Sunday, June 20, 2021

Các chính sách khí hậu tiếp tục gây hiểu lầm cho công chúng

 BM

Trước đây tôi đã từng viết về các vấn đề của giả thuyết “ấm lên toàn cầu.” Đây là bài viết tiếp theo của cùng chủ đề. Tôi sẽ trình bày chi tiết về cách một số người đã xác định một vai diễn mới cho giả thuyết “sự nóng lên toàn cầu” và cách họ đánh lừa các chính phủ và công chúng chi tiền cho cái gọi là “chính sách khí hậu” của họ.

 

“Sự nóng lên toàn cầu” đã biến mất khỏi danh mục từ vựng về chính sách khí hậu của chính phủ ông Biden. Điều này là do [Hoa Kỳ] đã trải qua một số mùa đông lạnh giá bất thường sau khi lý thuyết ấm lên toàn cầu liên tục được tuyên truyền, do đó nhiều người bắt đầu đặt câu hỏi về vấn đề này. Tuy nhiên, trên phương diện của những chính sách liên quan, “sự nóng lên toàn cầu” vẫn chưa tiêu mất hoàn toàn. Có sự khác biệt nào giữa “sự nóng lên toàn cầu” và “biến đổi khí hậu” không? Trên thực tế, hai thuật ngữ về cơ bản giống nhau-“sự nóng lên toàn cầu” đã tham gia các hội nghị thượng đỉnh quốc tế khác nhau dưới một cái tên mới: “biến đổi khí hậu.”

BM
Một người đàn ông cho mòng biển ăn thức ăn thừa khi cái lạnh giá tiếp tục đeo bám phần lớn đất nước, ở Vịnh Whitley, Anh Quốc, hôm 10/02/2021.

 

Các chính phủ và các tổ chức quốc tế hiện nay sử dụng thuật ngữ “biến đổi khí hậu” và đã xây dựng một loạt các chính sách liên quan để ngăn chặn “biến đổi khí hậu.”

 

Theo một báo cáo từ Deutsche Welle vào ngày 03/02/2007, chính Tổng thống George W. Bush là người đầu tiên sử dụng thuật ngữ “biến đổi khí hậu” trong nhiệm kỳ của mình. Sau đó, Tổng thống Barack Obama kế thừa toàn bộ trò chơi “biến đổi khí hậu” từ chính phủ của ông Bush.


BM
 

Sau khi Tổng thống Donald Trump nhậm chức, ông đã thẳng thừng tuyên bố rằng biến đổi khí hậu là “một trò lừa bịp” và sau đó rút khỏi thỏa thuận khí hậu Paris.

 

Nhiệt độ Trái đất tiếp tục tăng?

 

Lập luận cốt lõi của lý thuyết “biến đổi khí hậu” vẫn dựa trên giả thuyết “sự nóng lên toàn cầu,” nguyên nhân cho rằng lượng phát thải carbon dioxide là nguyên nhân dẫn đến sự gia tăng liên tục của nhiệt độ toàn cầu. Do đó, giả thuyết này tiếp tục nhấn mạnh rằng nhân loại phải thực hiện các chính sách để giảm phát thải các dạng carbon dioxide (CO2) khác nhau.

 

Dựa trên các ghi chép về nhiệt độ, từ năm 1983 đến năm 2008, nhiều nơi trên Trái đất đã ấm hơn trước rất nhiều, nhưng vào cuối năm 2009 nhiều vùng đã có một mùa đông lạnh giá khắc nghiệt.


Hồi tháng 01/2019, nhiệt độ trung bình ở khu vực Hồ Lớn ở Bắc Mỹ rơi xuống khoảng -34°C đến -40°C (-29°F đến -40°F), và nhiều thành phố và thị trấn đã trải qua nhiệt độ thấp kỷ lục. Đầu tháng 02/2021, Hoa Kỳ lại có những đợt không khí lạnh lan xuống miền trung khiến nhiều khu vực nhiệt độ hạ xuống mức thấp kỷ lục. Ngay cả Texas cũng nằm trong số những khu vực bị ảnh hưởng nghiêm trọng.


