Monday, June 28, 2021

Những người theo chủ nghĩa Marx có cái nhìn mờ nhạt về ‘nguyên tắc dân quyền’

 BM

Trong một chương trình phát sóng vào tháng 04/2021 của một chương mục mới do Fox News sản xuất nhằm thu hút lại khán giả sau giai đoạn phát chương trình có chất lượng tồi tệ về cuộc bầu cử năm 2020, người dẫn chương trình Greg Gutfeld đã lưu ý tới một cuộc thăm dò gần đây cho thấy rằng hầu hết người dân Hoa Kỳ vẫn muốn “thuế thấp hơn và chính phủ tinh gọn hơn.”

 

Trong suốt cuộc trò chuyện diễn ra sau đó, ông Jonathan Morris, người cộng tác với Fox, một cựu linh mục Công giáo, đã rất xúc động khi mang đến cho người xem điều mà ông gọi là “một bài học nhỏ” về chủ đề “nguyên tắc dân quyền” (“subsidiarity”) (*).


BM

ông Jonathan Morris


Điều thú vị là ông Gutfeld, người vẫn luôn là một nhà quan sát chính trị và văn hóa sắc sảo, nhanh nhạy, lại dường như không quen với thuật ngữ ông Morris đã đưa ra.

 

“Cái gì! Ông hãy nhắc lại xem nào”, ông ta thốt lên.

 

Ông Morris giải thích rằng học thuyết về “nguyên tắc dân quyền” có nghĩa là những can thiệp nhằm thay đổi và cải thiện tình trạng cho con người, việc này cần được thực hiện ở tầng lớp xã hội gần nhất với nơi mà những can thiệp này sẽ có tác động lớn nhất.

 

Quan điểm này được phát triển như một phần giáo huấn về xã hội của Công giáo, trong đó nói rằng “những gì mà các cá nhân có thể đạt được bằng sáng tạo và nỗ lực của chính họ thì không nên bị một bên có quyền lực cao hơn tước đoạt.” Được coi là nguyên tắc tổ chức, có nghĩa là các vấn đề dân sự phải được giải quyết ở cấp hành chính thấp nhất, nhỏ nhất hoặc ít tập trung nhất. Khi có thể, các quyết định về văn hóa và chính trị nên được thực hiện ở cấp địa phương hơn là bởi một cơ quan trung ương ở xa.

 

Đỉnh cao của một nguyên tắc dân sự không thể thiếu

 

Ở cánh hữu của trung tâm chính trị đa chiều này, những người truyền thống (conservatives) và những người theo chủ nghĩa tự do cổ điển có xu hướng đề cao nguyên tắc dân quyền.

 

Thậm chí ngay cả trước thời kỳ Khai sáng Âu Châu, Giáo hội Công giáo Trung cổ đã thành công trong việc hạn chế quyền lực của các nền quân chủ chuyên chế. Vua của người Frank và là hoàng đế đầu thế kỷ thứ chín của phương Tây, Charlemagne, đã chia sẻ quyền lực với Vatican cũng như một số quốc gia quân chủ, chính thể, thành phố tự do, và nhà nước giáo hội. Vô số tổ chức như thánh đường, tu viện, giáo hội, trường cao đẳng và bệnh viện cũng hoạt động dưới cấp độ chính trị này trong suốt thời Trung cổ.


BM


Gần như chắc chắn rằng trong suốt các thế kỷ 17, 18 và 19, thực dân Mỹ gốc Anh đã đạt được đỉnh cao của nguyên tắc dân quyền này. Ở nền Cộng Hòa Hoa Kỳ, được hình thành sau năm 1776, các thực thể [hành chính] phi tập trung trở thành những hàng rào giữa giới hạn [quyền lực] chính phủ và quyền tự do cá nhân.

 

Để tiến hành một cuộc khảo sát kỹ lưỡng về “nền Dân chủ ở Hoa Kỳ,” ngài Alexis de Tocqueville đến từ Pháp đã thực hiện một phân tích có ảnh hưởng sâu sắc về quyền tự do ban đầu của Hoa Kỳ vào năm 1831. Ông tin rằng một xã hội dân chủ và đa nguyên thực sự đã phát triển ở các vùng đất thuộc địa ở Hoa Kỳ trong suốt ba thế kỷ.


