Wednesday, June 23, 2021

Tê tê _ loài vật quý bị buôn lậu nhiều nhất thế giới

 BM

Liệu chúng ta có thể đảo ngược con số tê tê đang giảm dần không?

 

Sự gắn kết của Elisa Panjang với loài tê tê có từ khi cô mới 10 tuổi, hồi sống trong ngôi làng có rừng cây xung quanh ở miền bắc phần đuôi đảo Borneo.

BM
Loài tê tê Sunda

 

Panjang, một nhân viên bảo tồn tại Trung tâm Bảo tồn Danau Girang ở Sabah, Malaysia, chuyên về loài tê tê Sunda (còn gọi là Manis javanica), một loài động vật đang bị đe dọa khẩn nguy ở Đông Nam Á.

 

Một ngày nọ, khi cô bé đang chơi trong sân nhà, cô thấy có con vật gì đó màu nâu, có vảy đi chậm chạp dọc bìa rừng. Panjang đã quen thuộc với loài cầy hương và heo rừng, nhưng con này lại khác.

 

Panjang chạy đi mách mẹ. Theo mẹ của bà thì, con vật đó gọi là "tenggiling" - là tên trong tiếng Malay của tê tê - loài vật ăn kiến và có vẩy cứng.

 

Vẻ ngoài kỳ dị của con tê tê đã khiến Panjang rất thích thú. "Tôi đã yêu con tê tê. Đó là cuộc gặp gỡ đầu tiên, và nó trở thành loài động vật yêu thích của tôi."

 

Thậm chí còn tò mò hơn, Panjang nghiên cứu về tê tê Sunda trong dự án năm cuối thời đại học, sau đó làm nghiên cứu về nó ở cao học, và giờ là dự án tiến sĩ với Đại học Cardiff.


Người Việt nhận giải thưởng môi trường quốc tế nhờ bảo tồn tê tê

image

https://www.youtube.com/watch?v=9GIaJvH1I48

 

Nhưng trong lúc Panjang tìm hiểu thêm về con tê tê thì số lượng của loài này đang giảm dần trong tự nhiên.

 

Có tám loài tê tê sống ở Châu Phi và Châu Á, và tất cả đều đang gặp hiểm nguy.

 

Dù việc buôn bán tê tê đã bị cấm ở phương diện quốc tế từ tháng 1/2017, nhưng tình trạng buôn lậu vẫn tiếp diễn.

 

Ở Đông Nam Á, tê tê Sunda bị săn trộm và buôn bán lậu từ đường bộ đến đường biển vào Việt Nam và Trung Quốc vì thịt và vảy tê tê được coi là có tác dụng chữa bệnh.


BM

Từ năm 2015, Panjang cùng các nhà bảo tồn và chuyên gia về động vật hoang dã ở Sabah đã yêu cầu bang này phải có hàng rào pháp lý mạnh mẽ hơn để bảo vệ tê tê Sunda.

 

Sự bền bỉ của họ cuối cùng cũng được đền đáp vào Ngày Quốc tế Tê Tê năm 2018 (ngày 18/2), khi chính quyền bang nâng cấp tình trạng bảo vệ dành cho tê tê Sunda lên Cấp 1 trong Sắc lệnh Bảo tồn Động vật Hoang dã Sabah.

 

Trước đây người ta có thể săn bắn tê tê hợp pháp ở bang này, nhưng kể từ sau khi sắc lệnh được ban hành thì tất cả hành vi săn bắt đều là bất hợp pháp.


BM

Đo chiều dài của tê tê Sunda

 

Từ năm 2010 đến 2015,chính quyền ở 67 quốc gia đã bắt được những đợt vận tải hàng có khoảng 27.000 con tê tê nguyên con, và vì một số đợt bắt giữ tính bằng khối lượng thay vì đếm cá thể - thì có thêm 120 tấn tê tê nguyên con và từng phần khác cũng bị thu giữ.

 

Những con số này được công bố trong một nghiên cứu vào tháng 12/2017 do tổ chức TRAFFIC thực hiện. Đây là tổ chức phi chính phủ quốc tế theo dõi tình trạng buôn bán động vật hoang dã.

 

Nghiên cứu cũng nhận thấy kẻ buôn lậu cực kỳ linh hoạt, sử dụng hơn 150 tuyến đường độc đáo và mỗi năm lại có thêm 27 hành trình mới.


