Sunday, July 18, 2021

Cùng nhau xuống biển mò cua

 BM

Một người bạn muốn dịch thành ngữ “tình nghĩa vợ chồng” từ tiếng Việt sang tiếng Anh. Sau nhiều ngày tham khảo sách vở, từ điển và tìm hỏi nhiều người, ông đã thất vọng. Không có một từ ngữ nào trong tiếng Anh có thể dùng để diễn tả trọn vẹn ý nghĩa hàm chứa trong từ ngữ này. Hai nền văn hoá. Hai cuộc sống ở hai nơi có quá nhiều dị biệt và đã ảnh hưởng tới ngôn ngữ.

 

Đời sống rất thực tế ở xứ Mỹ đã đưa người ta, những người bình thường làm ăn lương thiện, đến chỗ làm gì cũng phải tính toán, từ đó phải ngân sách hóa gia đình. Tiền chợ, tiền nhà, tiền ăn, tiền bảo hiểm sức khỏe, tiền thuốc men, xe hơi, ngay cả bảo hiểm nhân mạng để ít ra có đủ tiền chôn cất hay hỏa thiêu mình sau này, chưa kể tới tiền săng nhớt và bảo trì xe cộ, tiền học hành và sách vở cho con cái, tiền thù tạc bạn bè, tiền đóng góp cho xã hội, tiền đóng thuế cuối năm... làm gì cũng phải tính. Từ đó lấy vợ lấy chồng cũng phải tính luôn.


BM


Bà goá phụ của một tổng thống nổi tiếng của Hoa Kỳ khi đi thêm một bước nữa, kết hôn với một nhà tỷ phú, bình thường có gì phải tính. Nhưng bà đã tính. Bà đã ký khế ước trước khi ký hôn thú. Bà muốn chắc chắn được chia bao nhiêu triệu mỹ kim nếu sau này có chuyện ly dị hay khi ông tỷ phú qua đời. Cũng vậy, một cô đào nổi tiếng khi lấy chồng lần thứ tám cũng ký giấy hạn chế số tiền người chồng thứ tám của cô sẽ được lãnh nếu cô chết hay khi hai người bỏ nhau.

 

Cuộc sống ở nước Mỹ cũng đã ảnh hưởng sâu đậm tới người Việt, đặc biệt là những người “di tản buồn”. Thời của “một túp lều tranh hai trái tim vàng” đã lùi vào dĩ vãng. Khi tính chuyện dựng vợ gả chồng cho con cái người ta đã tính đủ thứ và tính luôn cả số tiền lời, lỗ khi làm đám cưới. Sự tính toán này đã ảnh hưởng không nhỏ tới bạn bè thân thuộc được mời tới dự. Nhiều người đã tâm sự là được mời tham dự một đám cưới là nửa mừng, nửa lo. Mừng là thấy một gia đình mới sắp được thành hình, mừng cho hai người nam nữ đã tìm được nhau để chia sẻ những ngày ấm áp, đẹp đẽ của cuộc đời và gây dựng một tương lai cho thế hệ tới. Nhưng lo vì phải thu xếp tiền mừng, đồ mừng sao cho coi được và tránh làm cho người mời mình phải thất vọng đồng thời ngân sách gia đình không bị hao hụt.


BM


Đi đúng tiêu chuẩn theo bà con, bạn bè nói và mỗi tháng mà có ba hay bốn đám cưới là tháng đó có ba bốn nỗi mừng và ba bốn nỗi lo, đặc biệt là nhiều người Việt có tệ tính là hay nói phóng đại để ra điều mình rộng rãi hào phóng trong việc tiêu sài. Mỗi lần “đi” theo nhiều người ít nhất cũng phải 200 đô trong khi đương sự mỗi tháng mang về nhà khoảng 1,000 đô và một tháng có hai hay ba đám cưới, đám tiệc tùng, ra mắt sách v..v... thì lấy đâu tiền trả tiền nhà, tiền xe, tiền chợ?


https://baomai.blogspot.com/

Về phía gia đình có đám cưới, cả hai nhà trai nhà gái đều có những cái kẹt riêng. Kẹt vì nếu không mời nhiều người thì bị coi là so súi, không kính trọng quý mến bạn bè, thân thuộc, còn nếu mời nhiều người và mời hết mọi người thì cũng làm cho nhiều người bị kẹt. Đúng là ma chê cưới trách. In thiệp mời cũng là một việc nhức đầu khác. Thiệp mời thì phải được in ở những nhà in nổi tiếng thì mới đúng “mode” đúng trào lưu. Hình thức bề ngoài đôi khi đã trở thành nặng nề, kiểu cách và từ đó phô diễn. Quan trọng và phiền toái như vậy nhưng thực chất của hôn nhân người Việt trên đất Mỹ có luôn đẹp như mọi người mong mỏi không lại là một chuyện khác.

