Những lá thư độc giả gửi cho thế hệ trẻ đã khơi gợi sự thích thú trong tôi và khiến tôi thật sự xúc động.
Trong nửa thế kỷ qua, tôi hành nghề nhi khoa với phần lớn bệnh nhân là trẻ vị thành niên và tôi đã học được nhiều bài học cuộc sống từ các em. Rất nhiều, thật sự, và hôm nay tôi muốn thay câu nói “Những gì tôi muốn khuyên bảo thế hệ trẻ ngày nay” bằng “Những gì tôi sẽ kể cho thế hệ trẻ ngày nay là những gì tôi học từ thế hệ trẻ ngày hôm qua.”
Những thanh thiếu niên đã dạy cho tôi những bài học này. Tôi đã đổi tên, các dữ liệu về y học và xã hội để chứng minh tính xác thực của các bài học, và xuất bản chúng trong một quyển sách tựa là “Messengers in Denim: The Amazing Things Parents Can Learn From Teens” (Lời nhắn gửi từ Denim: Những điều kỳ diệu phụ huynh có thể học từ trẻ vị thành niên).
Từ đó, tôi đã nghỉ công việc ở nhi khoa và dành 10 năm để kiểm tra đầu vào cho những ứng viên trong quân đội.
Hầu hết những người dự tuyển từ 17 đến 19 tuổi, và một vài em vừa đủ 20 tuổi. Các em này, giống như bạn đồng trang lứa không tham gia quân đội, đã dạy tôi những bài học cuộc sống quan trọng.
Nên nếu bạn cho phép, tôi sẽ kể những câu chuyện có thật và để bạn ngẫm xem đây có phải là những bài học có giá trị không.
Cậu bé Nat 18 tuổi, em không có cha, em tham gia quân đội để thoát khỏi tuổi thơ bị ức hiếp. Em bị những người bạn trai của mẹ đánh đập. Khi người mẹ và kẻ quấy rối em đối mặt với thẩm phán, anh ta được cho là nói với người mẹ rằng cô ấy phải chọn giữa con trai hoặc anh ta. Người mẹ trả lời: “Tôi sẽ chọn bạn trai tôi.”
Từ đó, Nat bắt đầu trải nghiệm việc thường xuyên ra vào những trung tâm chăm sóc. Người mẹ sớm nghiện rượu và bị bỏ tù vài lần. Mỗi lần như vậy, bà đều mất quyền nuôi Nat, và cậu bé chỉ được trở về với mẹ khi bà được thả. Khi Nat đang học gần hết cấp 2, mẹ đang ở tù và cậu bé thì sống trong trại nuôi dưỡng. Cậu liên lạc với người chú và được chú đồng ý cho làm trong xưởng gỗ để đổi lấy chỗ ở, thức ăn và một khoản lương nhỏ. Mùa hè đó, Nat tiết kiệm đủ tiền để mua một chiếc xe cũ.
Khi mùa thu đến, cậu bé cần học hai lớp để tốt nghiệp trung học, nên cậu sắp xếp để đi học vào thứ Ba và thứ Năm để có thể tốt nghiệp với bạn cùng lớp. Bởi vì không thể làm việc toàn thời gian, người chú đã đuổi việc cậu bé.
Nat sống trong chiếc xe và chi tiêu ít nhất có thể. Cậu lấy thức ăn từ căng-tin trường vào các ngày thứ Sáu để đủ dùng cho cuối tuần. Vào giữa kỳ nghỉ Giáng Sinh, cậu bé hết tiền và không có gì để ăn trong thời gian nghỉ lễ. Một buổi sáng, cậu bé ra khỏi xe và ngất xỉu trên đường. Cậu được một người qua đường cho nước, thức ăn và đưa đến bệnh viện. Dịch vụ xã hội đã liên lạc với bà của cậu bé, họ đồng ý giúp đỡ cậu bé cho đến khi tốt nghiệp nếu cậu hứa sẽ tham gia quân đội sau đó.
Tôi hỏi cậu bé, làm sao để xoay xở sống sót sau tất cả sự hành hạ đó.
“Cháu là một con chiên ngoan đạo,” cậu bé trả lời.
“Thật ư?” Tôi hỏi tiếp. “Tôi cũng vậy, nhưng chỉ điều đó thì giúp ích gì?”
Cậu bé trả lời: “Chúa dạy chúng ta tha thứ.”
Tôi đã lặng đi và tôi chắc rằng khuôn mặt tôi thể hiện điều đó.
“Sự tha thứ,” cậu bé nói tiếp, “là căn bản của nhân loại! Con người là loài duy nhất có thể tha thứ.” Nat đã sống theo chân lý ấy: Tha thứ là điều căn bản của nhân loại!
Tha thứ là điều căn bản của nhân loại!.
