Wednesday, July 21, 2021

Bánh mì ngon cũng cần 'nguyên liệu chính trị'

 BM

Bánh mì là món ăn đã quen thuộc với người Việt Nam từ thời Pháp thuộc

 

Mấy ngày nay, có lẽ nhiều người Việt Nam ăn bánh mì không ngon. Có thể họ thấy bánh mì Việt thiếu một nguyên liệu quan trọng. Đó là chính trị.

 

Dù xảy ra trong bối cảnh “giãn cách xã hội”, vụ “Tổ liên ngành” phường Vĩnh Hòa, Nha Trang chặn bắt ông Trần Văn Em vì đi mua bánh mì, dường như đã xâm phạm nghiêm trọng giá trị cốt lõi của dân.

 

Khi ông Phó phường khẳng định: “Bánh mì không phải là thực phẩm” thì quyền tối thiểu của dân là quyền được ăn, dường như nằm trong tay chính quyền.


BM


Đã có nhiều bức xúc được chia sẻ trên mạng xã hội.

 

Cán bộ có quá nhiều quyền?

 

Bình luận về tình trạng được cho là nhân viên công lực có quá nhiều quyền, Nguyễn Minh Phương viết: “Em xem clip đó mà lộn ruột. Họ quá lạm quyền, với họ yến sào, bào ngư mới là thực phẩm chỉ có dân nghèo ăn bánh mì, mì tôm thì không phải thực phẩm mà.”


BM

Ánh mắt kinh ngạc của anh Trần Văn Em khi nghe giải thích về bánh mì


Danh khoảng Lan Lê bình luận: “Chú công nhân này khôn ngoan biết nhịn nhục để bảo toàn tính mạng chứ mà nóng lên cãi lại thì... Chưa kể bị nhốt vì chống lại người thi hành công vụ…”


BM

Rất dễ bắt gặp những hàng bánh mì như thế này từ Nam ra Bắc

 

“Đây là định nghĩa mới về độ chín của cán bộ. Định nghĩa chính của cán bộ trước kia là: phải biết nói xuôi, nói ngược… và quan trọng nhất là phải nói được không thành có, nói có thành không, nói sai thành đúng, nói đúng thành sai mà không hề chớp mắt” là bức xúc của Nguyên Tống.

 

Không phải vấn đề cá nhân

 

Đành rằng ông Phó phường Vĩnh Hòa phải chịu trách nhiệm, nhưng ông này không làm một mình, còn có những đồng sự khác trong “tổ liên ngành”.

 

Phat Dinh viết: “Trong video clip còn thể hiện rõ những người trong tổ công tác có những từ ngữ đe dọa bắt nhốt luôn, gọi cho chủ dự án cho nghỉ việc; Thách thức “đi kiện”; Xưng hô thiếu chuẩn mực “mày-tao”, “thằng này ở trên núi xuống đúng không?”


BM


Danh khoảng Ngọc Thái đặt vấn đề rộng hơn, người này viết: “Chỉ thị 16 biến chúng thành côn đồ, thành giang hồ, chúng ngồi trên luật, phán xét người dân, phân biệt vùng miền với ngôn từ miệt thị. Cần xem kỹ lại nội dung chỉ thị 16 đã thiết thực chưa hay chỉ là quy định nửa vời tạo điều kiện cho lạm quyền lên ngôi.”

 

Đột nhiên cán bộ được tăng quyền, có hình thành thói quen, quán tính cho lực lượng công quyền làm khổ dân sau khi hết dịch? Lấy gì đảm bảo những người dân khác không bị hà hiếp?


Quyền lực cần được giám sát

 

BM

Chính quyền sử dụng nhiều biện pháp mạnh tay nhằm ngăn ngừa dịch bệnh

 

Sau khi nhiều người lên tiếng trên mạng xã hội, ông Em đã được trả lại xe và giấy tờ. Ông cũng có thể không bị mất việc làm, hoặc có việc làm mới, vì được “hỗ trợ” của Ủy ban Nhân dân tỉnh.

 

Sau khi có những tiếng nói phản biện mạnh mẽ, ông Phó phường đã phải chuyển công tác đến một vị trí khác. Chưa bàn phản ứng này đã thỏa đáng chưa. Chỉ biết rằng đã có chuyển biến.


BM


Theo báo chí Việt Nam, chiều 19/7, ông Nguyễn Sỹ Khánh, Chủ tịch UBNDTP Nha Trang đã yêu cầu phường Vĩnh Hòa trả xe, giấy tờ cho ông Em và chấn chỉnh cách ứng xử của tổ công tác của ông Thọ, Phó chủ tịch phường Vĩnh Hòa.


Ông Trần Văn Đông, Bí thư phường Vĩnh Hòa cho biết, UBND phường đã điều ông Thọ về quản lý các điểm bị phong tỏa liên quan các ca nhiễm, hình thức xử lý thì chờ thành phố. Nhiệm vụ Trưởng ban phòng chống dịch phường này sẽ do Chủ tịch UBND phường thực hiện.


Hiệu ứng của sự đồng cảm và cùng lên tiếng trên mạng xã hội tại Việt Nam dường như đang thay thế báo chí trong nước, thực hiện vai trò giám sát bộ máy nhà nước.


Có thể qua vụ việc này nhiều người hiểu rằng, hệ thống tập trung quyền lực có nhiều điểm hạn chế so với hệ thống tản quyền.


Có lẽ họ bắt đầu ý thức rằng, khi người dân có quyền, bánh mì mới đúng là bánh mì.

 



Hà Hùng


 BM

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.