Monday, June 21, 2021

Ngân sách mới của Biden định đưa Hoa Kỳ đi về đâu?

 BM

Ngân sách mới của Tòa Bạch Ốc cho thấy Tổng thống Biden định đưa Hoa Kỳ đi về đâu?


Ngân sách mới do văn phòng của Tổng thống (TT) Biden công bố gần đây cho năm tài khóa 2022 và 10 năm sau đó nói lên rất nhiều điều về mục tiêu mà chính phủ này dự định dẫn dắt quốc gia đi tới. Có hai điểm đặc biệt nổi bật. Rõ ràng Tổng thống muốn mở rộng vai trò của chính phủ trong nền kinh tế.

 

Một số lần trong quá khứ, Hoa Thịnh Đốn đã chi phối phần lớn nền kinh tế mang tính lịch sử, nhưng đó chỉ là trong các giai đoạn suy thoái và chiến tranh. Tuy nhiên, chính phủ lần này dự kiến một vai trò lớn hơn dành cho chính phủ, mang tính nền tảng và liên tục kéo dài cho đến tương lai xa nhất có thể.


Rõ ràng có thể thấy từ kế hoạch ngân sách này rằng chính phủ ông Biden ít quan tâm đến việc thúc đẩy tăng trưởng kinh tế. Ai đó có thể nghĩ rằng tất cả các đề xướng chi tiêu và đánh thuế mạnh bạo của ông Biden biện minh cho kỳ vọng về mức tăng trưởng kinh tế cao hơn trong tương lai và mức độ thịnh vượng lớn hơn. Thế nhưng kế hoạch ngân sách này lại chỉ đưa ra dự kiến về mức tăng trưởng dài hạn khiêm tốn. Bức tranh này đặt ra những câu hỏi về mục tiêu của các chương trình đầy tham vọng của ông Biden. Dường như mục tiêu duy nhất của họ là để mở rộng chính phủ, không có lý do nào khác hơn là để mở rộng chính phủ.


BM


Mặc dù các phương tiện truyền thông ít chú ý đến các kế hoạch mở rộng của chính phủ, nhưng đó là một phần quan trọng của cả hai phương diện thu và chi của ngân sách này. Tòa Bạch Ốc dự kiến các khoản thu của chính phủ sẽ tăng từ 16% đến 17% của nền kinh tế trong giai đoạn gần đây lên đủ 19% vào năm 2024. Kết quả là 1/5 thu nhập của tất cả người dân Mỹ sẽ được chuyển đến Hoa Thịnh Đốn. Đúng, con số này không phải là chưa từng có. Trong thời kỳ bùng nổ công nghệ vào cuối những năm 1990, rất nhiều người kiếm tiền nhanh đến mức phần thuế lũy tiến của quốc gia tăng cao hơn bất kỳ dự kiến nào. Nguồn thu của Hoa Thịnh Đốn đã chiếm một phần lớn hơn của nền kinh tế trong năm suy thoái 1981 và trong năm 1969 khi Tổng thống Lyndon Johnson áp đặt một khoản phụ thu thuế đặc biệt để chi trả cho chiến tranh Việt Nam.


BM


Và tất nhiên, Hoa Thịnh Đốn đã lấy nhiều sản phẩm của nền kinh tế hơn trong giai đoạn khẩn cấp mang tính tồn vong của Đệ nhị Thế chiến, mặc dù ngay cả khi đó, các khoản thu hầu như không vượt quá 20% của nền kinh tế. Nếu chính phủ ông Biden đang kỳ vọng một số dạng tăng trưởng kinh tế đột biến hoặc [dự phòng cho] tình huống khẩn cấp, thì mức tăng doanh thu dự kiến này của Hoa Thịnh Đốn dường như sẽ ít nghiêm trọng hơn. Tuy nhiên, không có điều gì giống như vậy theo các dự báo kinh tế của ngân sách.


BM

Các container vận chuyển hàng hóa đường biển tại Cảng Long Beach ở Long Beach, California, vào ngày 14/12/2020.

 

Dù sao đi nữa thì các kế hoạch gia tăng [hoạt động] chính phủ còn được thể hiện rõ ràng hơn trong danh mục chi tiêu ngân sách dự kiến. Chi tiêu của liên bang theo ngân sách này về căn bản sẽ ổn định sau năm 2023 đều đặn ở mức 25% tổng sản phẩm quốc nội (GDP)—cứ một trong bốn USD của tổng sản lượng quốc gia sẽ do Hoa Thịnh Đốn chi phối. Chắc chắn con số đó thấp hơn năm 2020 khi chi tiêu liên bang chiếm khoảng 31% GDP, nhưng trường hợp đó rõ ràng là để đối mặt với tình huống khẩn cấp đặc biệt đòi hỏi chi tiêu nhiều hơn ngay cả khi nó gây đình trệ sản lượng và thu nhập.


Những lần duy nhất khác mà các khoản chi tiêu chiếm phần tỷ trọng lớn trong nền kinh tế như mức ngân sách ông Biden đang yêu cầu là các trường hợp khẩn cấp. Một là cuộc đại suy thoái 2008–2009 và giai đoạn hậu quả ngay sau đó của nó, và trường hợp còn lại là Đệ nhị Thế chiến. Ngoài ra, không có tiền lệ lịch sử nào về chi tiêu của chính phủ có quy mô lớn tương tự như vậy. Vì kế hoạch ngân sách không dự phòng cho trường hợp khẩn cấp nào như vậy, nên Tòa Bạch Ốc rõ ràng có ý định dẫn dắt đất nước đến một tình trạng nào đó mà chúng ta chưa từng gặp phải.


