Hơn 1.000 người mất tích và nhiều ngôi nhà đã bị phá hủy ở các vùng bị lũ lụt ở miền Tây nước Đức và Bỉ vào ngày 16/7, những khu vực có thể tiếp tục xảy ra lũ lụt với số người chết đã lên hơn 100 người, theo Reuters.
Nhiều khu vực bị phá huỷ sau khi lũ trên các dòng sông quét qua các thị trấn và làng mạc ở bang North Rhine-Westphalia và Rhineland-Palatinate của Đức, Bỉ và Hà Lan.
“Nó thật khủng khiếp, chúng tôi không thể giúp đỡ ai. Mọi người đang với tay ra ngoài cửa sổ”, Frank Thel, một cư dân ở Schuld, nói với Reuters trước một đống đổ nát trong thị trấn, nơi một số tòa nhà đã sụp đổ.
Chỉ riêng tại Đức, hơn 90 người đã chết trong vụ thiệt mạng nhiều người nhất ở nước này trong nhiều năm qua. Con số này được cho là sẽ còn tăng lên khi nhiều ngôi nhà bị sập, trong khi truyền thông Bỉ cho biết số người chết ít nhất là 14 người.
“Nước ngày càng dâng cao. Thật đáng sợ”, Thierry Bourgeois, 52 tuổi, ở thị trấn Liege của Bỉ nói với Reuters.
Cơ sở hạ tầng đã bị phá hủy hoàn toàn và việc xây dựng lại sẽ tốn rất nhiều thời gian và tiền của, Thủ hiến bang Rhineland-Palatinate, Malu Dreyer, nói với đài truyền hình ZDF.
Tại khu vực lân cận North Rhine-Westphalia, khoảng 1.300 người đã mất tích ở quận Ahrweiler phía nam Cologne, chính quyền quận cho biết trên trang Facebook.
Mạng điện thoại di động bị sập ở một số vùng bị lũ lụt khiến các gia đình, bạn bè không thể tìm kiếm người thân của họ.
Xa hơn về phía bắc, tại Erftstadt gần Cologne, một số ngôi nhà đã bị sập vào sáng 16/7, và các đội cứu hộ đang vật lộn để tiếp cận người dân bằng thuyền. Những con đường xung quanh thị trấn Erftstadt bị lũ cuốn trôi nên không thể đi lại được.
Không rõ có thương vong hay không vì lực lượng cứu hộ hiện đang phải dựa vào máy bộ đàm để gửi thông tin đi.
“Hệ thống mạng hoàn toàn sụp đổ. Cơ sở hạ tầng sụp đổ. Các bệnh viện không thể tiếp nhận bất kỳ ai. Các nhà dưỡng lão phải sơ tán”, Reuters dẫn lời nữ phát ngôn viên ở địa phương cho biết.
Một con đập gần biên giới với Bỉ, Rurtalsperre, đã bị ngập, trong khi một con đập khác, Steinbachtalsperre, đã phải được cố định vào sáng sớm 16/7.
Khoảng 4.500 người đã được sơ tán khỏi các cộng đồng ở hạ lưu và một đoạn đường cao tốc đã bị đóng lại do lo ngại sẽ bị sập.
Quân đội Đức đã triển khai hơn 700 binh sĩ ở hai bang bị ảnh hưởng lũ lụt để hỗ trợ cho các nỗ lực cứu hộ.
Hàng nghìn cư dân ở phía bắc của tỉnh Limburg, nước láng giềng Hà Lan đã được lệnh rời khỏi nhà vào đầu ngày thứ Sáu khi nước lũ dâng lên đến đỉnh điểm.
Các dịch vụ khẩn cấp đã được đặt trong tình trạng báo động cao, và chính quyền cũng đang gia cố các tuyến đê dọc theo những đoạn dễ bị tổn thương nơi nước lũ tiếp tục dâng cao.
Nước đang rút ở phía nam thành phố Maastricht, nơi không có lũ lụt và ở thị trấn Valkenburg, nơi bị thiệt hại trên diện rộng nhưng không ai bị thương.
Tại Bỉ, ít nhất bốn người mất tích. Trung tâm khủng hoảng Bỉ kêu gọi người dân ở khu vực rộng lớn phía nam và phía đông không nên đi lại.
Pháp đã cử 40 quân nhân và một máy bay trực thăng đến Liege của Bỉ để trợ giúp, Thủ tướng Jean Castex cho biết trên trang Twitter.
Thủ tướng Angela Merkel hôm 15/5 nói thời tiết khắc nghiệt đang xảy ra ngày càng thường xuyên hơn, đòi hỏi phải có hành động để chống lại tình trạng nóng lên toàn cầu.
***
Trung cộng đang đối mặt với những ngày tháng lụt lội kéo dài
Chuyên gia khuyên ‘hãy di dời’ hồ chứa nước ở Trung cộng
Theo Bộ Thủy Lợi Trung cộng (CWRM), mùa lũ chính ở miền nam Trung cộng chính thức bắt đầu từ ngày 01/06; kể từ tháng Năm, ít nhất 97 con sông đã vượt quá mức cảnh báo lũ, tăng khoảng 10% so với năm trước tính đến ngày 27/05.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.