Khi tôi đến thăm Trung cộng vào năm 2016, tôi đã choáng ngợp trước quang cảnh tiêu dùng nơi đây. Các cửa hàng cao cấp như Versace và Cartier ở Thượng Hải và Bắc Kinh cũng phổ biến giống như tại khu mua sắm Rodeo Drive. Tôi không thể tin rằng mình đang ở trong một quốc gia cộng sản.
Có lẽ đó là bởi vì [trước đây] tôi chưa từng có mặt [tại nơi này]. Ngày nay, Trung cộng theo hướng chủ nghĩa phát xít về kinh tế hơn là chủ nghĩa cộng sản. Vài năm trước, Trung Cộng đã mở cửa có mức độ cho tự do kinh tế không theo chủ nghĩa Marx và chào đón đầu tư quy mô lớn từ phương Tây. Nền kinh tế của quốc gia này không chỉ tăng trưởng theo cấp số nhân mà Trung Cộng còn đã đạt được ảnh hưởng về văn hóa và chính trị tại đây [các quốc gia phương Tây] khi các công ty phụ thuộc vào lao động giá rẻ của Trung cộng – cùng sức ảnh hưởng ngày càng gia tăng của người tiêu dùng – đã trở nên lưỡng lự nếu làm phật lòng nhà cầm quyền này và có nguy cơ mất hết mọi thứ.
Nghệ nhân cắm hoa Barronelle Stutzman (bên trái) nói chuyện với các thành viên của giới truyền thông trước Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ trong khi nghệ nhân làm bánh Jack Phillips (bên phải) nhìn theo tại Hoa Thịnh Đốn hôm 05/12/2017. Cả hai nghệ nhân Stutzman và Phillips đều tìm cách bảo vệ và giữ vững các quyền theo lương tâm của mình trong hoạt động kinh doanh.
Tại sao các nhà hoạch định chính sách của Hoa Kỳ lại hợp tác trong việc biến một Trung cộng từng lạc hậu thành địch thủ thách thức hàng đầu của chúng ta? Họ hy vọng rằng một khi Trung cộng thịnh vượng, quốc gia này sẽ ngày càng phát triển tự do. Nhưng điều đó không bao giờ xảy ra. Nếu có xảy ra, thì đó là Trung cộng hiện nay chuyên chế hơn 20 năm trước. Hơn nữa, ảnh hưởng độc tài của quốc gia này đã lan rộng ra ngoài biên giới của nó, đến mức chúng ta đang trở nên giống Trung cộng hơn thay vì Trung cộng giống như chúng ta.
Tất nhiên, chẳng có gì xảy ra ở Hoa Kỳ liên quan đến nạn diệt chủng người Duy Ngô Nhĩ, đến cuộc đàn áp tàn bạo đối với các học viên Pháp Luân Công, hay sự đàn áp ở Hồng Kông. Nhưng điều đó không nên khiến chúng ta lạc quan. Quyền lực ở Hoa Kỳ ngày càng tập trung trong một đội ngũ các thành viên ưu tú gồm những kẻ hay dao động có tư tưởng cấp tiến về chính trị – các chính trị gia, học giả, lãnh đạo nghiệp đoàn giáo viên, giám đốc điều hành công ty đa quốc gia, ký giả, và đám thuộc hạ ‘thức tỉnh’ đông đúc của Big Tech.
Thực tế hiện tại của đời sống đã đưa đến các chính sách mà chúng có sự tương đồng đáng lo ngại với những chính sách của Trung cộng.
Hãy xem hệ thống “tín dụng xã hội” nguy hại của quốc gia này, hệ thống đã loại bỏ giao tiếp xã hội của những người tham gia vào các hoạt động không được Trung cộng tán thành. Chắc chắn, hệ thống đó do chính phủ định hướng. Nhưng những hậu quả cuối cùng của nó khác về tính chất như thế nào so với văn hóa xóa sổ của chính chúng ta?
Sử dụng đại từ “sai trái” để mô tả một người chuyển giới, và quý vị có thể thất nghiệp. Nếu phương tiện truyền thông xã hội của quý vị phản ánh những thái độ hiện bị coi là phân biệt sắc tộc – ngay cả khi nó chưa bao giờ có nghĩa như vậy – và giấy chấp nhận nhập học vào một trường đại học lớn của quý vị có thể bị thu hồi. Viết sai ý kiến về chính sách COVID và tài khoản mạng xã hội của quý vị sẽ bị khóa.