BM

Ngài Alexis de Tocqueville

 

Về chủ đề nguyên tắc dân quyền, ngài de Tocqueville đã viết:

 

“Người Hoa Kỳ ở mọi lứa tuổi, mọi địa vị trong cuộc sống, và mọi thiên hướng tính cách đang luôn lập ra những hiệp hội. Không chỉ có các hiệp hội thương mại và công nghiệp đều cùng tham gia, mà còn có hàng ngàn loại khác nhau – tôn giáo, đạo đức, nghiêm túc, vô ích, rất chung chung và rất giới hạn, rất lớn và rất nhỏ. Người Mỹ kết hợp với nhau để tổ chức các sự kiện cộng đồng, thành lập các trường dòng, xây dựng nhà thờ, cung cấp sách, và đưa các nhà truyền giáo đến những vùng đất đối lập. Bệnh viện, nhà tù và trường học hình thành theo cách đó. Cuối cùng, nếu họ muốn rao truyền một chân lý hoặc tuyên truyền một xúc cảm nào đó thông qua việc cổ vũ một tấm gương lớn, họ thành lập một hiệp hội. Trong mọi trường hợp, đứng đầu bất kỳ hoạt động mới nào, nếu như ở Pháp quý vị sẽ thấy là chính phủ hoặc ở nước Anh là một lãnh chúa, còn ở Hoa Kỳ, quý vị chắc chắn sẽ thấy là một hiệp hội.”


BM


Tu chính án thứ Mười của Hiến pháp Hoa Kỳ củng cố tinh thần phân quyền này bằng cách bảo đảm rằng “Hiến pháp không giao các quyền lực cho nhà nước Hoa Kỳ, cũng như không cấm giao [quyền lực đó] cho các Tiểu bang, [quyền lực đó] được dành cho các Tiểu bang đó, hoặc cho người dân.” Di sản “Pháp quyền” của người Anh cũng bảo đảm các quyền tự do đáng kể cho xã hội dân sự dưới cấp độ nhà nước quốc gia.

 

Nói tóm lại, học thuyết nguyên tắc dân quyền là trọng tâm của việc Hoa Kỳ nổi lên như một quốc gia tự do và thịnh vượng nhất trong lịch sử hiện đại.

 

Thách thức của chủ nghĩa Marx đối với xã hội dân sự


BM


Ngài De Tocqueville, người theo quan điểm của người Pháp trong thế kỷ 19 tự coi mình là người thuộc trường phái trung-tả, đã hoàn thành tập cuối cùng của cuốn sách “Nền Dân Chủ ở Hoa Kỳ” vào năm 1840. Tác phẩm của ông vẫn là một trong những bản xác nhận toàn diện cuối cùng về tự do và đa nguyên của Hoa Kỳ bởi một học giả phương Tây có uy tín.

 

Năm 1848, sự phản đối nguyên tắc dân quyền bắt đầu phát triển với việc xuất bản “Tuyên ngôn cộng sản” của ông Karl Marx và ông Friedrich Engels. Trong 170 năm sau đó, những người theo chủ nghĩa Marx đã thực hiện một nỗ lực mang tính gây hấn để giành quyền kiểm soát các tổ chức quan trọng nhất trên thế giới. Kể từ năm 2021, họ kiểm soát đường lối chính của các chính phủ quốc gia từ Bắc Kinh đến Hoa Thịnh Đốn. 


BM


Cánh tả, thường được hiểu là những người ủng hộ một số hình thức chủ nghĩa xã hội, có cái nhìn mờ nhạt về nguyên tắc dân quyền. Những người theo chủ nghĩa cấp tiến của Hoa Kỳ xem phân quyền là một trở ngại cho sự phát triển của nhà nước phúc lợi hiện đại.

 

Năm 1976, nhận thức được thách thức đang leo thang của chủ nghĩa Marx về văn hóa, các học giả người Mỹ Peter Berger và Richard John Neuhaus đã xuất bản một cuốn sách ngắn có tựa đề “Trao Quyền Cho Người dân.” Ông Berger và Neuhaus lập luận rằng “các cấu trúc trung gian” như gia đình, khu phố, nhà thờ, và các hiệp hội dân sự tự nguyện là những thể chế quan trọng, mà sự suy yếu của nó sẽ gây ra thảm họa cho nền dân chủ Hoa Kỳ. Nỗi lo lắng này của họ đã hoàn toàn được minh chứng bởi sự xuất hiện của một nền văn hóa tỉnh ngộ kiểu Marx (woke-Marxist culture) đang thống trị đã chia rẽ Hoa Kỳ, gây suy yếu và đe dọa chính kết cấu của quốc gia này.


BM


Ngày nay, các trường phổ thông, đại học, các cơ quan dịch vụ dân sự, các hãng thông tấn, các công ty giải trí, các nhà xuất bản lớn, các tổ chức từ thiện, các tập đoàn quốc tế, nhiều nhà thờ, và thậm chí cả các tòa án đã bị khuất phục bởi phiên bản hiện tại của hệ tư tưởng tập trung theo chủ nghĩa Marx. Những người truyền thống hoặc tự do trước đây, người gìn giữ cấu trúc trung gian của chúng ta, nói chung đã từ bỏ việc giành lại quyền kiểm soát và đã chấp nhận chính sách thỏa hiệp.