BM

Các báo cáo nghiên cứu trực tuyến cho thấy sự thay đổi nhiệt độ toàn cầu từ tháng 1 năm 1999 đến tháng 12 năm 2008 là cộng hoặc trừ 0.07 độ C, thấp hơn nhiều so với mức cộng hoặc trừ 0.18 độ C của 10 năm trước. Về cơ bản, nhiệt độ vẫn ổn định, và nhân tố chính gây ra sự biến động nhiệt độ toàn cầu là hiện tượng El Niño, một hiện tượng [biến hóa] khác thường của khí hậu và đại dương.

 

G. Matishov, viện sĩ của Viện Hàn lâm Khoa học Nga (RAS) kiêm giám đốc khoa học của Trung tâm Khoa học Phương Nam thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, tin rằng thế giới này không những không nóng lên, mà chính xác hơn là đang nguội đi. Theo ý kiến của ông, khí hậu có tính chu kỳ và hiện nay chu kỳ làm ấm đã kết thúc và Trái đất đang bước vào chu kỳ làm lạnh.


BM


Trong một cuộc phỏng vấn với tờ báo Nga Rossiyskaya Gazeta hôm 23/02 năm nay, ông Mattisov tuyên bố rằng điều đang chờ đợi nhân loại không phải là sự nóng lên toàn cầu, mà là Tiểu Kỷ băng hà. Ông đã nghiên cứu ở Bắc Cực từ năm 1965 và tin rằng không có cái gọi là sự nóng lên toàn cầu. Nếu lý thuyết về sự nóng lên toàn cầu là đúng, thì băng ở Bắc Cực đã tan chảy rồi. Ông Mattisov cũng nói rằng do nhiệt độ ở Bắc Cực đã tăng nhẹ trong những năm gần đây, điều này khiến một số người tin rằng sự nóng lên toàn cầu là xu hướng. Tuy nhiên, Bắc Cực vào năm 1878 và 1933 nằm trong cùng một chu kỳ ấm áp, nhưng kể từ đó [Bắc Cực] lại bước vào chu kỳ lạnh giá. Viện sĩ Matishov hỏi một cách mỉa mai: “Trí nhớ của chúng ta thực sự ngắn đến vậy sao?” 

BM
Băng đang trôi ở Bắc Băng Dương trong bức ảnh không ghi ngày tháng. Có một cuộc tranh luận sôi nổi giữa những người hoài nghi khí hậu và các nhà khoa học về lượng băng trên thế giới đang tan chảy hoặc tích tụ.

 

Ông tin rằng để hiểu được các xu hướng của biến đổi khí hậu, người ta phải xem xét dữ liệu được tích lũy trong ít nhất một trăm năm, thay vì tập trung vào các sự kiện đã xảy ra trong vài năm qua.

 

Ông Mattisov chỉ ra rằng khí hậu có tính chu kỳ, và nhân loại hiện đang chứng kiến sự khởi đầu của Kỷ Băng hà mới. Ông tin rằng chu kỳ ấm áp khiến nhiệt độ tăng ở Bắc Cực đã kết thúc và khí hậu đang chuyển sang chu kỳ lạnh giá. Ông nói rằng khu vực Âu Châu của Nga đã trải qua mùa đông lạnh giá khắc nghiệt, hạn hán và lượng mưa lớn-tất cả những yếu tố này chứng minh cho tuyên bố của ông.

 

Ông Mattisov cũng chỉ ra rằng tảng băng ở Nam Cực là một hệ thống rất ổn định, và lập luận rằng sự nóng lên toàn cầu sẽ dẫn đến băng tan, mực nước biển dâng và lũ lụt nghiêm trọng là sai lầm.


BM

Tuy nhiên, những người theo phe “tính đúng đắn về chính trị” đã cản trở việc vạch trần lý thuyết nóng lên toàn cầu. Bị ám ảnh bởi các lợi ích kinh tế và chính trị của riêng mình, họ sử dụng quyền lực chính trị để trấn áp những lời chỉ trích về lý thuyết ấm lên toàn cầu, đồng thời tiếp tục đưa ra nhiều lý lẽ ủng hộ lý thuyết này. Ngoài ra, những lập luận này được sử dụng làm cơ sở cho việc khai triển mạnh mẽ các chính sách khác nhau nhằm giảm lượng khí thải carbon dioxide. Trong những năm gần đây, các hội nghị thượng đỉnh toàn cầu là đấu trường quốc tế để nhóm người này biến nghị trình chính trị của họ thành các chính sách và quy định ở các quốc gia khác nhau.

