Nước có thể gây cháy nắng, theo phát hiện của nhóm nghiên cứu dẫn đầu bởi Tiến sĩ Gábor Horváth của Trường đại học Eötvös ở Hungary. Họ đã nghiên cứu các điều kiện khác nhau ảnh hưởng đến khả năng các giọt nước hội tụ ánh sáng mặt trời trên lá cây, do đó gây ra cháy nắng.
Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí New Phytologist ngày 3/1/2020, bao gồm cả tính toán và thực nghiệm để xác định rằng trong điều kiện nào thì nước sẽ gây ra việc cháy nắng trên lá.
Ông Horvath đã nói trong một thông cáo báo chí, “Vấn đề hội tụ ánh sáng mặt trời bởi các giọt nước bám trên cây trồng chưa bao giờ được khảo sát một cách kỹ lưỡng, cả về lý thuyết lẫn thực nghiệm. Tuy nhiên, đây không phải là một vấn đề tầm thường. Có ý kiến phổ biến cho rằng các vụ cháy rừng có thể được bắt đầu từ việc ánh nắng mặt trời gay gắt hội tụ vào những giọt nước trên thảm thực vật khô héo.”
Horvath và các đồng nghiệp của ông phát hiện rằng các giọt nước không đốt cháy lá của cây phong và cây bạch quả bởi vì lá của hai loại cây này rất láng mịn. Tuy nhiên, những chiếc lá lồng bồng của cây dương xỉ rất dễ bị đốt cháy vì các giọt nước có thể mắc lại trên các sợi lông sáp của lá, và nó giống như một chiếc kính lúp ở trên những chiếc lá đó.
Horvath và các đồng nghiệp của ông phát hiện rằng các giọt nước không đốt cháy lá của cây phong và cây bạch quả bởi vì lá của hai loại cây này rất láng mịn.
“Hiện tượng tương tự cũng có thể xảy ra khi những giọt nước bị giữ lại trên da người bởi những sợi lông,” các nhà nghiên cứu viết trong báo cáo. “Tuy nhiên, việc một vùng da nhất định tiếp xúc với ánh sáng mặt trời hội tụ cường độ cao đòi hỏi người tắm nắng phải duy trì một vị trí không đổi so với mặt trời, nếu không, những giọt nước sẽ nhận ánh mặt trời từ các hướng thay đổi liên tục, và tập trung vào các vùng da khác nhau. Vì vậy, chúng tôi vẫn còn hoài nghi đối với những tuyên bố về việc cháy nắng do các giọt nước bám trên da.”
Giúp tập trung ánh mặt trời vào một điểm, các giọt nước có khả năng khiến lá cây bị cháy.
Một cách lý thuyết, các nhà nghiên cứu đã viết rằng nếu vùng tiêu điểm hội tụ của giọt nước rơi trên bề mặt của những cái cây khô héo, thì ánh sáng mặt trời hội tụ cường độ cao có thể sẽ gây ra hỏa hoạn. Tuy nhiên, cũng có thể những giọt nước ấy sẽ bị bốc hơi trước khi điều đó xảy ra, vì vậy mức độ nguy hiểm cũng tương đối thấp.
Stephanie Lam _ Atiso
***
Sử dụng năng lượng mặt trời
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.