Wednesday, July 7, 2021

Chuyên gia khuyên ‘hãy di dời’ hồ chứa nước ở Trung cộng

 BM

Theo Bộ Thủy Lợi Trung cộng (CWRM), mùa lũ chính ở miền nam Trung cộng chính thức bắt đầu từ ngày 01/06; kể từ tháng Năm, ít nhất 97 con sông đã vượt quá mức cảnh báo lũ, tăng khoảng 10% so với năm trước tính đến ngày 27/05.

 

Dữ liệu chính thức cho thấy 89 con sông bị ngập trên mức báo động và 3,709 triệu người bị ảnh hưởng tại 18 tỉnh, bao gồm Hồ Nam, Giang Tây, Chiết Giang, Phúc Kiến, Quảng Đông, Quảng Tây, v.v.


BM

Một người chụp ảnh khi nước được xả ra từ đập Tam Hiệp, một dự án thủy điện khổng lồ trên sông Dương Tử, để giảm bớt áp lực lũ lụt ở Nghi Xương, tỉnh Hồ Bắc, miền trung Trung cộng vào ngày 19/07/2020.

 

Trên lưu vực sông Dương Tử, hàng chục con sông thuộc hệ thống sông Ngô (một nhánh chính của Thượng lưu sông Dương Tử), khu vực Tam Hiệp, hệ thống hồ Động Đình và hệ thống hồ Bà Dương đã có lũ trên mức cảnh báo, và toàn bộ sông Tương trong hệ thống hồ Động Đình ghi nhận nước lũ vượt mức cảnh báo.


BM


Vào năm 2020, lưu vực sông Dương Tử đã trải qua trận lũ lụt nghiêm trọng, là trận lụt tồi tệ nhất kể từ năm 1998, với mực nước cao nhất ở Trùng Khánh kể từ năm 1981, và một trường hợp lũ lụt hiếm hoi ở khu vực nội đô của thành phố.

 

Đập Tam Hiệp (còn được gọi là Trạm Thủy điện Tam Hiệp và Dự án Tam Hiệp) nằm ở thượng nguồn sông Dương Tử, và có hơn 50,000 đập trong khu vực.

 

Trong cuộc họp thường kỳ của Hội đồng Nhà nước hôm 22/04, CWRM đã trình bày nhiệm vụ hiện tại tập trung vào việc bảo đảm an toàn hồ chứa trong mùa lũ. CWRM giải thích rằng, “hơn 80% trong số 98,000 hồ chứa ở Trung cộng được xây dựng trong những năm 1950 và 1970.”


Bom hẹn giờ ở Trung cộng

 

BM

Các tòa nhà bị nhấn chìm sau trận mưa lớn gây ra lũ lụt ở Hành Dương thuộc tỉnh Hồ Nam, miền trung Trung cộng, vào ngày 09/07/2019.

 

“Không có dòng sông nào ở Trung cộng mà không có hồ chứa và đập. Ngay cả những con sông chảy qua Lhasa và Xigaze của Tây Tạng cũng có nhiều hồ chứa và đập. Mật độ của các hồ đập ở Trung cộng là chưa từng có trên thế giới,” Tiến sĩ Vương Duy Lạc (Weiluo Wang), đã viết trong một cuộc trao đổi với độc giả Trung cộng vào năm 2019.

 

Ông Vương là một chuyên gia nổi tiếng về quy hoạch đất đai và bảo tồn nguồn nước, hiện đang sinh sống tại Đức.

 

“Điều khủng khiếp nhất là 40 [%] trong số 90,000 hồ chứa là những đập nguy hiểm, không an toàn, và có hàng chục ngàn hồ chứa và đập bị bỏ hoang.”


BM


Ông viết rằng, “Đây là những quả bom hẹn giờ có thể phát nổ bất cứ lúc nào.”

 

Ông cũng giải thích rằng hồ chứa nguy hiểm của con đập chính xác là thủ phạm gây ra nhiều trận lũ lụt nghiêm trọng trên khắp Trung cộng trong lịch sử của chế độ Cộng sản.


BM


Năm 1975, hơn 50 hồ chứa trên sông Hải Hà đã lần lượt bị vỡ do lượng mưa lớn trong cơn bão Nina, khiến 230,000 người thiệt mạng. Nó còn được gọi là sự cố vỡ đập Bản Kiều năm 1975, thảm họa vỡ đập tồi tệ nhất trong lịch sử. Mặc dù chế độ Cộng sản gọi đó là một thảm họa tự nhiên, nhưng ông Vương đã giải thích nguyên nhân sâu xa của thảm họa này.

 

Nguồn gốc của thảm họa lũ lụt ở Trung cộng hiện đại

 

Kể từ khi Trung cộng nắm quyền vào năm 1949, nhà cầm quyền này đã xây dựng 90,000 hồ đập; một nửa số đập trên thế giới hiện nay là ở Trung cộng.