James, một người mẫu nhí, muốn gia nhập quân đội theo truyền thống gia đình. Cha cậu ở Desert Storm, ông của cậu là cựu chiến binh Việt Nam, và ông cố thì đã tham gia Thế chiến thứ II.
Sau khi chúng tôi xong phần phỏng vấn và kiểm tra thể chất, tôi trở lại ghế và hỏi: “James, điều gì khiến cháu trở thành một chàng trai trẻ xuất sắc trong khi nhiều cậu trai da đen ở tuổi cháu đã vào tù ở đất nước chúng ta? Cháu có đề nghị gì có thể giúp những phụ huynh khác không?”
James nhìn vào khoảng không, suy nghĩ một hồi lâu và trả lời: “Khi cháu còn nhỏ, mẹ cháu không để cháu qua đường, nhưng người anh họ của cháu sống ở bên kia đường cách con dốc một vài dãy nhà thì được phép. Cháu nghĩ vậy thật không công bằng vì anh họ ít tuổi hơn cháu. Cháu hỏi mẹ điều đó và mẹ bảo cháu rằng mẹ rất quan tâm đến cháu nên không muốn chuyện gì xảy ra với cháu. Có một con đồi ở trên đường và bà lo rằng cháu không thể thấy xe chạy tới.”
Sau đó, cậu dừng lâu hơn, nhìn qua đầu tôi, và tiếp tục: “Bác không cần nhiều thứ như máy tính hay điện thoại, tất cả bác cần là một người nào đó quan tâm đến bác.”
Tôi đồng ý và hỏi tiếp: “Anh họ cháu hiện tại làm gì?”
James nhìn xuống sàn nhà. “Anh ấy ở trong tù.”
Joe là một chàng trai đáng khâm phục ở tuổi 18. Cậu bé chơi kèn trumpet trong ban nhạc diễn hành, chơi bóng chày ở đại học, có điểm trung bình GPA 3.7, không hút thuốc hoặc uống rượu, có thái độ tích cực và một khuôn mặt luôn tươi cười phù hợp với tính cách của cậu.
Cha cậu bé vào tù vì tội giết người từ khi Joe mới 5 tuổi. Cậu bé không có anh chị em; mẹ cậu bé mất vì ung thư vú khi cậu lên 9, và cậu sống với bà đến khi bà qua đời ngay sau sinh nhật 15 tuổi của cậu, sau đó cậu chuyển vào một căn hộ và sống tự lập. Cậu ấy muốn gia nhập Hải quân vì nghĩ rằng mình “cần một chút kỷ luật”.
Tôi hỏi làm thế nào cậu có thể thuê một căn hộ hay ký một hợp đồng khi cậu là trẻ vị thành niên.
“Chú của cháu là một bác sĩ chỉnh hình, chú đã giúp cháu. Chú ấy nói miễn là cháu đừng dính vào rắc rối, cháu có thể sống một mình. Cho nên, cháu chỉ làm những gì cháu nên làm và không làm những gì cháu biết là sai.”
“Cháu đã hứa với chú ấy và chú ấy tin lời cháu.”
Một chàng trai tốt đẹp như lời nói của cậu ấy.
Jason, cũng 18 tuổi, có mẹ đơn thân và cho đến khi 4 hay 5 tuổi, cậu phải sống ở bất kỳ nơi nào mẹ cậu mang cậu đến dù ngày hay đêm. Cậu nói rằng mình đã là một “đứa trẻ cực kì tồi tệ” (ai có thể đổ lỗi cho cậu ấy đây!). Cậu ấy phải gặp tư vấn vì “rối loạn hành vi” và bắt đầu dùng thuốc chữa chứng rối loạn tăng động giảm chú ý ADHD trước khi cậu bé đi học.
Khi lên 5, cha mẹ cậu bé mất quyền nuôi dưỡng và Jason được nhận nuôi bởi một cựu lính Thủy quân lục chiến và vợ của ông ấy. Hiện tại, ông ấy là một cảnh sát. Họ không tin vào tư vấn hoặc dùng thuốc để chữa trị ADHD. Họ tin vào kỷ luật nghiêm ngặt và rằng những hành động đều để lại hậu quả. Với sự chăm sóc của gia đình này, hành vi của Jason thay đổi. Chứng ADHD của cậu thuyên giảm, và cậu bé trở thành con ngoan trò giỏi. Cậu bé nói với tôi rằng cha cậu ấy là “người cha tốt nhất mà bất kỳ đứa trẻ nào có thể có.”
Người cha Thuỷ quân lục chiến của cậu bé và vợ của ông biết rằng mọi yêu thương đều nên là tình yêu thương cứng rắn! Và rằng hành động có sức mạnh hơn lời nói.
Cậu bé tiếp theo không còn ở vị thành niên nữa, nhưng cậu đã ở tuổi vị thành niên khi cậu học được bài học mà cậu dạy cho tôi.