 

Nguyên nhân của biến đổi khí hậu là gì?


BM


Nhiệt độ bề mặt Trái đất luôn thay đổi. Sự thay đổi nhiệt độ thường dao động và có các chu kỳ khí hậu tự nhiên. Mỗi chu kỳ có thể kéo dài vài thập kỷ, thậm chí hàng triệu năm. Sự biến động có thể mang tính khu vực hoặc toàn cầu, và các yếu tố gây ra những thay đổi này là rất nhiều và chủ yếu là do các yếu tố tự nhiên, bao gồm bức xạ mặt trời, sự thay đổi quỹ đạo Trái đất, sự trôi dạt lục địa, sự thay đổi của dòng hải lưu và vận động địa chất sinh ra.

 

Những yếu tố tự nhiên này nằm ngoài tầm kiểm soát của con người. Tất nhiên, những thay đổi của khí hậu cũng có thể liên quan đến các hoạt động của con người. Tuy nhiên, sẽ là phản khoa học nếu quy tất cả các biến đổi khí hậu là do các hoạt động kinh tế của nhân loại.


Tôi đã tóm tắt các yếu tố tự nhiên này dẫn đến thay đổi khí hậu như thế nào trong bài viết trước của tôi và chỉ ra rằng cho đến nay, cộng đồng khoa học không thể mô tả hoặc giải thích chúng một cách rõ ràng do tính phức tạp của chúng. Giả thuyết về sự nóng lên toàn cầu xuất hiện là kết quả của một cách tiếp cận không khoa học-một số nhà khoa học đã chọn cách bỏ qua ảnh hưởng của tất cả các yếu tố tự nhiên và sử dụng lượng khí thải carbon dioxide để giải thích sự thay đổi nhiệt độ ngắn hạn trên Trái đất.

 

Tuyên bố “biến đổi khí hậu” kế thừa tất cả các lập luận từ giả thuyết nóng lên toàn cầu, khiến cho tuyên bố sau cũng đáng bị nghi ngờ như tuyên bố trước.


BM


Hãy để tôi sử dụng một phép loại suy để minh họa những lý thuyết này: nếu ai đó nhận thấy rằng một cây trồng ở sân sau không phát triển tốt mà không phân tích xem thời tiết, điều kiện đất đai, sâu bệnh, bệnh tật, độ ẩm có thay đổi so với những năm trước hay không, anh ta chủ quan khẳng định rằng chính hoạt động nướng thịt ngoài trời của cư dân mới là nguyên nhân dẫn đến tình trạng cây trồng không phát triển khỏe mạnh!

 

Các chuyên gia có đúng trong tính toán của họ không?

 

Kể từ khi lý thuyết “biến đổi khí hậu” trở thành chính sách của chính phủ, lượng khí thải carbon dioxide đã trở thành một chỉ số cứng nhắc. Tuy nhiên, có những sai sót nghiêm trọng của con người trong các tính toán, đó là các nhà nghiên cứu chỉ tính toán lượng khí thải carbon dioxide, mà từ chối tính toán sự hấp thụ carbon dioxide của thực vật.

 

Theo kiến thức trung học, thực vật sử dụng năng lượng ánh sáng để biến carbon dioxide và nước thành carbohydrate, một quá trình được gọi là quang hợp, nhưng các học giả nghiên cứu về nồng độ carbon dioxide lại chọn bỏ qua phần này của chu trình carbon.


BM

Rừng nhiệt đới gần Thác Victoria, trong bức ảnh không ghi ngày tháng.

 

Hai mươi năm trước, tôi đã tham gia một hội nghị do một tổ chức bất vụ lợi tổ chức, và một trong những chủ đề là sự nóng lên toàn cầu do khí thải carbon dioxide gây ra. Trong hội nghị, tôi đã hỏi một chuyên gia khí hậu, “Làm thế nào để ông tính toán được lượng khí carbonic hấp thụ?”

 

Sự phúc đáp của ông ta làm tôi thực sự ngạc nhiên, ông ta nói rằng những tính toán như vậy quá rắc rối và các nhà khoa học như ông ấy đã chọn cách bỏ qua.