 

Hồi ở Việt Nam các cụ thường ngâm nga nhắn nhủ con cháu:

 

BM

 

Ý các cụ là khi đã lấy vợ, lấy chồng là coi như gắn bó đời mình với đời người bạn đường, là phải ở với nhau suốt đời, bất luận xấu tốt. Các cụ, nhất là các cụ bà. Phần vì quan niệm trọng nam khinh nữ, phần vì về phương diện kinh tế các cụ bà ngày xưa rất có ít khả năng tự túc, do đó trong cuộc sống vợ chồng nhiều trường hợp bị thiệt thòi đè nén các cụ vẫn phải cắn răng ở lại nhà chồng. Thêm vào đó, hệ chế ràng buộc của cơ cấu xã hội đã khiến cho người ta phải ở lại với nhau, phải dẹp bỏ mâu thuẫn vì danh dự, vì tương lai của chính mình và của con cái... Vì thế nên khi một cô gái lên xe hoa là kể như “em đã thuộc về nhà người ta rồi!” như “ván đã đóng thuyền rồi”. Họa chăng chỉ còn nghe những lời ngậm ngùi, than thở “Sao anh không hỏi những ngày (em) còn không? vì “bây giờ em đã có chồng, như chim vào lồng như cá cắn câu” và “cá cắn câu biết đâu mà gỡ, chim vào lồng biết thuở nào ra?”

 

Ở nước Mỹ mọi chuyện khác hẳn. Cơ cấu kinh tế và xã hội của người Mỹ đã làm thay đổi phần lớn nền tảng gia đình của người Việt. Phụ nữ được bảo vệ nhiều hơn, đặc biệt là được hệ thống an ninh xã hội ( social security) bảo đảm. Các ông không còn là cột trụ duy nhất của gia đình nữa. Các bà, các cô phần lớn đều là ‘bread winner” của gia đình bên cạnh các ông chồng. Những sự kiện này đã là tác tố quan trọng làm lung lay những giá trị cổ truyền của gia đình Việt Nam bất kể những nghi thức rườm rà, lôi thôi của hôn lễ, cũng như sự chứng kiến đông đảo của quan viên hai họ và của bạn bè. Có những đám cưới thật linh đình; nhà trai, nhà gái đãi khách cả hai ba ngày mà cô dâu chú rể chỉ ở với nhau được vài ba tháng. Tệ hơn nữa có đám cưới quan khách ở lại chơi thêm vài ngày, vừa bay về đến nhà đã được tin hai trẻ không ở với nhau nữa! Và còn nhiều nữa...


BM


Cuộc sống ở nước Mỹ quá máy móc. Bình thường con người đã bị lôi cuốn theo nhịp sống vội vàng gấp gáp, nhiều khi không còn thì giờ để suy nghĩ và nhất là để nhớ những gì gọi là tình nghĩa, chưa kể tới những yếu tố xã hội và kinh tế. Người ta khó mà có được thì giờ để nhớ lại những ân tình của nhau và thâm cảm được những thời gian cùng nhau đi một đoạn đường dù là ngắn ngủi.

 

Người viết xin chép lại cả bốn câu ca dao liên hệ để xin ngưng bút:


BM

 

 

 

 

Khánh Vân

***

Góc khuất trong những đám cưới xa hoa triệu đô ở Ấn Độ

BM

Chuyện cưới xin ở Ấn Độ luôn là ngành kinh doanh khổng lồ. Các cặp đôi chuẩn bị kỹ lưỡng ảnh cưới với hy vọng được lan tỏa trên mạng.

Amazon Prime từng thực hiện một loạt phim truyền hình mô tả đời sống của hai người làm nghề hoạch định lễ cưới ở Delhi, và một đám cưới vào tháng 12/2018 mà nữ ca sĩ Beyonce được mời đến biểu diễn - được cho là tiêu tốn đến khoảng 100 triệu đô la Mỹ.

***

Đám Cưới – Đám Ma

https://baomai.blogspot.com/

Lời nói đầu:

“Xã” đây có thể là xã hội. Nhưng cũng có thể có nghiã là xã xệ - hàm ý không lấy gì làm tư cách cho lắm, lại còn có vẻ bèo nhèo, lôi thôi lếch thếch.
http://baomai.blogspot.com/


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.