BM

Hầu hết các phần thịt tê tê đều bị bán vào Trung cộng. Vào tháng 11/2017, chính quyền Trung cộng bắt giữ 11,9 tấn vảy tê tê từ cảng biển đông đúc ở miền nam. Số vảy này đến từ khoảng 20.000 con tê tê ở Châu Phi.

 

Tê tê thường đi chậm và vẫy chiếc đuôi dài phía sau, điều này bất lợi cho chúng.

 

"Nếu bạn nhìn thấy một con trong rừng thì chắc chắn là bạn sẽ bắt được nó," Panjang giải thích. "Chỉ là người ta khó nhìn thấy chúng thôi."

 

Tê tê Sunda là loài động vật đặc hữu và sống riêng lẻ. Chúng di chuyển lặng lẽ trên nền đất rừng, vảy màu nâu là chiếc áo ngụy trang hoàn hảo trong rừng.

 

Chúng có thể ẩn trong hang hoặc trên cây, ở đó chúng lại di chuyển nhanh đáng kinh ngạc.


Trong bảy năm nghiên cứu về tê tê Sunda bằng bẫy camera, thiết bị theo dõi GPS và hướng dẫn riêng đi rừng, Panjang chỉ mới bảy lần gặp con tê tê trong thiên nhiên.

 

Nếu tê tê khó bị phát hiện đến vậy, làm sao mà bọn săn trộm có thể bắt được hàng ngàn con?


Rõ ràng là bọn săn trộm cũng gặp khó khăn, theo một người từng làm nghề đi săn nói chuyện với Panjang. Họ đặt bẫy tê tê bằng lưới dài đến 100m trên nền rừng. Họ bán tê tê chỉ sau khi đã gom được số lượng đáng kể.


BM

Ở Malaysia, dân địa phương từng săn tê tê Sunda để cho gia đình ăn.


Giờ đây dân địa phương không săn tê tê lấy thịt nữa. Nhu cầu béo bở từ Việt Nam và Trung cộng đã thay đổi bộ mặt nghề săn tê tê ở Malaysia và trong khu vực.

 

Vào năm 2015, các nhà bảo tồn và quản lý động vật hoang dã ở bang Sabah, trong đó có Panjang, phải đối mặt với cuộc chiến nâng cấp tình trạng của loài tê tê Sunda lên mức độ là loài cần phải bảo vệ tuyệt đối.

 

Việc sửa đổi luật đòi hỏi phải có bằng chứng khoa học mạnh mẽ cho thấy loài tê tê Sunda đang bị đe dọa nghiêm trọng.

 

Nhưng vấn đề là không ai biết có bao nhiêu con tê tê Sunda ở vùng Sabah. Đến giờ vẫn không ai biết. Nghiên cứu về tê tê Sunda đã bắt đầu và các nhà khoa học không có phương tiện hiệu quả nào để tìm và đếm loài đặc hữu này, Panjang giải thích.


BM

Bị cản trở vì thiếu dữ liệu chắc chắn về số lượng loài này, đề xuất của họ bị từ chối. Nhóm nghiên cứu của Panjang tiếp tục soạn lại đề xuất khác, nhưng nó tiếp tục bị từ chối. Và tiếp tục như vậy.

 

"Chúng tôi không thể thực sự trả lời tất cả các dữ liệu khoa học họ cần," Panjang chia sẻ. "Điều đó vô cùng đáng thất vọng và khổ sở."

 

Sau đó, nhóm nghiên cứu thay đổi chiến lược và tung ra chiến dịch kêu gọi công chúng chú ý đến tình cảnh mà tê tê Sunda đang gặp phải.

 

"Chúng tôi cố gắng chủ động cho mọi người biết tê tê là loài rất quan trọng với đất nước này."


Và thay vì nêu số lượng tê tê, nhóm nghiên cứu trích dẫn số liệu về tình trạng buôn bán lậu tê tê từ Công ước Quốc tế về tình trạng buộn bán các loài động thực vật hoang dã bị đe dọa (Công ước CITES) để cho thấy áp lực săn trộm khổng lồ với loài tê tê Sunda.

 

Cuối cùng, sau hơn sáu lần bị từ chối thì đề xuất của họ cũng được chấp nhận.