BM


Một điều thú vị hơn nữa là Tòa Bạch Ốc kỳ vọng chỉ tăng trưởng kinh tế thực ở mức không đáng kể sau đợt tăng đột biến thời hậu COVID được dự báo cho năm nay và năm sau. Tòa Bạch Ốc dự báo tăng trưởng thực tế dưới 2% một năm cho đến cuối thập kỷ này và cả giai đoạn sau đó nữa. Tốc độ tăng trưởng này thấp hơn nhiều so với tốc độ tăng trưởng trung bình dài hạn của quốc gia, đang cao hơn 3% một năm một chút. Giảm tốc tăng trưởng, thậm chí ở một mức đáng kể, có thể là hợp lý, thậm chí có thể là một dự phóng thích hợp, nhưng thật kỳ lạ là Tòa Bạch Ốc lại đưa ra dự phóng như vậy dựa trên những đề xướng khổng lồ mà Tổng thống đã đưa ra cho kế hoạch đầu tư cơ sở hạ tầng và các đề xướng về kế hoạch Gia đình Mỹ của mình. Vì những dự báo này dựa trên giả định thực hiện các kế hoạch to lớn của ông Biden, nên người ta sẽ cho rằng các nhà dự báo ngân sách sẽ phải có cái nhìn lạc quan hơn về tăng trưởng trong tương lai so với mức dự báo của họ hiện nay.

 

Đây quả thực là một sự ghép đôi kỳ lạ giữa hùng biện và kỳ vọng. Thông thường, khi một tổng thống—đảng viên Dân Chủ hoặc Cộng Hòa—đề xướng các chương trình mới, đặc biệt là chương trình với quy mô phi thường của ông Biden, ông tuyên bố rằng nỗ lực đó sẽ đem lại cho quốc gia tốc độ tăng trưởng nhanh hơn trong tương lai và theo đó là sự thịnh vượng của quốc gia.


BM


Nhưng trong trường hợp này thì không phải vậy. Hoặc chính phủ ít tin tưởng vào hiệu quả của các chương trình này hơn là những gì họ đã nêu trong các tuyên bố công khai của mình, hoặc một bộ phận của Tòa Bạch Ốc không bàn thảo với các bộ phận khác, hoặc các chương trình và kế hoạch nhằm tăng vai trò của Hoa Thịnh Đốn trong nền kinh tế có rất ít tác động tới việc nâng cao mức sống của người dân Mỹ. Đây là một câu hỏi cần có câu trả lời mà ông Biden đang nợ quốc gia.

 

BM


Tác giả Milton Ezrati là biên tập viên của tạp chí The National Interest, thành viên của Trung tâm Nghiên cứu về Nguồn Nhân lực tại Đại học Buffalo (SUNY), và là kinh tế gia trưởng của Vested, công ty truyền thông có trụ sở tại New York. Cuốn sách mới nhất của ông là “Thirty Tomorrows: The Next Three Decades of Globalization, Demographics, and How We Will Live.” (tạm dịch: “Ba Mươi Năm Tới: Ba Thập Kỷ Tiếp Theo Của Toàn Cầu Hóa, Nhân Khẩu Học và Cách Chúng Ta Sẽ Sống.”)

 

 

 

Milton Ezrati _ Minh Trí 
***

Dữ liệu tăng trưởng kinh tế của Trung cộng và những mánh khóe của Bắc Kinh

 BM

Theo Cục Thống kê Quốc gia (NBS) công bố hôm 16/04/2021, Trung cộng có mức tăng trưởng kinh tế hàng năm là 18.3% trong quý đầu tiên của năm 2021. Sau đó, hôm 27/04/2021, NBS thông báo rằng các doanh nghiệp công nghiệp lớn hơn quy mô được chỉ định đã đạt lợi tức tăng 1.4 lần trong quý đầu tiên của năm 2021. Truyền thông nhà nước Trung cộng liên tục tung tin rằng nền kinh tế Trung cộng đã hoàn toàn phục hồi sau đợt suy thoái do đại dịch gây ra, trở thành quốc gia dẫn đầu thế giới về phục hồi kinh tế và thịnh vượng.

https://baomai.blogspot.com/2021/06/du-lieu-tang-truong-kinh-te-cua-trung.html


BM
Tôi yêu đất nước tôi
Lý do khiến ta thường xuyên bỏ qua ý tưởng đắt giá
Câu chuyện Minamata
Người mẹ của biên giới sống và chết
Có tuổi chứ không phải già
Trầu Cau _ món ăn đã lụi tàn
Chua me đất hoa vàng
Báo Mỹ chê Biden kém cỏi _ vụng về trước Putin
Ocasio-Cortez thất vọng về mặt chính sách của Joe Biden
Tôi là người thù dai
Cái dáng rất buồn
Màu kỷ niệm khó phai
Xóm Lò Gốm Sài Gòn xưa
Đa số người Mỹ có quan điểm ‘bất lợi’ về thuyết sắc tộc
Mike Pence bị gọi là 'kẻ phản bội' tại hội nghị bảo thủ
Các chính sách khí hậu tiếp tục gây hiểu lầm cho công chúng
Cận thị ở trẻ em tệ hơn trong COVID-19
Món quà đặc biệt cho Ngày của Cha
California những ngày “mở cửa trở lại” BUỒN!
Ảo giác về Biden

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.