Saturday, June 26, 2021

Sài Gòn thành ổ dịch và chuyện 'cây táo nở hoa'

 BM

Hôm đầu tháng 6, hai ngày sau khi đợt giãn cách trong năm 2021 bắt đầu, Ủy ban phường Tân Hưng Thuận (quận 12, TP HCM) đã tặng 12 hộ dân ở một điểm phong tỏa mỗi hộ một cây táo để chăm sóc. Sau 20 ngày, ban giám khảo sẽ chấm điểm và trao giải, có tặng tiền cho các giải.


Việc làm này bắt nguồn từ trend bộ phim 'Cây táo nở hoa' đang chiếu trên TV, và nhằm giúp những người dân trong khu phong tỏa có tinh thần tươi tắn hơn.


BM


Không biết những người dân kia có đủ đất để trồng một cây táo không, hay là sau một thời gian hết phong tỏa và đã nhận tiền thưởng thì táo đi đường táo người đi đường người. Nhưng thông điệp thú vị từ việc làm này cho người ta nhớ rằng, ủa Sài Gòn đang bệnh mà Sài Gòn vẫn thiệt tỉnh, thiệt tửng, vẫn… thiệt là Sài Gòn, không lẫn đi đâu được.

 

Tinh thần tương thân tương ái


BM


Hơn 3 tuần giãn cách, hết 15 đến 15 +, hàng quán đóng cửa, nhân viên văn phòng làm việc ở nhà, đường phố đột ngột vắng tanh, những ngôi chợ lao xao bỗng một ngày trống trơn không còn lấy chút bóng dáng người mua người bán. Nay đã là đợt sóng đại dịch thứ tư. Cho dù là Sài Gòn - mảnh đất giàu có nhất và cách sống lắm khi bất cần ngày mai nhất, thì cũng đã thấm mệt.


BM


Tuy vậy, cái bản tính giúp người của dân Sài Gòn vẫn y chang. Ngót 500 điểm dân cư bị phong tỏa chằng chịt trên bản đồ, không khu phong tỏa nào bị khổ sở. Người dân xung quanh tự động mua đồ ăn tới cho, hoặc thế nào cũng có ai đó đứng ra kêu gọi quyên góp trên mạng, và chỉ vài giờ sau là được đáp ứng.


BM

Tranh cổ vũ tinh thần cho người Sài Gòn khi thành phố thành ổ dịch lớn do họa sỹ DAD thiết kế được nhiều người chia sẻ

 

ATM gạo năm nay không có mặt ở nhiều nơi như năm ngoái, một phần do một số "ATM" vận hành quá cồng kềnh nên mạnh thường quân chuyển sang cách chia phần trao trực tiếp, gọn nhẹ hơn. Nhưng tại các quận hơi xa trung tâm như Tân Phú, Bình Tân, Nhà Bè, quận 12… cây ATM gạo của công ty Vũ trụ xanh ngay lập tức hoạt động, mỗi lần nhả ra 1,5 kg gạo. Ở các quận khác như quận 1, 10, 4, 8… có ATM di động. Tới 17/6, riêng hệ thống này đã phát ra cho 30.000 lượt người với 50 tấn gạo.

 

Nhưng không thể kể hết các hội nhóm thiện nguyện lâu năm hoặc mới nở, những cá nhân "tự nhiên muốn làm gì đó " cho những người kém may mắn hơn ở khắp đất nước, cả ở nước ngoài.


image


Có một hôm, nửa đêm, trên một group ai đó viết mấy dòng xin giúp bác xe ôm già hay ngồi ở ngã tư đường bên quận 3. Người viết cho biết bác không vợ con, từ miền Tây lên ở trọ chạy xe ôm kiếm sống, nhưng lệnh giãn cách khiến khách vãn hẳn đi, mà chạy xe ôm công nghệ giao hàng thì bác không có điện thoại đời mới, cũng không biết dùng.

 

Đến tối hôm sau, nhiều trang mạng xã hội đã chia sẻ ào ạt hình ảnh rất nhiều người đến tận nơi tặng gạo, mì, thực phẩm, đồ đạc, khẩu trang và cả tiền cho bác xe ôm, phải đến ba xe máy chở về giúp mới hết. Có người tặng luôn cả chiếc xe máy mới và rao số điện thoại để các shop hàng tạo việc làm cho bác. Có người kể mang tiền ra đến nơi, thấy nhiều người cho quá nên lại mang về, để đi giúp người khác.


BM


Ca sĩ Hà Anh Tuấn phát động "Sài Gòn cùng nhau nấu cơm", tặng gạo, trứng, dầu ăn cho các bếp ăn thiện nguyện. Các trại rau, doanh nhân gom tiền chở rau quả từ Đà Lạt xuống, từ Đồng Tháp lên góp cho các bếp, các cửa hàng 0 đồng trong khu phong tỏa.

