Một sự kiện quan trọng diễn ra tuần qua, đó là cuộc biểu tình quy mô lớn ở Cuba, chĩa mũi nhọn vào chế độ cộng sản. Ngoài thủ đô La Habana ra, nhiều tỉnh thành ở Cuba cũng có một lượng lớn người dân đổ xuống đường biểu tình, thậm chí xông thẳng vào các tổ chức của Đảng ở địa phương, rất nhiều nơi đã xảy ra những cuộc đụng độ với cảnh sát, quân đội và những nhóm ủng hộ chế độ cộng sản.
Trong đại dịch virus Trung cộng (virus Vũ Hán, virus corona), ngành du lịch của Cuba đã bị ảnh hưởng nặng nề, vụ thu hoạch mía thì thất thoát, dự trữ ngoại hối của chính phủ Cuba đã cạn kiệt. Đường mía là vật tư xuất khẩu quy mô lớn duy nhất của Cuba để đối lấy ngoại tệ. Sau khi nguồn dự trữ ngoại hối cạn kiệt, chính phủ Cuba không có tiền mua dầu và khí đốt tự nhiên nên tình trạng mất điện đã bắt đầu xảy ra ở nhiều nơi, cộng thêm bệnh dịch lan rộng, thiếu thốn vaccine, khiến toàn bộ nền kinh tế suy thoái. Kể từ Chủ nhật, các cuộc biểu tình tự phát trên phố đã nổ ra tại ít nhất 20 thành phố ở Cuba. Mục tiêu kháng nghị chính của các cuộc biểu tình là lạm phát và sự kém hiệu quả của chính phủ. Nhưng rất nhanh, cuộc biểu tình đã biến thành yêu cầu kết thúc 62 năm cai trị cực quyền của Đảng cộng sản.
Người dân biểu tình trước Tòa nhà Quốc hội ở Havana hôm 11/07/2021
Mặc dù không có báo cáo nào cho thấy có người biểu tình mang theo vũ khí, nhưng không có gì ngạc nhiên khi những người biểu tình bị đàn áp dữ dội. Trước khi chính quyền Cuba chặn Internet, các video trên mạng xã hội cho thấy cảnh sát và lực lượng an ninh đã bắn vào những người biểu tình, rất nhiều người biểu tình bị đánh đập và bị thương. Ít nhất một người đã bị đánh đến chết ở Santiago de Cuba. Nhiếp ảnh gia Ramón Espinosa của tờ AP cũng bị cảnh sát đánh đến trọng thương.
Trong khi đáp trả sự tấn công của cảnh sát tấn công, những người biểu tình đã lật ngược một chiếc xe cảnh sát và chiếm một cửa hàng do chính phủ quản lý. Trong rất nhiều những cuộc biểu tình, những người biểu tình đều cùng hô vang “tự do” và “đả đảo chủ nghĩa cộng sản”.
Trong một bài phát biểu trên kênh truyền hình quốc gia, ông Miguel Díaz-Canel, lãnh đạo đương nhiệm của Đảng cộng sản Cuba kiêm Chủ tịch nước, đã khuyến khích người dân Cuba dùng bạo lực để đối phó với những người biểu tình. Vào hôm Chủ nhật, ông ta đã tập hợp các thành viên trong chính phủ để tổ chức một cuộc mít-tinh ủng hộ cộng sản, đồng thời đóng cửa Quảng trường Cách mạng ở Havana. Tuy nhiên, nhân số của các nhóm ủng hộ cộng sản ít hơn nhiều so với đám đông biểu tình.
Vào đầu giờ sáng thứ Hai, cảnh sát dường như đã tiếp tục chiến dịch tìm kiếm. Kênh truyền thông ADN ở Cuba đưa tin rằng, lực lượng đặc nhiệm của cảnh sát đang săn lùng những người biểu tình khả nghi “giống như những con chó”. Tại thành phố Cárdenas, tỉnh Matanza, một số gia đình đã cố gắng đến bệnh viện thăm người thân bị cảnh sát bắn trúng, nhưng họ bị cảnh sát chặn lại ở ngoài bệnh viện, bởi vì chính quyền không muốn những người biểu tình và các phóng viên có được danh sách chính xác những người bị thương hoặc thiệt mạng vào hôm Chủ nhật.
