Saturday, July 17, 2021

Tại sao Trung hung hăng về cả đối nội và đối ngoại?

 BM

Trong 20 năm qua, Trung cộng về đối nội thì tăng cường đàn áp, về đối ngoại thì liên tục gây thù chuốc oán, điều này khiến nhiều người không khỏi nghi hoặc. Một mặt họ cho rằng việc Trung cộng tăng cường đàn áp nội bộ là biểu hiện của sự bất an, mặt khác, việc thực hiện ngoại giao sói chiến gây thù chuốc oán khắp nơi dường như cho thấy Bắc Kinh tự tin vào sức mạnh của chính mình và muốn thách thức trật tự quốc tế hiện nay. Nhưng các chuyên gia tin rằng, chính sách đối nội và đối ngoại của Trung cộng phản ánh tâm trạng lo lắng thấp thỏm vì nó không còn nhiều thời gian nữa.

 

Michael Beckley, phó giáo sư khoa học chính trị tại Đại học Tufts, Hoa Kỳ, qua nhiều năm nghiên cứu về các vấn đề sức mạnh quốc gia và quân sự của Trung cộng, ông đã kết luận, những năm gần đây Trung cộng tỏ ra hung hăng cả về đối nội và đối ngoại là vì Trung cộng nhận ra mình đang rơi vào bế tắc và đang cố vùng vẫy để thoát khỏi khó khăn trước mắt. Ông cho biết, hành động liên tục gây thù chuốc oán cả trong và ngoài nước của Trung cộng không phải là từ khi Tập Cận Bình lên nắm quyền mới xuất hiện. Mà nó đã nhen nhóm từ trước đó, bắt đầu từ khi tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng có dấu hiệu chậm lại.


BM


Michael Beckley đã dành nhiều năm tâm huyết nghiên cứu về sự cạnh tranh giữa các cường quốc, đặc biệt là giữa Hoa Kỳ và Trung cộng. Trước đây ông làm việc trong Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ và các tổ chức tư vấn như Tổ chức RAND, Tổ chức Carnegie, Quỹ vì hòa bình quốc tế,v.v. Ông còn từng làm cố vấn cho giới tình báo Hoa Kỳ và Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ.

 

Beckley nhấn mạnh rằng, Trung cộng nhìn như thể có quốc lực dồi dào, nhưng đó hoàn toàn là ảo giác. Trong cuốn sách “Không thể thay thế: Tại sao Hoa Kỳ sẽ tiếp tục là siêu cường duy nhất của thế giới” (Unrivaled: Why America Will Remain the World’s Sole Superpower) và các bài viết đăng tải trên báo chí, ông đã liệt kê hành loạt những điểm yếu khiến Trung cộng không thể sánh bằng Hoa Kỳ, cụ thể là về kinh tế, ngoại giao, chính trị, dân số, môi trường, cung cấp lương thực và năng lượng, an ninh nội địa.

 

Beckley nói rằng đặc điểm của chế độ độc tài Trung cộng là có thể nhanh chóng huy động nhân lực và vật lực để xây dựng cơ sở hạ tầng quy mô lớn, huy động vốn, buộc nông dân phải di dời và xây dựng các thị trấn ma mà chính quyền mong muốn. Về mặt quân sự, Tập Cận Bình có thể ban hành các chỉ thị khiến các công ty công nghệ phải phục vụ cho quân đội và cơ quan an ninh của Trung cộng. Ngược lại, Tổng thống Hoa Kỳ không thể buộc Google cung cấp công nghệ mới nhất cho quân đội Hoa Kỳ.


BM


Beckley cho rằng xét trên nhiều yếu tố như về xu hướng dài hạn, về xây dựng nền kinh tế phát triển bền vững trong hàng thập kỷ, về các chính sách ổn định trong cả đối nội và đối ngoại, thiết lập một thế trận quân sự bền vững, hay đơn giản là về việc “không mắc những sai lầm thảm khốc”, thì “chế độ dân chủ thực hiện tốt hơn chế độ độc tài”.

 

Ông nói, lý do rất đơn giản. Bởi vì các chế độ dân chủ có tính cạnh tranh nên luôn có những đảng đối lập cố gắng chỉ trích và tìm ra cách làm tốt hơn đảng cầm quyền. Có một số lý do dẫn đến sự sụp đổ kinh tế của Liên Xô, vì nền kinh tế do chính phủ lãnh đạo không làm tốt trong công cuộc đổi mới và khởi nghiệp.


Trung cộng không giành được quyền kiểm soát Biển Đông

 

BM

Chuyên gia phân tích Hoa Kỳ chỉ ra rằng, Trung cộng về đối nội – đối ngoại biểu hiện rất hung hăng để che đậy sự bất an.