 

Hàng ngày, các chị trong hội phụ nữ cùng với công an, dân phòng phường sẽ đi phát lương thực, thực phẩm. Tùy chỗ mà có nơi được nhiều người cho hơn nơi khác, nhưng không có gia đình nào đang cách ly mà bị đói.


BM

Một ATM phát đồ ăn miễn phí ở Quận Tân Bình

 

Xin rồi lại xin ... đâm ra ỷ lại

 

Nhưng hãn hữu cũng có nơi vì xin dễ quá nên người ta đâm ỷ lại. Cũng trên một nhóm Facebook, cách đây hai ba hôm có người đứng ra cầu xin bữa ăn cho 50 hộ bị phong tỏa với lời lẽ rất thảm thiết, nghe tưởng như cái xóm đó đói lả tới nơi rồi. Thậm chí-họ kể khổ-nhà công nhân và sinh viên còn không sắm nổi cái ấm để nấu nước.

 

Bà con thương quá ngay lập tức bay vào cho gạo. Người đi xin cũng nhận tuốt luốt. Ơ kìa ấm nấu nước còn không có thì nhận gạo về nhai sống hay gì? Mãi khi có người nghi ngờ hỏi lại thì hóa ra ngay từ khi bị phong tỏa, phường đã đến phát mỗi hộ 5 ký gạo, 5 gói mì và 1 chai xì dầu.

 

Nhưng do khu nhà trọ có những người chỉ quen cơm đường cháo chợ, mua nước bình 15 ngàn/20 lít về uống, ngoài ra không chuẩn bị bất cứ gì khác nên họ cũng chỉ muốn được cho bữa ăn nấu sẵn.


BM


Thói sống tạm bợ như thế không thể chấp nhận trong bối cảnh đại dịch đã diễn ra suốt 18 tháng với nhiều đợt bùng phát. Ít nhất mỗi người đều phải tự chuẩn bị các điều kiện sống tối thiểu cho chính bản thân chứ, đó là trách nhiệm bắt buộc đầu tiên với cuộc sống của họ cơ mà?


Nhưng… người Sài Gòn nhiều khi rộng lòng đến xuề xòa, dễ dãi. Chỉ vài ý kiến nghi hoặc được nói ra và chìm nhanh trong làn sóng thương xót và cho tặng ồ ạt. Nhiều người hô hào đừng nghĩ quá nhiều, cho được thì cho, đừng nghi hoặc thắc mắc.

 

Thế thì sướng quá còn gì! Thôi gạo mì phường cho thì hết cách ly đem bán, giờ cứ nằm khểnh đấy hàng ngày cũng có bao người đem bữa ăn đến dâng tận miệng, tính toán tự lo làm gì cho nhọc xác.

 

Hôm Đồng Tháp bị ứ khoai lang tím, nhiều người bạn tôi cũng đi mua về tặng lại những người đang khó khăn hoặc bị phong tỏa. Nhiều người vui vẻ nhận và cảm ơn, nhưng cũng một số người đòi khoai phải luộc sẵn mới nhận chứ không nhận khoai sống!


BM

Khoai lang tím được chở từ Đồng Tháp lên cho người dân trong khu vực phong tỏa, nhưng có người chỉ nhận khoai luộc sẵn, không nhận khoai sống

 

Nói rộng hơn, nhiều năm nay có những nhóm từ thiện chuyên phát cơm ở bệnh viện đã rất buồn vì có những người nhận kén cá chọn canh, nhận một lúc vài phần (vì có nhiều nhóm cùng phát) xong lựa thức ăn còn cơm trắng đem vứt bỏ bừa bãi.

 

Cách đây khoảng 4 năm, cũng trên diễn đàn này từng có bài viết của một tác giả người Việt sống ở Anh bàn về hậu quả xấu khi các quán cơm từ thiện 2.000 VND được kỳ vọng mở ra ngày càng nhiều ở Sài Gòn, dẫn đến một số người lười biếng và ỷ lại vào cộng đồng.


BM


Một số người tuy rất hảo tâm, nhưng sự hảo tâm đó có phần câu chấp vào niềm tin tín ngưỡng. Họ tin cứ cho đi là tạo được phúc (cho mình), còn người nhận có "nghiệp" của người nhận. Tức là nếu vì được cho không lý trí mà một số người nhận trở nên lười biếng ỷ lại thì cũng chẳng liên quan gì đến người cho.


Đấy là một là sự ích kỷ và u mê thể hiện dưới dạng lòng tốt, hay nói cách khác, nó là một thứ lòng tốt chưa tiến hóa, gây hại nhiều hơn lợi.

 

Chưa kể đằng sau một số lời kêu gọi quyên góp lại là những âm mưu chiếm đoạt.