Và bây giờ Feds đã tham gia vào trò chơi loại bỏ này. Trong tuần lễ từ ngày 12-18/07, chính phủ Tổng thống (TT) Biden đã thông báo rằng họ phối hợp với Facebook để gắn cờ các bài đăng nhằm kiểm duyệt những nội dung mà chính phủ cho rằng đã lan truyền “thông tin sai lệch” về vaccine.
Điều đó thậm chí có nghĩa là gì nữa? [Chỉ] các bài đăng chứa những sai sót có thể thấy rõ được – hay như tôi ngờ rằng – thì cả các ý kiến không chính thống về chính sách COVID nhìn chung cũng sẽ bị ban quản trị loại bỏ? Khi bị chất vấn về chính sách kiểm duyệt, Tham vụ báo chí Jen Psaki đã nâng lập trường lên gấp bội trong việc kêu gọi đồng thuận kiểm duyệt phương tiện truyền thông xã hội trong toàn ngành, khi tuyên bố rằng: “Một người không nên chỉ bị cấm khỏi một nền tảng mà lại không bị cấm ở những nền tảng khác nếu người đó cung cấp thông tin sai lệch.”
Ai tin được rằng một khi chính phủ phối hợp với các phương tiện truyền thông xã hội để kiểm duyệt nội dung, thì việc bịt miệng sẽ được dành cho những người đang đắn đo trong các vấn đề y tế gây tranh cãi? Không hề nói quá khi việc hạn chế các phát ngôn trên mạng theo sự soi dẫn của chính phủ có vẻ tương tự một cách đáng lo ngại như phương thức chuyên chế mà Trung cộng khai triển để kiểm soát thông tin được cung cấp cho người dân Trung cộng.
Vì vậy, những người theo chủ nghĩa tự do cho rằng hãy bắt đầu để các nền tảng xã hội cạnh tranh. Phải rồi. Chắc chắn rồi. Nền tảng Parler đã thử điều này, và nó đã bị loại khỏi hệ Internet trong một thời gian bởi một cuộc tấn công dường như có sự phối hợp của Apple, Google, và Amazon khiến cho đối thủ cạnh tranh của Twitter này phải câm nín một cách cũng hữu hiệu như Trung cộng thực hiện với các trang web mà họ không ưa thích.
Trung Cộng cũng thù ghét đức tin vì đó là một đối thủ cạnh tranh về lòng trung thành của người dân. Quyền tự do tôn giáo cũng đang chịu áp lực ngày càng gia tăng ở Hoa Kỳ. Tất nhiên, ở Hoa Kỳ thì cộng đồng tôn giáo thiểu số không có nguy cơ bị đưa đến các trại tập trung. Nhưng sự ủng hộ chính thức cho việc tự do thực hành tôn giáo – được bảo đảm bởi Tu chính án thứ Nhất – rõ ràng đã trở nên bấp bênh.
Mối nguy hiểm chủ yếu đến từ một nhóm phi tín ngưỡng gồm các chiến binh công bằng xã hội về nhận dạng giới tính và các chính trị gia/quan chức chính phủ ở cấp địa phương, tiểu bang và liên bang. Tai tiếng nhất, là một tòa án ở Colorado gần đây đã ra phán quyết chống lại ông Jack Philips vì từ chối thiết kế một chiếc bánh kỷ niệm cho một sự kiện chuyển đổi giới tính vì nó vi phạm các giá trị của một tín đồ Cơ đốc của ông, mặc dù ông đã thắng một vụ kiện tương tự trước đó tại Tối cao Pháp viện Hoa Kỳ.
Trong khi đó, nghệ nhân cắm hoa ở Hoa Thịnh Đốn, bà Barronelle Stutzman đã bị phạt vì từ chối trang trí hoa cho một cuộc hôn nhân đồng giới, dựa trên niềm tin tôn giáo của bà. Một khi tất cả các chi phí tòa án và các vấn đề tài chính khác được tính vào, bà ấy có thể bị phá sản.