 

Sau đó tôi hỏi ông ta, “Điều này có nghĩa là sự cân bằng tự nhiên của carbon dioxide trong không khí ở Bắc Mỹ, nơi có mức độ che phủ thực vật cao và của các sa mạc ở châu Phi, cũng được thực hiện theo cách tương tự?” Ở Bắc Mỹ, nơi có nhiều không gian mở xanh tươi, carbon dioxide do ô tô thải ra có thể được hấp thụ ở mức độ lớn tại các vùng nông thôn và ngoại ô, nhưng rất ít ở các thành phố và sa mạc. Sẽ không chính xác nếu các nhà khoa học chỉ tính toán lượng khí thải carbon dioxide ở mỗi quốc gia, mà không biết lượng carbon dioxide được hấp thụ ở các vùng khác nhau? Chuyên gia này cuối cùng đã thừa nhận rằng họ phải tuân theo phương pháp phi khoa học của mình, nếu không họ sẽ không thể giành được tài trợ nghiên cứu.

 

Thúc đẩy các chính sách dựa trên các lý thuyết sai lầm


BM


Có một câu thành ngữ Trung cộng như sau, “Trứng [mà đòi] khôn hơn vịt.” Các nhà hoạch định chính sách khí hậu ở các quốc gia khác nhau dường như phù hợp với kiểu này.

 

Trên thực tế, để phân tích mối quan hệ giữa lượng phát thải carbon dioxide và sự hấp thụ trong một quốc gia, một số nhà khoa học đã đề xuất một chỉ số gọi là “thông lượng carbon,” là lượng carbon trao đổi giữa các bể chứa carbon trong một khu vực nhất định.

 

Tuy nhiên, cho đến nay, không có quốc gia nào quan tâm đến dữ liệu “thông lượng carbon” và không có tài liệu nghiên cứu nào thảo luận về phép đo này. Tôi chỉ tìm thấy một bài báo như vậy được viết bởi một học giả Trung cộng tại Đại học Lehigh ở Pennsylvania vào năm 2011, và đó là nghiên cứu về lịch sử của sự thay đổi lưu lượng carbon trong các khu vực than bùn trên Trái đất.


BM


Hội nghị thượng đỉnh về khí hậu gần đây đã đặt ra mục tiêu “trung hòa các-bon” vào năm 2050, còn được gọi là không phát thải ròng. Có ba phương pháp chính để đạt được mức phát thải carbon dioxide ròng bằng không. Thứ nhất, trồng cây, trồng rừng để hấp thụ nhiều khí carbonic; thứ hai, thay thế than và dầu bằng năng lượng gió và mặt trời; thứ ba, cấp tiền cho các nước đang phát triển để giúp họ thải ra ít khí carbon dioxide hơn.

 

Bản thân phương pháp đầu tiên phản ánh sự sai lầm của chính sách khí hậu. Vì những người ủng hộ chính sách khí hậu và các nhà nghiên cứu từ chối tính toán lượng carbon dioxide hấp thụ bởi các thực vật hiện có ở các quốc gia khác nhau, điều đó tương đương với giả định rằng lượng carbon dioxide hấp thụ bởi tất cả các loài thực vật là không đáng kể. Vậy tại sao họ lại coi trồng rừng là ưu tiên hàng đầu của chính sách khí hậu? Ngược lại, vì trồng cây và trồng rừng đã trở thành ưu tiên hàng đầu của chính sách khí hậu, điều đó có nghĩa là những người ủng hộ chính sách khí hậu thực sự biết rằng thực vật có thể hấp thụ carbon dioxide. Tại sao họ từ chối tính toán xem thực vật ở các vùng khác nhau trên Trái đất hấp thụ bao nhiêu khí carbon dioxide?


BM


Dựa trên sự ngụy biện này, chính sách khí hậu đã đề xuất cái gọi là chương trình ‘năng lượng xanh’ như một giải pháp thay thế cho than đá và dầu mỏ. Nếu công chúng hiểu rằng chính sách khí hậu không phải là khoa học vững chắc, họ chắc chắn sẽ từ chối phương án thay thế tốn kém này.

 

Phương pháp thứ ba cũng có thể thất bại, bởi vì ngay cả khi các nước đang phát triển nhận được trợ cấp để cắt giảm carbon, thì cũng không có gì bảo đảm rằng họ sẽ ngừng sử dụng than đá và dầu mỏ.

 

Ngoài ra, có hai phương pháp khác nhau rõ rệt trong việc giám sát nồng độ carbon dioxide hiện nay trong khí quyển toàn cầu: siêu vĩ mô và siêu vi mô.

