Tuesday, July 6, 2021

Lòng ái quốc và những nghĩa cử cao đẹp _ Niềm vui của cuộc sống

 BM

Trong bức ảnh tư liệu ngày 19/08/2016 này, Long Chi Vong (giữa), 16 tuổi đến từ Albuquerque cùng những người nhập cư khác đứng lên làm Lễ Tuyên thệ Trung thành với Hoa Kỳ trước khi nói Lời tuyên thệ Nhập tịch tại một buổi lễ ở Rio Rancho, New Mexico

 

Có điều gì đó mãnh liệt và tràn đầy thôi thúc trên khuôn mặt của những ai lần đầu tiên đứng đọc lời tuyên thệ trung thành với tư cách là công dân Hoa Kỳ nhập tịch. Khi nhập cảnh hợp pháp vào quốc gia của chúng ta, họ đã trở thành một nhóm trong số những người Mỹ ái quốc nhiệt thành nhất, những người đã giành được quyền để được gọi là công dân. Thế nhưng, họ lại phát hiện ra mình đang ở một đất nước mà giờ đây người ta thường tỏ ra lạnh nhạt và không thoải mái với việc biểu thị lòng ái quốc.


BM


Là một quốc gia của những người nhập cư, [Hoa Kỳ] đã liên tục có những làn sóng công dân mới nhập tịch, những người sẽ đi đầu vẫy quốc kỳ Mỹ dọc theo cuộc diễn hành ngày Mùng 4 Tháng 7. Họ sẽ viết nên những ca khúc tôn vinh Hoa Kỳ, tôn vinh những người thợ xây đã kiến thiết các thành phố của chúng ta, những nhà khoa học đã mang lại cho chúng ta những phát kiến vĩ đại và những bác sĩ đã cứu lấy mạng sống của chúng ta. Đổi lại, những công dân Hoa Kỳ mới đầy kiêu hãnh này sẽ khám phá ra niềm vui của cuộc sống nhờ lòng ái quốc của họ và bằng việc thực hiện những nghĩa cử cao đẹp. Khi làm như vậy, họ sẽ có được lòng tự tôn thầm lặng của một người nhập cư trên một quê hương thứ hai, nơi tự do, pháp quyền và cơ hội vẫn đan xen trong cấu trúc quốc gia của chúng ta.

 

Loại bình yên đó không thể được tìm thấy trên một toa thuốc, trong một tiệm spa, hay với một người nào đó tự xưng là diễn giả truyền động lực. Nói đúng hơn, chính nhờ năng lực nội tại này mà Hoa Kỳ vẫn là, như Tổng thống Abraham Lincoln từng nói về xứ sở của chúng ta, “niềm hy vọng cuối cùng tốt đẹp nhất trên trái đất.”


BM

Quân nhân Mỹ đứng vào lúc Quốc ca Hoa Kỳ được chơi trong buổi Lễ Vinh danh các Vị Anh hùng trong giải đấu BNP Paribas Open tại Indian Wells Tennis Garden ở Indian Wells, California, vào ngày 13/03/2015.

 

Tuy nhiên, chúng ta đã bước sang một thời kỳ mà việc cùng nhau trưng bày những lá cờ Mỹ trong khu phố dọc theo mỗi cột đèn có thể châm ngòi cho sự chỉ trích rằng đó là màn phô diễn của một số người theo chủ nghĩa dân tộc hiếu chiến. Lịch sử Hoa Kỳ, cho dù có được giảng dạy đi chăng nữa, thì giờ đây cũng được nhìn qua một lăng kính chính trị phân cực hơn là đoàn kết. Và giữa lúc lòng ái quốc có thể bị những kẻ hoài nghi bất cần chế nhạo, niềm tự hào mà một người dành cho đất nước của họ – đất nước này – đất nước của chúng ta – không chỉ định nghĩa chính chúng ta mà còn cả tương lai của quốc gia chúng ta nữa.

 

Hoa Kỳ lại sắp chứng kiến một kỳ nghỉ lễ Mùng 4 Tháng 7 nữa. Chúng ta sẽ làm điều đó trong bối cảnh đầy thù hận và chia rẽ chính trị. Lịch sử của chúng ta cho thấy đây không phải là lần duy nhất và trên thực tế, chúng ta đã vượt qua những thứ còn tồi tệ hơn. Nhưng điều đã không ngừng chữa lành vết thương của chúng ta và cho phép chúng ta nhận ra toàn bộ tiềm năng của mình với tư cách là một nền dân chủ, chính là sự công nhận rằng lòng ái quốc cùng những nghĩa cử cao đẹp trên một mảnh đất trân trọng tự do vẫn nằm trong những niềm vui hiếm hoi của cuộc sống cần được trân quý và tận hưởng. Hãy kỷ niệm Ngày Độc Lập năm nay với nhận thức rằng chúng ta vẫn là “niềm hy vọng cuối cùng tốt đẹp nhất trên trái đất.”

 

BM

 

Tác giả Lawrence Kadish là một nhà đầu tư và phát triển bất động sản thương mại và công nghiệp. Ông là chủ tịch sáng lập Ủy ban An ninh và Hòa bình ở Trung Đông và Mạng lưới Thông tin Trung Đông của Hoa Kỳ, cố vấn cao cấp của tổ chức Người Mỹ Chiến thắng Chủ nghĩa Khủng bố (AVOT), và là đồng sáng lập Liên minh Do Thái của Đảng Cộng Hòa. Ông cũng là thành viên ban cố vấn tại Bảo tàng Không lực Hoa Kỳ và là nhà sáng lập Bảo tàng Thiết giáp Hoa Kỳ, cả hai đều có trụ sở tại Long Island, New York.

 

 


Lawrence Kadish  _  Bình Hòa
***


Hạnh phúc của Hoa Kỳ được đánh đổi bằng sự hy sinh

 BM

Hàng năm cứ đến ngày quốc khánh, chúng ta đều coi đó là một dịp để nghỉ ngơi, vui chơi với gia đình, bạn bè và bày tỏ lòng yêu nước. Hầu hết là như vậy. Nhưng nó cũng nhắc nhở chúng ta rằng những gì bị đe dọa không chỉ ngày hôm ấy, mà còn là trong suốt thời kỳ lịch sử đó.

https://baomai.blogspot.com/2021/01/hanh-phuc-cua-hoa-ky-uoc-anh-oi-bang-su.html


***

Ngày lễ Độc Lập Hoa Kỳ 'Fourth of July'

BM
Ngày Ðộc Lập nói chung là ngày mà các quốc gia, lớn hoặc nhỏ, mở hội mừng vui được thoát khỏi ách cai trị của một nước khác, được tự do.

Ngày Ðộc Lập của Hoa Kỳ không giống như ngày Ðộc Lập của các quốc gia khác. Bởi vì ngày 4 tháng 7 năm 1776 là ngày khai sinh của Hợp Chủng Quốc Hoa Kỳ. Ðó là ngày mà Quốc Hội của Ðệ Nhị Lục Ðịa (Second Continental Congress) chấp thuận Bản Tuyên Ngôn Ðộc Lập và tuyên bố các Thuộc Ðịa Mỹ được tự do và trở thành các tiểu bang độc lập.


image

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.