BM


Nỗ lực của các nhà bảo tồn như Panjang không chỉ thay đổi luật, mà thay đổi cả con người.


Panjang và nhóm nghiên cứu của bà thực hiện các buổi học, các đợt trình diễn trên đường ở trường học và làng xóm, và tích cực tham gia chương trình radio và tương tác với nhà báo.


Giờ đây, Panjang thỉnh thoảng nhận được các cuộc điện thoại giữa đêm từ nhiều người phát hiện tê tê Sunda bên ngoài nhà họ, bị chó cắn. Bà sẽ liên hệ với cơ quan bảo vệ động vật hoang dã để giải cứu con tê tê đó.

 

"Tôi chưa bao giờ nhận được những cuộc điện thoại như vậy năm năm trước," Panjang chia sẻ. "Vậy nghĩa là rất tốt."

 

Một lần, có một người từng làm thợ săn tham gia chương trình giải thích, thuyết phục trong làng mà Panjang tổ chức đã phát hiện con tê tê trong vườn trái cây nhà ông. Ông lập tức gọi cho bà và trao lại con tê tê.

 

"Tôi rất ngạc nhiên vì lẽ ra ông ấy có thể bán nó đi. Ông đã học được điều gì đó từ buổi trình bày và điều đó rất quan trọng với tôi." Panjang đã gắn thiết bị GPS theo dõi cho con tê tê và thả nó về rừng.


BM

Chương trình trao đổi kêu gọi nhận thức về tê tê dành cho trẻ em học mẫu giáo

 

Nhưng dù giáo dục và tiếp cận cộng đồng là quan trọng với sự tồn vong về lâu dài của loài tê tê Sunda, Panjang nghĩ rằng ưu tiên tức thời phải là nâng cao hành động thực thi pháp luật và thiết lập các trung tâm giải cứu ở tất cả các quốc gia có tê tê Sunda.

 

Tê tê là loài nổi tiếng khó nuôi nhốt và hầu hết sẽ chết trong vòng sáu tháng.

 

Vì ta thấy tê tê bị bắt nhốt nhiều hơn tê tê ngoài môi trường hoang dã, mạng lưới các trung tâm giải cứu phải là ưu tiên hàng đầu, Panjang lý giải.


BM

Các trung tâm giải cứu sẽ "cần làm việc rất gần gũi và cung cấp phương thức chăm sóc tê tê trong tình trạng nuôi nhốt tốt hơn."

 

Theo một khảo sát từ nhóm chuyên gia nghiên cứu về tê tê của tổ chức IUCN, thì tê tê Sunda sẽ tuyệt chủng trong tự nhiên nếu ta không ngăn chặn tình trạng săn trộm và buôn bán lậu loài này.

 

"10 năm là khoảng thời gian ngắn," Panjang cho biết. Nếu các trung tâm cứu hộ có thể phối hợp cùng nhau và tiếp tục nghiên cứu về tê tê, bà tin là "ít nhất chúng ta có thể thấy một chút tiến bộ trong công tác bảo tồn tê tê Sunda."

 

 

 

Yao-Hua Law

***

Nghiên cứu nói tê tê có liên hệ tới corona _ giới khoa học hoài nghi

BM
Một trong 136 con tê tê bị Hải quan Thái lan tịch thu cùng với 450 ký vẩy tê tê trị giá 75.278 đô la

Các nhà khoa học độc lập ngày 7/2 nêu nghi vấn về cuộc nghiên cứu cho rằng đợt bùng phát virus corona tại Trung cộng có thể là do sự lây nhiễm từ dơi sang người thông qua hoạt động vận chuyển tê tê.

***

Nhiều tấn tê tê bị tịch thu ở Việt Nam

BM
Tê tê thường được bán sang Trung Quốc, nơi loại động vật có vảy này được dùng để làm thuốc bắc hoặc để ăn thịt.
Các giới chức hải quan ở miền bắc Việt Nam đã tịch thu 6 tấn tê tê sống giấu trong một container vận chuyển bằng đường biển từ Indonesia.

Hãng thông tấn Đức trích lời các giới chức hải quan nói rằng số động vật nhập lậu này được phát giác hồi tuần trước trong một cuộc kiểm tra ở cảng Hải Phòng.

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.