cho nội dung bằng Anh ngữ của hãng thông tấn này.”
“Các bài viết trong những nội dung chèn này được cố ý để giống như tin tức và tài liệu biên tập do tờ báo chủ quản trình bày (mặc dù kèm theo tuyên bố từ chối trách nhiệm, thường in khổ nhỏ), nhưng lại đại diện cho nội dung tuyên truyền do bộ máy truyền thông ngoại quốc của Trung cộng chuẩn bị. … Có các khoản chi đáng kể trong việc mua các phụ trang quảng cáo này.”
Ông Dotson viết: “Nội dung quảng cáo như vậy—nhằm mục đích lợi dụng độ tin cậy của các tạp chí định kỳ nổi tiếng bằng Anh ngữ, và có lẽ để đánh lừa những độc giả cả tin, những người không lưu ý đến tuyên bố từ chối trách nhiệm và sự khác biệt so với nguyên bản-cung cấp một minh chứng nữa về mục đích của hệ thống tuyên truyền Trung cộng là ‘kể thật hay câu chuyện của Trung cộng.’”
Núp bóng mặt trận tuyên truyền ảnh hưởng đến khán giả toàn cầu
Mặt trận tuyên truyền ẩn giấu này đóng một vai trò tẩy não một cách thường xuyên và một vai trò chính trị vào những thời điểm quan trọng nằm ngoài tầm với của các cơ quan ngôn luận tuyên truyền ngoại quốc thông thường của Trung cộng.
Bà Cheng Lei, một ký giả người Úc gốc Hoa của CGTN, kênh Anh ngữ của Đài Truyền hình Trung ương Trung cộng, tham dự một sự kiện công cộng ở Bắc Kinh vào ngày 12/08/2020.
Trong báo cáo năm 2020, IFJ lưu ý rằng kể từ khi Tổng thống Philippines Rodrigo Duterte nhậm chức vào năm 2016, Bắc Kinh đã xây dựng mối liên hệ mật thiết với Văn phòng Hoạt động Truyền thông Tổng thống Philippines (PCOO).
Báo cáo cho biết, “Nhiều nhân viên đã tham gia vào các chương trình giáo dục, các chuyến đi được tài trợ và các học bổng tại Trung cộng, thường là kéo dài nhiều tháng tại một thời điểm. Trong cộng đồng báo chí, có một quan điểm đồng thuận rằng khóa đào tạo này đang có tác động. ‘Giờ đây cách mà các nhân viên viết ra câu chuyện của họ, đều phản ánh cách mà Tân Hoa Xã hay các phương tiện truyền thông nhà nước tại Trung cộng viết câu chuyện của họ,’ một ký giả nói, ‘Đó mới là sự tuyên truyền thông thường.’ Một người khác nhận xét, ‘Thay vì hiểu sâu hơn về báo chí từ các nước tự do như Hoa Kỳ, Anh Quốc, Tây Âu và thậm chí cả Nhật Bản, thì họ lại đang học cách kiểm soát chính phủ.’”
Truyền thông được biết đến như là “Quyền lực thứ Tư” tại Hoa Kỳ. New York Times, tờ báo gần như được các nước Á Châu tôn sùng, đã biến thành tiếng nói cho lợi ích của Trung cộng ở Hoa Kỳ và là người tiên phong của phe thiên tả, đồng thời ủng hộ lợi ích của các phe phái chính trị do chính quốc gia của họ tài trợ. Sự xuống cấp của công cụ quần chúng này đồng nghĩa với việc phương tiện truyền thông không còn là quyền lực thứ tư nữa, mà là một tổ chức phụ thuộc vào quyền lực chính trị và kinh tế.
Phân tích trên cung cấp một bức tranh về lượng tiền bạc khổng lồ được chi cho hoạt động tuyên truyền ngoại quốc của Bắc Kinh. Điều đó nhấn mạnh một thực tế là Trung cộng, vốn hưởng lợi từ mô hình chủ nghĩa tư bản cộng sản của Trung cộng, đã phát triển một kỹ thuật tinh vi nhằm làm băng hoại các xã hội Tây phương thông qua những khoản thù lao hậu hĩnh, và gần như bất khả chiến bại.
Bà Hứa Chính Lan (He Qinglian) là một tác giả và nhà kinh tế học nổi tiếng của Trung cộng. Hiện đang làm việc tại Hoa Kỳ, bà là tác giả của cuốn “China’s Pitfalls” (Tạm dịch: Cạm Bẫy của Trung cộng), liên quan đến tham nhũng trong việc cải tổ kinh tế của Trung cộng vào những năm 1990 và cuốn “The Fog of Censorship: Media Control in China” (Tạm dịch: Sương Mù Kiểm Duyệt: Kiểm Soát Truyền Thông ở Trung cộng), đề cập đến việc thao túng và hạn chế báo chí.
Bà thường xuyên viết về các vấn đề kinh tế và xã hội đương đại của Trung cộng.
He Qinglian _ Tịnh Nhi
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.