BM

Những phần đồ ăn miễn phí được phát cho những ai cần trong khu vực phong tỏa

 

Việt Nam mỗi ngày lại thêm vài tỉnh có ca dịch. Sài Gòn hôm nay đã trở thành ổ dịch lớn nhất nước. Trong khi vaccine mới chỉ được tiêm cho chưa đến 2% dân số thì việc sống trong đại dịch sẽ còn kéo rất dài. Sẽ còn nhiều người thiếu thốn và cần giúp đỡ thực sự về lâu dài.

 

Vài câu chuyện rất nhỏ (tôi mong rằng hy hữu) vừa kể ở trên mong muốn lòng tốt được cho đi một cách có lý trí, tiết kiệm và chắt chiu nó để xài đúng lúc, đúng người.

 

Cây táo cần được nở hoa hết mùa này đến mùa khác chứ đừng chơi xịt thuốc kích thích để "một phút huy hoàng rồi chợt tắt" (Xuân Diệu), nó rầu lắm đa!

 

 

 

Hoa Mai

***

Virus corona và những bài học từ Đại dịch cúm Tây Ban Nha

BM
Sau Thế Chiến Thứ Nhất, đại dịch cúm quét khắp thế giới, giết chết ít nhất 50 triệu người. Sự kiện khủng khiếp này có thể dạy cho ta những bài học gì trong đại dịch cúm Covid-19 hiện nay?

Một trăm năm trước, một thế giới đang phải gượng dậy sau cuộc chiến toàn cầu vốn đã giết chết chừng 20 triệu người đột ngột phải tranh giành sự sống với một thứ thậm chí còn khủng khiếp hơn: bùng phát dịch cúm.

***

Đừng để Bắc Kinh thoát tội về đại dịch toàn cầu

BM
Phản ứng vụng về trong đại dịch của các nước phương Tây không phải là cái cớ để bỏ qua cho Trung cộng. Nếu Trung cộng có một chính quyền khác thì thế giới có thể đã không phải đối mặt với đại dịch khủng khiếp này.

Tổng thống Mỹ Donald Trump đã liên tục sử dụng cái tên “virus Trung cộng” khi nói về đại dịch. Rất nhiều trong số những người chỉ trích ông nhấn mạnh rằng đây là cụm từ phân biệt chủng tộc, lặp lại những điều mà giới chức Trung cộng đang rêu rao. Những người khác, như nghị sĩ Kelly Loeffler, thì nói rằng chúng ta không nên chính trị hóa thảm họa bằng cách đổ tội, mà thay vào đó nên đoàn kết chống lại một dịch bệnh chung của toàn cầu, một dịch bệnh lây lan không phân biệt con người, và cũng không phân biệt biên giới.

***

Covid đã thay đổi những sự kiện thế giới trong năm 2020

 image

Năm 2020 không giống năm nào. Virus corona đã lây nhiễm cho hơn 67 triệu người, ảnh hưởng đến 80% việc làm và khiến hàng tỉ người bị phong tỏa.

 

Thật dễ để tưởng tượng năm 2020 sẽ diễn biến khác như thế nào nếu không có đại dịch. Chúng ta sẽ có thêm thời gian nào với những người thân yêu? Chúng ta đã bỏ lỡ sinh nhật, đám cưới và những cột mốc quan trọng nào?


baomai.blogspot.com

Thủ tục FILIBUSTER của Thượng Viện là gì?
Chính quyền Việt Nam muốn quản lý tiền chùa?
Lập chốt, tuần tra, kiểm soát, bắt người… Trung cộng đang sợ điều gì?
Cừu Lá (leaf sheep) biết quang hợp như lá cây
Vô đạo đức đến thế là cùng …!
Dữ liệu COVID-19 đã bị NIH xóa theo yêu cầu của Trung cộng
Nhà soạn nhạc nổi tiếng giấu tiền trong các bản nhạc
Thú uống cà phê
Tạo dựng cho trẻ một tuổi thơ hạnh phúc
Học cách sống như một Samurai _ Tâm bình thản, trí thông suốt
Thực vật phát ra ‘tiếng thét’ siêu âm khi bị căng thẳng
Đừng tin vào những gì quý vị được nghe
Dẫn hổ về thịt dê nhà
Nước _ Làm mát hay đốt nóng?
Vì sao không nên mua đồ chơi trẻ em xuất xứ từ Trung cộng?
Tình yêu là vật đẹp muôn màu (Love Is A Splendid Thing)
Thăm kỳ quan thế giới _ Yellowstone National Park
Biden quyết tâm tạo việc làm … tại Trung cộng
Bang giao giữa Trung cộng và EU đều đang rạn nứt
Sân Allianz Arena 'không chiếu màu Cầu vồng' trong trận Hungary-Đức

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.