 

Thời điểm cho sự thật và hành động


BM


Vào cuối những năm 1970, ông William E. Simon, doanh nhân Hoa Kỳ, nhà từ thiện, và là Bộ trưởng thứ 63 của Bộ Tài chính Hoa Kỳ, đã viết rằng Hoa Kỳ đã đạt đến “Một Thời Điểm Dành Cho Sự Thật” và “Một Thời Điểm Để Hành Động.” Lời kêu gọi trực tiếp của ông Simon đối với người dân đã góp phần vào chiến thắng của ông Ronald Reagan và một tinh thần đổi mới lớn lao ở Hoa Kỳ và phương Tây.

 

Trong bối cảnh hiện nay, nguyên tắc dân quyền đang phải đối mặt với một thách thức to lớn khác. Mặc dù ông Marx đã nói đến một sự tàn lụi trừ tượng của nhà nước hậu cách mạng, nhưng các nhà lãnh đạo theo chủ nghĩa Marx hiếm khi thấy vượt ra được khỏi sự cám dỗ toàn trị của cái gọi là “chế độ độc tài của giai cấp vô sản.”


BM


Trong những tháng trước cuộc bầu cử năm 2020, ông Joe Biden hứa hẹn sẽ trở thành tổng thống tiến bộ nhất trong lịch sử Hoa Kỳ. Có đủ số người dân Mỹ coi đó là một lý do chính đáng để đưa ông lên vị trí dẫn đầu bằng mọi cách cần thiết.

 

Kết quả là, cơn lốc nhãn tiền của chủ nghĩa Marx nhằm cô lập, chia rẽ, vô hiệu hóa và trừng phạt các đối thủ chính trị đang diễn ra mạnh mẽ ở Hoa Kỳ. Một lần nữa, sự trung thành mang tính truyền thống với gia đình, khu dân cư, quân đội, nhà thờ và các hiệp hội tự nguyện sẽ không được khuyến khích để hậu thuẫn cho các mối quan hệ tự trị với các bộ máy quan liêu phi thực tế của liên bang và các cơ quan nhà nước mạo danh phúc lợi cá nhân.

 

Bị tước bỏ những “cấu trúc trung gian” cần thiết cho sự thịnh vượng của người dân, mọi người sẽ ngày càng rời xa các đức tin và sự tương hỗ lẫn nhau vốn là trung tâm của đời sống dân sự và gia đình có trật tự tốt.

 

Đó sẽ là kết quả cho tương lai của con cháu chúng ta trong các cảnh giới của tỉnh ngộ (woke), những nơi mà các cơ quan lập pháp trung ương áp đặt một trật tự toàn diện và sự đồng thuận chính trị phải được bảo đảm bằng sự ép buộc và gian lận; thật là phi lý với hầu hết mọi người, nhưng lại rất khó để tháo gỡ ra được.

 

Ông William Brooks là một nhà văn Canada đóng góp cho The Epoch Times từ Halifax, Nova Scotia. Ông hiện là biên tập viên của “Đối Thoại Dân Sự” (The Civil Conversation) cho Xã hội Dân sự Canada (Canada’s Civitas Society).

 

Chú thích (*): Subsidiarity – [thuật ngữ luật] nguyên tắc tổ chức xã hội rằng các quyết định phải luôn được thực hiện bởi lớp người ở tầng thấp nhất đông nhất có thể, hoặc gần nhất với nơi chúng sẽ có hiệu lực lớn nhất, ví dụ ở một khu vực địa phương hơn là ở phạm vi quốc gia. Tương tự nguyên tắc “phép vua thua lệ làng” ở Việt Nam. Tạm dịch là “nguyên tắc dân quyền.”

 

 

 

William Brooks  _  Kim Liên

***

Hoa Kỳ một Quốc Gia Cộng Hòa chứ không phải Dân Chủ

BM  
Chúng ta sẽ chọn ai vào chính quyền để chúng ta yên tâm rằng liên bang Hoa Kỳ không đi chệch ra khỏi các nguyên tắc lập quốc đã được thiết lập hơn 200 năm qua. Chúng ta chọn ai để cùng nhau gìn giữ và để lại một đất nước Hoa Kỳ hùng mạnh cho các thế hệ mai sau.

***

Dân chủ nước Mỹ nhìn từ Úc châu

 image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.