 

Trung cộng gần đây đã gia tăng các hành động khiêu khích ở khu vực Biển Đông, điều này khiến quốc tế chú ý. Beckley tin rằng Trung cộng đã không thành công trong việc củng cố quyền kiểm soát của mình trong khu vực Biển Đông. Trên thực tế, điều đó là không thể, bởi vì Biển Đông vô cùng rộng lớn, trong khi Trung cộng chỉ chiếm bảy hòn đảo nhỏ và bãi đá ngầm. Lượng tàu chiến của Trung cộng còn hạn chế nên không thể củng cố quyền kiểm soát của mình tại nơi đây.

 

Beckley cũng nói rằng, một yếu tố quan trọng hơn là kể cả Trung cộng có đạt được những lợi ích ngắn hạn, nhưng nó đã khiến các quốc gia ven Biển Đông, các quốc gia nằm ngoài khu vực, thậm chí là các quốc gia Châu Âu phải đưa tàu chiến đến Biển Đông. Hành động này chủ yếu là để tuyên bố với Trung cộng rằng, Biển Đông là tuyến đường thủy quốc tế.

 

“Nếu Trung cộng (Trung cộng) muốn sử dụng vũ lực để củng cố quyền kiểm soát của mình, họ sẽ vấp phải sự phản đối mạnh mẽ, và có thể vấp phải sự phản đối của hàng chục quốc gia lớn do Hoa Kỳ dẫn đầu”, ông nói.

 

Lý thuyết “phương Đông mạnh lên, phương Tây yếu đi” là vô lý và phiến diện


BM


Đối với những gì Tập Cận Bình nói rằng cái gọi là xu hướng chung của thế giới ngày nay là “phương Đông mạnh lên, phương Tây yếu đi”, hoàn toàn là hoang đường và vô căn cứ theo quan điểm của Beckley.

 

Beckley đã viết trên tạp chí Foreign Policy vào tháng 12/2020: “Trung cộng (Trung cộng) với tư cách là một cường quốc đang trỗi dậy đã bước vào một thời kỳ đặc biệt nguy hiểm – nó có khả năng làm rối loạn trật tự hiện tại, nhưng cơ hội cho nó tác quai tác quái đang thu hẹp lại….”

 

“Kể từ năm 2007, tốc độ tăng trưởng kinh tế hàng năm của Trung cộng đã giảm hơn một nửa và năng suất lao động giảm 10%. Đồng thời, nợ đã tăng gấp 8 lần, đạt 335% tổng sản phẩm quốc nội (GDP) vào cuối năm 2020. Trung cộng (Trung cộng) có rất ít hy vọng lật ngược tình thế bởi vì trong 30 năm tới, Trung cộng sẽ mất 200 triệu người trong độ tuổi lao động và có thêm 300 triệu người về hưu. Khi tăng trưởng kinh tế giảm, nguy cơ bất ổn xã hội và chính trị sẽ gia tăng, các lãnh đạo (Trung cộng) hiểu điều này. Chủ tịch Tập Cận Bình đã nhiều lần lên tiếng cảnh báo về sự tan rã theo kiểu Liên Xô có thể xảy ra, trong khi giới thượng lưu của Trung cộng đã chuyển tiền và gia đình của họ ra nước ngoài.”


BM


Trong cuốn sách Không thể thay thế, Beckley đã nêu những viễn cảnh nghiệt ngã mà Trung cộng phải đối mặt. Ông nói: “Đến năm 2050, Trung cộng sẽ mất 1/3 lực lượng lao động. Già hóa dân số nhanh hơn bất kỳ xã hội nào trong lịch sử. Tỷ lệ giữa người lao động và người về hưu tăng từ 8:1 hiện nay lên 2:1. Các tổ chức chính phủ tiếp tục tham nhũng, kìm hãm sự đổi mới, sau những chính sách sai sót lại cản trở cải cách, tài nguyên thiên nhiên cạn kiệt do khai tách quá mức và ô nhiễm.”

 

Ông chỉ ra rằng trong khi Trung cộng đang phải đối mặt với nhiều thách thức trong nước, hoàn cảnh ngoại giao của nó cũng đang xấu đi. Xu thế chống Trung cộng (Trung cộng) trên thế giới đang tăng vọt. Trung cộng xích mích với Ấn Độ và nhiều nước láng giềng khác. Hành động hung hăng của nó ở Biển Đông đã gặp phải sự phản đối từ các nước láng giềng và cả các nước châu Âu. 