Một cảnh sát đang đứng nhìn những chiếc xe cảnh sát bị lật nhào giữa đường trong một cuộc biểu tình phản đối Chủ tịch Cuba Miguel Diaz-Canel ở Havana, hôm 11/07/2021.
Tương lai của Cuba như thế nào, trước mắt vẫn phải tiếp tục chờ xem.
Rất nhiều người, bao gồm cả lãnh đạo của một số nước Mỹ Latinh, đều cho rằng hoàn cảnh kinh tế của Cuba có liên quan đến các lệnh trừng phạt của Hoa Kỳ. Điều này là đúng, về cơ bản Hoa Kỳ đã áp đặt các biện pháp trừng phạt kinh tế đối với Cuba kể từ năm 1959. Ngoại trừ việc gỡ bỏ một phần lệnh cấm trong nhiệm kỳ ngắn hạn của tổng thống Obama, phần lớn thời gian khác, Hoa Kỳ đều đối đãi với Cuba như kẻ địch mà áp dụng các biện pháp trừng phạt.
Nhưng rất ít ai đề cập đến rằng, sau cách mạng cộng sản ở Cuba vào năm 1959, hầu như tất cả các khoản đầu tư của Mỹ vào Cuba, bao gồm các công ty điện lực, truyền thông và ngân hàng, đều đã bị chính quyền tịch thu, bị biến thành các doanh nghiệp nhà nước của Cuba.
Trước những năm 1950, các công ty tư nhân của Mỹ chiếm một tỷ trọng lớn trong nền kinh tế Cuba. Cuba độc lập là nhờ sự giúp đỡ của quân đội Hoa Kỳ nên Hoa Kỳ và Cuba từng có quan hệ tốt đẹp. Hoa Kỳ coi Cuba là vườn sau của mình và đầu tư vào Cuba với số tiền rất lớn. Sau Cách mạng cộng sản, ông Fidel Castro đã quốc hữu hóa hơn 90% nền kinh tế, tất nhiên bao gồm cả các công ty tư nhân của Hoa Kỳ, và người Mỹ rất lo ngại về điều này.
Nếu đổi lại là Trung cộng, vậy Trung cộng sẽ làm điều tương tự hay không? Tôi dám khẳng định là có. Giả sử Pakistan bất ngờ tuyên bố tịch thu tất cả các dự án công ty và phi công ty do Trung cộng đầu tư, thì Trung cộng sẽ làm gì?
Mối quan hệ giữa Cuba và Trung cộng rất thú vị. Trước những năm 1980, tờ Tin tức tham khảo của Trung cộng đã xuất bản một lượng lớn tin tức quốc tế trích dẫn báo cáo của các kênh truyền thông phương Tây về chủ nghĩa bá quyền của Cuba, bao gồm việc Cuba gửi quân và cố vấn quân sự sang Nam Mỹ và Châu Phi. Trung cộng tin rằng Cuba là con tốt của chủ nghĩa bá quyền Liên Xô, là mối đe dọa đối với hòa bình, và cũng là mối đe dọa đối với phong trào chủ nghĩa cộng sản của Mao.
Nhưng trên thực tế, phong trào cộng sản ở Cuba lại rất giống với Trung cộng.
Sau khi Fidel Castro lên nắm quyền vào năm 1959, ông ta đã nhanh chóng thực thi các biện pháp quốc hữu hóa nền kinh tế.
Vào ngày 13/3/1968, Castro đã có một bài phát biểu trực tiếp hướng tới toàn quốc tại Đại học La Habana, tuyên bố rằng mục tiêu tiếp theo của cuộc cách mạng là tuyên chiến với những tiểu thương. Chỉ trong một đêm, những người bán hàng rong và chủ xí nghiệp tư nhân đã trở thành lũ chuột qua đường ai ai cũng la lối đánh đập. Ngoài việc lục soát nhà cửa và tịch thu tài sản, rất nhiều cửa hàng còn bị đập phá, chủ xí nghiệp thì bị đánh đập. Castro muốn sử dụng việc này để tạo tiền lệ cho các phong trào quần chúng nhằm quản lý lĩnh vực lưu thông hàng hóa trong xã hội, rất giống với phong trào cải tạo xã hội chủ nghĩa ở Trung cộng.
