Một báo cáo nghiên cứu gần đây do Ngân hàng AfrAsia công bố đã liệt kê 10 quốc gia hàng đầu trên thế giới có nhiều cá nhân có giá trị tài sản ròng cao (high-net-worth individuals, HNWI) di cư ra hải ngoại nhất trong năm 2019. Trung cộng đứng đầu danh sách này với nhiều triệu phú di cư sang các nước khác nhất trong năm đó, tiếp theo là Ấn Độ.
Báo cáo nghiên cứu chỉ bao gồm các cá nhân HNWI có tài sản ròng từ 1 đến 9.9 triệu USD, những người đã định cư tại một quốc gia mới trong vòng ít nhất sáu tháng. Báo cáo này cũng liệt kê các quốc gia hàng đầu đã thu hút được các triệu phú.
Đi lại với lối sống-hàng không-sang trọng-Trung cộng. Bức ảnh này cho thấy mọi người đi ngang qua một chiếc xe hơi Ferrari và các phi cơ trực thăng mà các công ty toàn cầu đang tiếp thị cho giới giàu có Trung cộng trong Hội nghị và Triển lãm Hàng không Kinh doanh Á Châu (ABACE2014) tại phi trường Hồng Kiều, Thượng Hải. Thị trường phản lực cơ tư nhân-đôi khi được gọi là phản lực cơ kinh doanh hoặc phản lực cơ của giám đốc-là một phân khúc nhỏ nhưng đang phát triển nhanh chóng ở Trung cộng, nơi sự phát triển kinh tế nhanh chóng đã tạo ra một làn sóng giàu có mới. Ảnh chụp ngày 14/04/2014.
Trung cộng đã chứng kiến 16,000 triệu phú rời đi vào năm 2019, nhiều hơn nhiều so với Ấn Độ ở vị trí thứ hai, quốc gia chứng kiến 7,000 người giàu có về tài chính rời khỏi đất nước. Nga đứng thứ ba với 5,000 triệu phú rời đi, tiếp theo là Hồng Kông ở vị trí thứ tư, với 4,200 người rời bỏ thành phố đầy những khó khăn về mặt chính trị này. Thổ Nhĩ Kỳ, Anh Quốc, Pháp, Brazil, Saudi Arabia và Indonesia nằm trong top 10 quốc gia mất đi nhiều triệu phú nhất.
Theo báo cáo, những lý do hàng đầu khiến các triệu phú rời sang những nước khác đa dạng từ thuế, lo ngại về tài chính, cơ hội việc làm, đến môi trường, nền giáo dục tốt hơn, chăm sóc sức khỏe tốt hơn và thoát khỏi các chế độ áp bức.
Đối với các quốc gia tiếp nhận, Úc đứng đầu danh sách, thu hút 12,000 cá nhân HNWI giàu có trong năm 2019. Hoa Kỳ đứng thứ hai với 10,800 HNWI, trong khi Thụy Sĩ đứng thứ ba với 4,000 người. Bồ Đào Nha và Hy Lạp cũng nằm trong số 10 quốc gia thu hút HNWI hàng đầu vì họ có các chương trình nhập cư cho nhà đầu tư để cư trú và nhập quốc tịch EU.
Báo cáo cũng chỉ ra rằng 30% HNWI di cư bằng thị thực nhà đầu tư, trong khi những người khác sử dụng các phương tiện truyền thống là thị thực lao động, thị thực gia đình và lấy hộ chiếu thứ hai thông qua tổ tiên.
Tỷ phú kiêm nhà sưu tập nghệ thuật Trung cộng Lưu Ích Khiêm (bên phải) nói chuyện tại buổi lễ khai mạc ở Thượng Hải, Trung cộng, cho buổi triển lãm chiếc tách trà thời Minh trị giá 36 triệu USD mà ông đã mua và thanh toán bằng thẻ American Express của mình vào ngày 18/12/2014.
Giới truyền thông quốc tế đã đưa tin rằng nhiều người giàu Trung cộng đang chạy trốn khỏi các thành phố ô nhiễm và nhà cầm quyền hà khắc của Trung cộng, đồng thời tìm cách bảo vệ sự giàu có của họ. Một số tỷ phú của Trung cộng cũng rời khỏi nước này vào năm 2020. Nam Hoa Tảo Báo (SCMP) đưa tin cho hay trong năm 2014, “một Báo cáo về sự Giàu có của Barclays cho thấy khoảng một nửa số người giàu Trung cộng có ý định chuyển đến một nước khác trong vòng 5 năm.”
Trong số những người giàu Trung cộng có các quan chức Trung Cộng, những người trong nhiều năm được biết đến là gửi người nhà và chuyển của cải của họ sang các nước phương Tây. Vì có rất nhiều người như vậy, nên giới truyền thông thậm chí đã đặt tên cho hiện tượng này là “lõa quan” (“quan chức khỏa thân”: quan chức có vợ con mang theo tài sản định cư ở ngoại quốc, chỉ còn lại bản thân quan chức đó ở lại làm việc để che mắt, chờ ngày về hưu).
Những người làm trung gian, cả người Trung cộng và người Tây phương, giúp cho các quan chức này chuyển tiền mà họ tích lũy được ở Trung cộng qua các chức vụ chính thức của họ đến các ngân hàng ngoại quốc và đầu tư vào các doanh nghiệp quốc tế và các bất động sản được gọi là “găng tay trắng.” Nhiều doanh nhân Trung cộng đã giàu lên nhờ mối liên hệ khăng khít với các quan chức của nhà cầm quyền và đảng cộng sản, [do] họ được hưởng lợi từ các chính sách và đối xử thiên vị.
Năm 2015, lãnh đạo Trung Cộng Tập Cận Bình đã khởi động “Chiến dịch Săn Cáo,” cử mật vụ Trung cộng ra hải ngoại–bao gồm cả các nước không có hiệp ước dẫn độ với Trung cộng–để xác định vị trí và di dời các quan chức tham nhũng về Trung cộng. Trong những năm gần đây, đã có thông tin tiết lộ trên các tin tức thông tấn rằng “Chiến dịch Săn Cáo” cũng đã được chế độ [cộng sản] này sử dụng để nhắm vào các nhà bất đồng chính kiến hải ngoại và thân nhân của họ.
Bàn về chiến dịch của Trung cộng, các quan chức Hoa Kỳ cho biết, “Bất kỳ hoạt động thực thi pháp luật nào của cơ quan thực thi pháp luật Trung cộng tại Hoa Kỳ phải được thực hiện với sự hiểu biết và đồng thuận của chính phủ Hoa Kỳ và các cơ quan thực thi pháp luật của Hoa Kỳ.”
Trong năm 2020, FBI đã truy tố tám đặc vụ Trung cộng tham gia Chiến dịch Săn Cáo vì tội tống tiền các nhà bất đồng chính kiến người Trung cộng.
Alex Wu _ Bình Hòa
***
Tại sao ông Tập Cận Bình yêu cầu Trung cộng hạ giọng ?
Các “chiến lang” của Trung cộng có thể phải bắt đầu biết ứng xử. Theo một bản tin của cơ quan ngôn luận quốc doanh Tân Hoa Xã, gần đây ông Tập Cận Bình đã có một bài diễn văn trước các quan chức cao cấp của Trung cộng, kêu gọi họ tạo dựng hình ảnh của một Trung cộng “đáng tin cậy, dễ mến và đáng kính.”
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.