 

Khi so sánh sức mạnh tổng hợp của các cường quốc trên thế giới, Beckley kết luận rằng các tài liệu nghiên cứu liên quan hiện nay đã đo lường không chính xác sức mạnh tổng hợp của một quốc gia. “Hầu hết các nghiên cứu sử dụng một số chỉ số kinh tế chung chung và nguồn lực quân sự để đánh giá sức mạnh của các quốc gia. Ví dụ: sử dụng tổng sản phẩm quốc nội và chi tiêu quân sự để đánh giá. Dùng cách cộng các chỉ số này lại làm chỉ tiêu đánh giá sức mạnh của quốc gia, nhưng lại không trừ đi chi phí mà các quốc gia đó phải trả để kiểm soát, bảo vệ và cung cấp dịch vụ cho người dân của họ. Do đó, các đánh giá này có thể sẽ phóng đại sức mạnh quốc gia của các nước nghèo và đông dân như Trung cộng và Ấn Độ. Những nước này có năng lực sản xuất lớn và quân đội khổng lồ, nhưng cũng phải gánh chịu những khoản tiền khổng lồ chi trả cho phúc lợi, an ninh, đều tiêu tốn nhiều nhân lực và vật lực của họ.”

 

Sức mạnh của Trung cộng là viển vông


BM


Beckley chỉ ra rằng ngay cả trong lĩnh vực quân sự được Trung cộng đầu tư nhiều nhất, thì nếu đem cái gọi là Bắc Kinh hùng mạnh, cường đại so sánh với Hoa Kỳ thì cũng chỉ là hư vô và không bền vững. Trong cuốn sách “Không thể thay thế: Tại sao Hoa Kỳ sẽ tiếp tục trở thành siêu cường duy nhất trên thế giới”, ông viết:

 

“Khả năng của hệ thống vũ khí của Trung cộng (Trung cộng) chỉ bằng khoảng một nửa của Hoa Kỳ. Bộ binh, không quân, hải quân, thuỷ thủ của Trung cộng được đào tạo không bằng một nửa quân đội Hoa Kỳ, kinh nghiệm hoạt động và kinh nghiệm thực chiến còn hạn chế. Trung cộng (Trung cộng) chi tiêu vào quân đội cao hơn Hoa Kỳ ít nhất 25%, các hoạt động duy trì an ninh và nội địa đã tiêu tốn 35% ngân sách quân sự của Trung cộng (Trung cộng) và chiếm một nửa lực lượng vũ trang đang hoạt động của Trung cộng. Trong khi quân đội Hoa Kỳ chuyển những hoạt động và chi phí như vậy cho các tổ chức Dân sự.”


BM


Những người trong nội bộ Trung cộng cũng từng để lộ dáng vẻ yếu ớt của Trung cộng. Thái Hà, một giáo sư đã nghỉ hưu của Trường Đảng Trung ương Trung cộng sống ở Hoa Kỳ, kêu gọi Hoa Kỳ từ bỏ hy vọng “ngây thơ” trong chính sách gắn bó 40 năm với Trung cộng, và cảnh báo rằng Trung cộng thực ra là một con hổ giấy, nó yếu ớt hơn bề ngoài rất nhiều.

 

 

 

 

Trương Đình  _  Minh Phương

***

Đông Á sẽ rơi vào xung đột vũ trang?

BM
Phi cơ Trung Quốc tập cất cánh trên chiến hạm ngoài khơi
Phát biểu tại một hội nghị về an ninh quốc tế ở thành phố Munich, nước Đức, gần đây cựu Ngoại trưởng Mỹ Henry Kissinger cho rằng xung đột quân sự có thể xảy ra tại châu Á.

***

Mỹ bao vây TC ba mặt

BM
Chưa bao giờ Mỹ đồng loạt mở ba mặt trận chống TC như gần đây. Phía Đông Mỹ từ lâu bao vây TC ở Biển Đông, càng ngày càng  siết chặt, càng ngày càng nhiều nước tham dự liên minh với Mỹ trong mặt trận này.

BM

A lô bác sĩ ơi!
Trung cộng bán vaccine cho COVAX thu lợi thay vì tài trợ
Những huyền thoại về Đảng Dân Chủ
Lũ lụt lịch sử ‘100 năm chưa từng có’ ở Âu Châu
Nhìn từ đáy
Thuốc uống điều trị Covid-19 mở ra hy vọng chấm dứt đại dịch
Tỷ phú Trung cộng là giả ?
Để sống đơn giản hơn _ Bạn cần gì?
Chúng ta biết gì về các loại vaccine của Trung cộng?
Biến thể Delta của COVID-19
Lũ lụt ở Tây Âu _ Hơn 120 người thiệt mạng
Người Mỹ đang từ bỏ thói quen đọc sách và tư duy?
Vặt nữa đi em _ Đời biết ai thương mình
Uống thuốc bổ vào buổi sáng _ buổi chiều _ buổi tối?
Chuyến bay ‘địa ngục’ từ Las Vegas _ Stockton _ California.
Người Sài Gòn khốn khó trong vòng vây sợ hãi
5 điều nhạy cảm người miền Bắc nên biết về miền Nam
Người sống THỌ hay không do "Tâm Lý Cân Bằng"
Nỗi thống khổ thời Covid _ “Ngăn sông cấm chợ”
Các đặc tính trị liệu hàng đầu của nhân sâm

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.