Minh họa cách các công ty công nghệ chọn phe trong những cuộc tranh cãi như vậy, GoFundMe đã từ chối cho phép sử dụng trang web của mình để gây quỹ ủng hộ cho bà. Một dấu hiệu xấu khác: Tối cao Pháp viện gần đây đã từ chối thụ lý vụ án này để xem xét lại.
Việc hạn chế thực hành tự do tôn giáo hiện đang chuyển sang lĩnh vực chăm sóc y tế. Các thành viên của giới trí thức y tế muốn ép buộc các bác sĩ thực hiện các ca phá thai – ngay cả khi họ bị xung khắc về mặt tôn giáo.
Tại California, các tòa án đã đồng ý để một bệnh viện Công giáo bị kiện vì từ chối cho phép phẫu thuật cắt bỏ tử cung cho người chuyển giới.
Trong khi đó, Đạo luật Bình đẳng – đã được thông qua tại Hạ viện và được sự ủng hộ của chính phủ TT Biden – sẽ cắt xén các nội dung của Đạo luật Khôi phục Tự do Tôn giáo của liên bang.
Và làm sao ai đó có thể để ý nhìn vào việc bắt buộc đào tạo về thuyết sắc tộc trọng yếu đối với các nhân viên tập đoàn, nhân viên chính phủ, và thậm chí cả quân nhân mà không nghĩ đến Cách mạng Văn hóa của Trung cộng? Còn việc giới truyền thông phớt lờ vụ tham nhũng tài chính của ông Hunter Biden và nhún vai trước vụ bê bối tại viện dưỡng lão của Thống đốc Andrew Cuomo của New York thì sao? Ngày nay, các phương tiện truyền thông hoạt động giống như Ban Tuyên giáo của Trung cộng—nơi thực hiện tuyên truyền về chế độ – hơn là một Quyền lực thứ Tư [của báo giới] thực sự.
Công bằng bất bình đẳng là một dấu hiệu khác của các hệ thống chuyên chế. Các nhà lãnh đạo Trung cộng chẳng có gì phải lo sợ trước lực lượng thực thi pháp luật, nhưng những người được coi là chống đối chế độ này như những người ủng hộ dân chủ ở Hồng Kông sẽ phải đối mặt với án tù nhiều năm.
Một lần nữa, có những điểm tương đồng đáng lo ngại. Cuộc sống của Tướng Michael Flynn đã bị hủy hoại bởi một công tố viên đặc biệt vì được cho là đã nói dối FBI trong khi các quan chức an ninh quốc gia như ông James Clapper – người đã nói dối trong lời khai ở Quốc hội – không những không bị buộc tội mà còn “hạ cánh an toàn” bằng công việc nhàn hạ như là bình luận viên truyền hình. Tại sao lại có sự khác biệt như vậy? Ông Flynn là kẻ thù của giới tinh hoa “sống lâu lên lão làng” thiên tả và ông Clapper là một thành viên trong đó.
Gần đây, Tổng thống Joe Biden đã nói rằng thế giới đang chứng kiến một cuộc cạnh tranh giữa “chế độ chuyên quyền và dân chủ.”
Ông ấy nói đúng. Nhưng có nhiều điều trớ trêu trong câu nói đó hơn những gì ông Biden có thể hiểu được. Chúng ta chắc chắn không phải là một chế độ độc tài như Trung cộng, nhưng có thể diễn giải câu châm ngôn nổi tiếng của nhân vật hoạt hình Pogo thành, “Chúng ta đã gặp kẻ thù và chính chúng ta đang dần dần biến thành hắn.”
Tác giả đạt giải thưởng Wesley J. Smith là chủ tịch Trung tâm Khả năng Xuất chúng của Con người thuộc Viện Khám phá.
Wesley J. Smith _ Tịnh Nhi
***
81% người Mỹ lo ngại về ảnh hưởng của Trung cộng ở Hoa Kỳ
Theo một cuộc thăm dò quốc gia, phần lớn người Mỹ trên khắp phổ chính trị đều lo lắng về ảnh hưởng của Trung cộng tại Hoa Kỳ.
https://baomai.blogspot.com/2021/07/81-nguoi-my-lo-ngai-ve-anh-huong-cua.html
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.