Sau đó, nó công bố kế hoạch quốc gia của Cuba nhằm sản xuất 10 triệu tấn đường mía, rất giống với “Đại nhảy vọt” muốn sản xuất thép của Trung cộng, và tất nhiên cuối cùng đã thất bại thảm hại.
Cuba cũng có các công xã nông thôn, công xã thanh niên đảo Pines đã được cả nước lấy làm kiểu mẫu. Vào năm 1965, hòn đảo này được giao cho đoàn thanh niên cộng sản Cuba và khoảng 50,000 thanh niên đã chuyển đến đảo để khai hoang ở đó. Mục tiêu của Castro là biến hòn đảo này thành cơ sở xuất khẩu đường mía và cam quýt của Cuba, đạt được sản lượng nhiều hơn cả tổng sản lượng của Hoa Kỳ và Israel (Israel là quốc gia xuất khẩu một lượng lớn cam quýt vào thời điểm đó). Kết cục của lời khoác lác này đã được người ta biết rõ từ ngày đầu tiên.
Bắt đầu từ những năm 1960, Cuba đã đầu tư rất nhiều vào việc thành lập các trường học mới ở nông thôn, gửi trẻ em thành thị về nông thôn, đặt chúng dưới sự giáo dục của quân đội và cách ly với gia đình, cha mẹ và môi trường thành thị, để kết hợp học tập với lao động sản xuất.
Chính phủ Cuba đã công bố chính sách “tấn công cách mạng”, là sản phẩm kết hợp của “Đại nhảy vọt” kiểu Cuba và cách mạng văn hóa, có cả đồng thời hai mục tiêu về kinh tế và chính trị.
Chế độ cực quyền cộng sản kiểu này tất nhiên sẽ mang đến nhiều vấn đề nghiêm trọng khác nhau. Ngay từ những năm 1960 đã có hơn một triệu người Cuba nhập cư bất hợp pháp vào Hoa Kỳ. Người ta liều mạng vượt qua sóng gió của vùng biển Caribe để đến Hoa Kỳ, tình huống đó được so sánh với việc nhập cư ồ ạt vào Hồng Kông trong thời cách mạng văn hóa ở Trung cộng và những người Triều Tiên đào thoát sang Hàn Quốc.
Castro không lo lắng về điều này, ông ta cho rằng giai cấp tư sản đã chạy mất, đây đúng là lúc để thành lập một nước Cuba cộng sản. Điều mà Castro không ngờ tới là những người tị nạn Cuba đã tạo ra một thành phố siêu giàu ở Hoa Kỳ, chính là Miami. Miami ban đầu chỉ là một thị trấn nhỏ ở cực nam Florida của Hoa Kỳ, đối diện với Cuba bên kia biển, cách Cuba hơn một trăm km. Một số lượng lớn người tị nạn từ Cuba đã tập trung về Miami, cuối cùng biến Miami thành một siêu thành phố, nơi ở của những người giàu ở Hoa Kỳ và các nước Nam Mỹ khác.
Thượng nghị sĩ Hoa Kỳ Marco Rubio là xuất thiên từ một gia đình gồm những người Cuba tị nạn ở Florida. Nhóm phản đối cộng sản nhiều nhất trên thế giới cũng là nhóm người dân Cuba tị nạn này, với khoảng 1 triệu người ở Hoa Kỳ.
TNS Marco Rubio (Cộng Hòa-Florida) tại Hoa Thịnh Đốn hôm 23/02/2021.
Trở lại với Cuba. Nga, Trung cộng và một số nước ở Nam Mỹ đều cho rằng các cường quốc nước ngoài không nên can thiệp vào tình hình ở Cuba. Câu này người Trung cộng đã nghe rất quen tai. Nhưng cơ hội để cuộc cách mạng cộng sản ở Cuba thành công, cũng giống như Trung cộng, đều là do các thế lực ngoại bang tạo thành.