Mike là một anh chàng 6 tuổi đẹp trai muốn gia nhập Vệ binh quốc gia. Cậu đã sống 16 năm trong những trung tâm chăm sóc và đổi chỗ ở “ít nhất hai lần một năm”. Cậu không biết chắc chắn, nhưng nghĩ rằng có lẽ cậu được sinh ra trong trung tâm nuôi dưỡng. Cậu ấy làm việc ở công xưởng năm 16 tuổi, tự giải phóng bản thân, rời trung tâm nuôi dưỡng và bỏ học khi đang học lớp 9. Đến năm 18 tuổi, cậu ấy nghiện thuốc, nghiện rượu và vào tù hai lần.
Trước sinh nhật lần thứ 19, cậu ấy có con với bạn gái, là con gái của một người thuyết giáo.
Cậu đã kết hôn với cô ấy và cuộc đời cậu bắt đầu thay đổi. Bởi vì cậu ấy không biết mình là ai, nên cậu lấy tên cha vợ. Cậu ngừng uống rượu và ma túy.
“Khi con trai cháu được sinh ra,” cậu nói, “Cháu ẵm con trong tay và nhìn thật kỹ. Cháu không thể tin rằng cháu đã có một đứa con trai xinh đẹp, yếu đuối và nhỏ bé. Đôi mắt con nhìn chằm chằm vào cháu. Tất cả những gì cháu có thể nghĩ là cháu đã làm cha và cháu hứa sẽ chăm sóc con. Và cháu đã giữ lời.”
Con của Mike được 7 tuổi khi tôi gặp Mike; lúc đó, cậu ấy đã lấy bằng tốt nghiệp bổ túc trung học GED. Vợ cậu ở nhà và có thêm một đứa con. Mike khoe: “Cháu sẽ chăm sóc con!”.
Tôi ước bạn có thể nhìn thấy vẻ mặt rạng rỡ trên gương mặt cậu khi cậu bắt tay tôi ra về. “Vợ và con cháu đã cứu cuộc đời cháu!” cậu nói.
Tôi đã thêm vào: “Có nhà thơ nói rằng, ‘Đứa con là cha của người đàn ông!’”
“Trường hợp của cháu chắc chắn là vậy,” cậu nói.
Một thanh niên trẻ đã tóm tắt cách làm phụ huynh tốt trong 4 chữ. Chúng tôi đang thảo luận về lịch sử gia đình của cậu khi cậu nói: “Cháu có người cha tốt nhất trên thế giới. Cháu luôn muốn giống cha.”
Câu chuyện này từ một cậu bé 17 tuổi.
Cậu bé chỉ vào một hình xăm trên bắp tay “Cha nào, con nấy” và nói: “Cha cháu cũng có một cái như thế này!”
Cặp cha – con này sống như hình xăm “Cha nào, con nấy”.
Quả đúng là cha là người ông muốn con mình trở thành!
Mỗi ngày, tôi làm việc cho quân đội, tôi gặp 10 đến 15 cô gái và chàng trai trẻ, và mỗi ngày tôi gặp ít nhất một câu chuyện giống Joe, Nat và Mike. Những đứa con của mẹ đơn thân, người cha bỏ rơi và người mẹ cố gắng tự nuôi con; những đứa con có cha mẹ ra vào tù và bỏ con lại trong những trung tâm nuôi dưỡng; và những đứa con bị đánh đập và bỏ đói.
Tôi cũng thấy những đứa trẻ có hoàn cảnh cha mẹ ly dị hoặc ly thân. Một số sống tốt, một số thì không. Và tôi thấy một vài đứa có cha mẹ “cổ hủ” vẫn kết hôn với nhau. Nhiều em trong số đó, ở mỗi hoàn cảnh, đều dạy tôi những bài học cuộc sống.
Nhưng nhóm thanh thiếu niên mà tôi thương nhất là những em vẫn sống sót mặc cho tất cả những điều không may chúng trải qua trong cuộc đời.
Tôi không lo lắng về tương lai của quốc gia vĩ đại của chúng ta, hay của thế giới, bởi vì thế hệ tuyệt vời kế tiếp đang khoác lên mình những bộ quân phục.
Tiến sĩ Parnell Donahue, Tennessee _ Ngọc Thuần
***
Người phụ nữ nhân hậu
Người mẹ Việt và đứa con lai
Đứa bé da đen chào đời mới 7 ngày tuổi, người mẹ gửi vào Viện mồ côi Thánh Tâm ở Đà Nẵng rồi khăn gói dắt con trai lớn cũng lai Mỹ vào Sài Gòn lập nghiệp. Sau 40 năm, ngày nay bà ngờ rằng ca sĩ Mỹ gốc Việt Randy chính là giọt máu bỏ rơi của mình.
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.