 

Siêu vĩ mô: Mặc dù có hơn 200 điểm quan sát theo dõi sự thay đổi của nồng độ carbon dioxide trên thế giới, nhưng chỉ có dữ liệu toàn cầu được đưa ra, trong khi dữ liệu thu thập từ các trạm quan sát của mỗi nước lại không có. Do đó, không thể xác định liệu dữ liệu toàn cầu có thể đại diện cho xu hướng thay đổi nồng độ carbon dioxide ở mỗi quốc gia hay không.

 

Siêu vi mô: Ví dụ, dữ liệu toàn cầu thường đến từ một điểm quan sát ở Hawaii và đôi khi từ một điểm quan sát khác ở Úc. Tuy nhiên, chúng ta có thực sự biết mức độ thay đổi nồng độ carbon dioxide trong khí quyển tại hai điểm quan sát này là do các hoạt động của con người tại địa phương gây ra, hay do các yếu tố khác, chẳng hạn như liệu vụ phun trào núi lửa ở Hawaii đã gây ra sự gia tăng quá mức carbon dioxide?


BM


Khi phe cánh tả ở các nước phương Tây nắm quyền, họ theo đuổi cái gọi là “chủ nghĩa cấp tiến” và đưa tất cả các chính sách mà họ muốn thúc đẩy vào loại “chủ nghĩa cấp tiến” và “tính đúng đắn về chính trị,” gán cho đối thủ của họ là “lạc hậu và ngu dốt.” Trong bối cảnh như vậy, chính sách khí hậu được đề cao như một vấn đề không cần bàn cãi. Họ thực sự đang sử dụng “tính đúng đắn về chính trị” để can thiệp vào nghiên cứu khoa học và thổi phồng vấn đề nhằm thúc đẩy một số chính sách nhất định. Sau đó, cùng một nhóm người sẽ kiếm lợi từ các chính sách này cũng như củng cố hình ảnh chính trị của họ.

 

Không cần phải nói, công chúng nói chung có thể dễ dàng trở thành con mồi của một chiến dịch tẩy não quy mô lớn, có sự phối hợp cao và bị nhồi sọ về tư tưởng.


BM


Trình Hiểu Nông (Cheng Xiaonong) là một học giả về chính trị và kinh tế Trung cộng  sinh sống tại New Jersey. Ông Trình từng là nhà nghiên cứu chính sách và là phụ tá của cựu lãnh đạo Trung Cộng Triệu Tử Dương. Ông cũng từng là chủ biên của Tạp chí Nghiên cứu Trung cộng Hiện đại.

 

 

 

Cheng Xiaonong _ Chánh Tín

***

Trump nói biến đổi khí hậu nhân tạo là một ‘trò bịp’

baomai.blogspot.com
Một nghiên cứu mới đây có thể vạch trần những giả định sai lệch cơ bản liên quan đến các chính sách về biến đổi khí hậu gây tranh cãi, làm sáng tỏ bản chất của hiện tượng này.

***

BM

Cận thị ở trẻ em tệ hơn trong COVID-19
Món quà đặc biệt cho Ngày của Cha
California những ngày “mở cửa trở lại” BUỒN!
Ảo giác về Biden
Đôi điều suy nghĩ về ngày Quân Lực 19 tháng 6
Người cha nào cũng là mối tình đầu của con gái
Cuộc cách mạng văn hóa của Mao đã tới nước Mỹ
Hơn một nửa số mỹ phẩm ở Mỹ chứa hóa chất độc hại
Các nước châu Á đang gặp dịch bùng lại và thiếu vaccine
Tránh nhiễm virus và dị ứng vào những ngày hè
Có những cội nguồn sâu xa nơi những rặng núi này
Trở lại đảo xưa
Rượu đế trong dân gian Tây Nam Bộ
Nhìn thấy hy vọng của Trung cộng trong tuyệt vọng
Liệu cách bạn sống có đang làm giảm giá trị của bạn?
Nhiều rau xanh và trái cây hơn _ ít căng thẳng hơn
Cựu TT Donald Trump thông báo cuộc mít tại Ohio
Ngày của Cha _ Hãy hành động!
Thống đốc Texas tiết lộ chiến lược xây dựng bức tường biên giới
Cặp vợ chồng tỷ phú làm nên vắc xin Covid-19

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.