Người nổi tiếng nhất trong đó là Che Guevara, anh hùng của phe cánh tả trên toàn cầu.
Guevara là người Argentina, gia đình ông ta là một gia đình rất giàu có ở Argentina. Sau khi vào trường y, Guevara quyết định nghỉ một năm và đi du lịch vòng quanh châu Mỹ trên một chiếc mô tô. Theo cuốn sách của chính mình, ông ta đã chứng kiến cảnh nghèo đói và áp bức ở các nước Mỹ Latinh, và tất nhiên cũng đã đọc sách của chủ nghĩa cộng sản, vậy nên ông ta đã quyết định tham gia cuộc cách mạng bạo lực của chủ nghĩa cộng sản.
Vào năm 1952, ông ta bay về Argentina, khi người nhà lái xe đến đón Guevara, ông ta viết trong sách rằng: Bọn họ đều không biết, tôi đã không còn là người như vậy nữa. Ý tứ là ông ta không còn là hậu duệ của những người giàu có, không còn là tầng lớp trung lưu, không còn là một ứng viên bác sĩ, mà sẽ trở thành một nhà cách mạng bạo lực. Hai năm sau, Guevara đến Mexico và gặp Castro, người đang sống lưu vong ở đó, rồi trở về Cuba để tiến hành một cuộc cách mạng bạo lực. Sát hại các quan chức, phá hủy đường xá, lật đổ chính phủ, cuối cùng là sát hại người phóng hỏa và bạo lực vũ trang. Năm 1959, tổ chức khủng bố của Castro chiếm được La Habana và thiết lập chế độ cộng sản.
Cũng giống như các chế độ cộng sản khác, sau thành công của cái gọi là cách mạng, sự kiện chính trị lớn nhất chính là cuộc tranh giành quyền lực trong nội bộ Đảng cộng sản. Vào tối ngày 28/1/1968, Castro thông báo rằng một nhóm chống đảng gồm các cán bộ cấp cao do Ủy viên Ủy ban Trung ương Anibal Escalante đứng đầu đã bị phát hiện. Nhóm người này bao gồm người Cuba, người Âu Châu và người ở các nước Nam Mỹ khác, đây là thời điểm bắt đầu và cũng là thời điểm cao trào nhất của cuộc đại thanh trừng.
Thái độ cách mạng của Castro là rất kiên quyết, về mặt này cũng tương tự như Mao Trạch Đông. Vậy nên sau khi Khrushchyov lên nắm quyền Liên Xô và tỏ ra mềm mỏng, quan hệ giữa Cuba và Liên Xô gần như tan rã. Tất nhiên, không giống như Trung cộng đại lục, nền kinh tế Cuba phụ thuộc rất nhiều vào ngoại thương. Người Mỹ không mua đường mía và xì gà của Cuba nữa, Cuba chỉ có thể bán cho Liên Xô và các nước trong khối Đông Âu, vậy nên không thể hoàn toàn trở mặt.
Guevara không tán thành các chính sách của Castro, ông ta cho rằng cần làm theo các chính sách của Liên Xô nên đã có mâu thuẫn với Castro, điều này xảy ra trước khi Castro bắt được nhóm chống đảng vào năm 1968.
Vào năm 1965, sau khi đến thăm nhiều nước trong đó có Trung cộng, Guevara đã viết một bức thư cho Castro. Ông ta bối rối và thất vọng trước mô hình đơn nhất của Xô Viết, và lo lắng về tương lai của chủ nghĩa xã hội, vì ông thấy rằng không ít nhà cách mạng đã mất đi tinh thần trước đây trong những chiếc xe hơi sang trọng và trong vòng tay của những nữ thư ký xinh đẹp. Vậy nên, để duy trì hình ảnh hoàn hảo của một nhà cách mạng, ông ta chỉ có thể lựa chọn chiến đấu, lựa chọn một kết thúc tráng lệ theo kiểu phượng hoàng niết bàn. Vì để tránh những hành vi cá nhân gây bất lợi cho Cuba, Guevara đã từ bỏ quyền công dân Cuba của mình. Vào ngày 1/4, ông ta rời Cuba bằng máy bay và đến Congo để tham gia vào cuộc cách mạng cộng sản bạo lực ở đó.
