Danh hiệu “Màu xấu nhất trên đời” vậy là đã thuộc về màu Pantone 448C. Còn gọi là “opaque couché,” màu xanh xanh nâu nâu buồn tẻ này vẫn được ví với… cứt trẻ con (ta thì bảo là cứt ngựa).
Các nhà nghiên cứu lần đầu tiên phát hiện ra việc đông đảo người chán ghét cái màu này nhân một nghiên cứu vào 2012, nhằm giúp chính phủ Úc trong việc sản xuất vỏ bao thuộc lá. Người ta cử 1.000 người hút thuốc chọn ra cái màu nào họ dị ứng nhất. Và cuối cùng chiến thắng áp đảo thuộc về màu Pantone 448C với đủ thứ tính từ xấu xí như: “bẩn”, “chết chóc”, “nhem nhuốc”.
Chính phủ liên bang Úc lúc đầu gọi màu này là “xanh ô-liu”, nhưng sau đó đã đổi thành “xám nâu đậm” (drab dark brown), do Hội Ô-liu Úc bày tỏ mối quan ngại cái tên kia làm ảnh hưởng đến thanh danh quả ô-liu.
Sau nghiên cứu đó, Úc đã dùng Pantone 448C làm màu cho vỏ bao các sản phẩm thuốc lá. Đó là một nỗ lực để “giết chết sự quyến rũ” gắn liền với việc hút thuốc, theo Tổ chức Y tế Thế giới. Chính sách về vỏ bao quy định: chỉ có một màu cơ bản ấy cùng một phông chữ được dùng cho mọi loại thuốc lá, cấm in logo, thêm màu, hình ảnh nhãn hàng và những thông tin tiếp thị, ngoài tên loại thuốc lá ấy.
Công An Bộ đội với màu cứt ngựa
Tưởng là chuyện vớ vẩn (có gì ngăn được một khi các ông đã muốn hút một điếu), ấy thế mà từ 2012, quả thực việc hút thuốc ở Úc đã giảm. Bắt đầu từ 31. 5. 2016, Pháp, Bắc Ireland, Anh quốc cũng bắt đầu áp dụng chính sách đóng gói thuốc lá tương tự Úc.
Thế giới nghệ sĩ và nhà thiết kế nghĩ sao về màu “opaque couché” này? Liệu cái màu cứt ngựa này có khiến cho người mua nghệ thuật phải tẩy chay như dân hút thuốc? Liệu các tác phẩm có tông màu tương tự như Pantone 448C có mang đến cảm giác “bẩn”, “chết chóc”, và “nhớp”? Và việc dùng cái gọi là màu-xấu-nhất-trên-đời để vẽ có sinh ra thứ nghệ-thuật-xấu-nhất-trên-đời?
Dĩ nhiên là KHÔNG.
Công An Bộ đội với màu cứt ngựa
Làm một cuộc khảo sát chớp nhoáng qua lịch sử nghệ thuật thì sẽ thấy vô vàn tác phẩm nổi tiếng dùng mạnh màu opaque couché và các họ hàng của nó. Thí dụ, nàng Mona Lisa của Leonardo da Vinci có váy áo và khăn quàng mang một màu tương tự với Pantone 448C.
Leonardo da Vinci, “Mona Lisa”
Hay bức “Rặng ô-liu trên dốc đồi” (1889) của Vincent van Gogh là chi chít những mảng màu mà chính phủ Úc đã gọi rồi sau phải đổi, là “xanh ô-liu”.
Và trong bức “Dậy thì” của Edvard Munch (vẽ năm 1894–95), một cô gái ngồi khỏa thân trước một bức tường nâu nâu xanh xanh nhem nhuốc, cũng là một biến thể của màu Pantone 448C.
Edvard Munch, “Puberty”
Dĩ nhiên là còn nhiều thí dụ nữa cho thấy trong các tác phẩm nghệ thuật, nghệ sĩ đã không ngần ngại chọn dùng màu này. Như Viện Màu Pantone – là đơn vị không tham gia vào cái nghiên cứu năm 2012 – đã nói với tờ Cosmopolitan: “Chúng tôi coi mọi màu sắc là bình đẳng. Không có cái gọi là màu xấu nhất trên đời cũng như màu đẹp nhất trên đời. Do đó, chúng tôi không coi PANTONE 448 là một màu xấu. Chúng tôi coi nó gắn với tông đất sâu và đậm.”
Thế đấy… nhưng ở Việt Nam thì lại khác!
***
Chuyện “Cái nồi ngồi trên cái cốc”
Ngôn ngữ Việt cộng
Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.