Sau thất bại trong cuộc bạo động của Đảng cộng sản Congo, Guevara đến Bolivia và lãnh đạo nhóm du kích cộng sản ở địa phương tham gia hoạt động cách mạng. Các đảng viên địa phương của Đảng cộng sản Bolivia đã mua một khu vực rộng lớn trong vùng Ñancahuazú và giao nó cho Guevara để huấn luyện cho đội du kích.
Che Guevara đã tìm thấy hơn năm mươi người ở đó và thành lập một nhóm du kích lấy tên là Dân tộc giải phóng quân, được cho là có trang bị rất tốt.
Tất nhiên, chính phủ Bolivia không hài lòng và dùng toàn lực bao vây trấn áp, đặc biệt là ra lệnh tiêu diệt Guevara. CIA cũng cử người đến Bolivia để giúp chính phủ tiêu diệt quân du kích.
Vào tháng 10/1967, Guevara bị lực lượng đặc biệt Bolivia do CIA huấn luyện bao vây và bắt giữ, sau đó đã bị xử bắn.
Che Guevara là một hình mẫu của phe cánh tả trên toàn cầu, được gọi là “người đàn ông hoàn hảo” vì ông không ở lại Cuba với tư cách là một quan chức cấp cao, mà đến các nước khác để tham gia cách mạng. Nhưng có hai sự thật, thứ nhất là ông ta và Castro đã trở mặt, ông ta không chết vào năm 1967 thì rất có khả năng sẽ trở thành một nhóm chống Đảng vào năm 1968. Thứ hai, quân du kích của ông ta là những tổ chức bạo lực, không chỉ giết chết binh lính chính phủ, mà còn cả những kẻ thù của giai cấp, thậm chí cả phụ nữ và trẻ em. Dựa theo các tiêu chuẩn hiện tại, đó hoàn toàn là chủ nghĩa khủng bố.
Những người như Castro và Guevara có lẽ thực sự đi theo “chủ nghĩa lý tưởng”, tin rằng thông qua bạo lực và khủng bố là có thể xây dựng một thiên đường trên trái đất.
Theo tôi, không có gì sai với lý tưởng về bình đẳng xã hội của phe cánh tả, cũng giống như quan niệm của Phật giáo về sự bình đẳng cho tất cả chúng sinh, nhưng thúc đẩy nó bằng bạo lực là một vấn đề. Hơn nữa, chế độ độc tài cộng sản hoàn toàn xem nhẹ bản tính con người và tin rằng công bằng xã hội có thể được duy trì bằng cách dựa vào sự tự giác của những người nắm quyền, đó là điều hết sức phi lý, thực tiễn chứng minh bất bình đẳng xã hội ngày càng nghiêm trọng và ngày càng gia tăng. Đây chính là chủ nghĩa cực đoan.
Trong lịch sử của các phong trào cộng sản trên toàn cầu, các đảng cộng sản ở hầu hết các quốc gia, dù có thành công trong việc cầm quyền hay không, đều sẽ đổ máu rất nhiều, phần lớn đều là học từ các thế lực nước ngoài, trong đó có bản thân Liên Xô. Trong Quốc tế ca, điều này được gọi là “International” (quốc tế).
Bây giờ Trung cộng hát quốc tế ca trong khi hô vang loại bỏ “các thế lực nước ngoài”. Người nói cố tình lừa dối, còn người nghe, đặc biệt là người cả tin, thì thật là dại dột.
Thạch Sơn & Vương Cận _ Xuân Hoàng
***
Cuba ngày xưa & Cuba ngày nay
Biểu tình ở Cuba _ Nóng ở Việt Nam
Cuộc biểu tình của hàng nghìn người dân Cuba vào chiều tối Chủ Nhật 11/7, vẫn đang được nhiều người Việt Nam quan tâm.
Qua báo chí quốc tế và mạng xã hội, họ biết những người biểu tình bức xúc vì thiếu thốn nhiều mặt.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.