 

Trong một cuộc phỏng vấn gần đây với The Epoch Times, ông Vương nói rằng khi nói đến 98,000 hồ chứa ở Trung cộng, con số này không bao gồm các hồ chứa nhỏ không đạt tiêu chuẩn và thực tế là ngay cả bản thân CWRM cũng không rõ về số lượng chính xác các hồ chứa được xây dựng sau khi Trung cộng nắm quyền.


BM

Đập Bản Kiều, Trung cộng.

 

Ông Giao Vĩnh (Jiao Yong), cựu Thứ trưởng Bộ Thuỷ Lợi, hiện là Chủ tịch Ủy ban Quốc gia về các đập lớn ở Trung cộng (CHINCOLD), thừa nhận rằng hơn 95% các đập của Trung cộng được làm bằng đất và đá, và chúng không có hiệu quả trong việc ngăn lũ. Ông đã cảnh báo về những rủi ro an toàn do các hồ chứa và đập này gây ra tại một hội nghị vào năm 2017.

 

Ông Vương tiết lộ thẳng thắn, “Các đập của Trung cộng thường không có thiết kế kỹ thuật.”

Ông lấy trận lụt ở Hình Đài năm 2016 làm ví dụ. Hồ chứa Đông Xuyên Khẩu ở thượng nguồn được xây dựng mà không có cửa xả lũ.


BM


Ông cho biết: “Đó là kỹ thuật nổ định hướng (DBT) vào năm 1959 với sự giúp đỡ của các chuyên gia Liên Xô. Một số người thì nói là hơn 200 tấn thuốc nổ đã được sử dụng cho vụ nổ mìn, người khác thì nói là hơn 300 tấn thuốc nổ đã được sử dụng. Việc nổ mìn được thực hiện trên các ngọn núi ở cả hai phía. Đó là cách hồ chứa được xây dựng. Trận lụt sông Hải Hà năm 1963 đã cuốn trôi con đập này và sau đó nó được xây dựng lại vào năm 1965. Đây là một hồ chứa điển hình của Trung cộng do Trung cộng xây dựng.”


BM


DBT sử dụng năng lượng tạo ra từ vụ nổ để đẩy đá từ núi theo hướng định trước để tạo thành một con đập. Kỹ thuật này giúp tiết kiệm việc đào, vận chuyển, san lấp, v.v. nếu không thì cần phải dùng đến sức người hoặc phương tiện cơ học.


BM


Sau trận lụt năm 2016, chuyên gia về hồ chứa thành phố Hình Đài thừa nhận rằng hồ chứa Đông Xuyên Khẩu “chủ yếu để kiểm soát lũ,” nhưng “không thể kiểm soát việc xả lũ [của hồ chứa].”

 

Quản lý hỗn loạn các hồ chứa ở Trung cộng


BM


Ông Vương nói rằng Trung cộng đã áp dụng thông lệ khoán việc xây dựng đập trong những năm đầu thập niên 1980. Tuy nhiên, không có điều khoản rõ ràng về việc bảo trì hồ chứa, và có mâu thuẫn giữa lợi ích của các nhà thầu và sự an toàn của các hồ chứa.

 

Ông giải thích, “[CWRM] chỉ quản lý hơn 100 hồ chứa quy mô lớn, chính quyền cấp tỉnh quản lý các hồ chứa quy mô vừa, và chính quyền quận và thị xã mỗi nơi quản lý một nhóm hồ chứa. Thị xã sẽ ký hợp đồng bàn giao các hồ chứa cho các cá nhân [để quản lý], và hình thành một mối liên kết hợp đồng. Ai chịu trách nhiệm bảo trì các hồ chứa? Điều này không được làm rõ ràng. Theo hợp đồng, nhà thầu có quyền sử dụng hồ chứa.”

 

Do đó, lợi ích của nhà thầu đến từ nguồn nước trong hồ chứa.


BM

Ảnh chụp từ trên không cho thấy cây cối và nhà cửa bị nước lũ nhấn chìm sau khi lượng mưa lớn tràn vào một con đập dọc sông Tương Giang ở làng Tân Tập ở Dương Châu thuộc tỉnh Giang Tô, miền đông Trung cộng, vào ngày 06/07/2016.

 

Ông Vương nói thêm rằng, “Càng nhiều nước, càng tạo ra nhiều điện năng. Điều này có lợi cho các nhà thầu. Họ không sẵn sàng xả nước từ hồ chứa. Vì vậy chính phủ phải trả tiền cho nhà thầu khi họ muốn xả lũ từ hồ chứa.”

 

“Trung cộng không có bất kỳ khoản tiền cứu trợ nào cho các nạn nhân của trận lũ lụt năm 2020 vì kinh phí phòng chống lũ lụt đều được giao cho các nhà thầu.”

 

Phản ánh về trận lũ lụt Hình Đài năm 2016, Bộ trưởng Bộ Thủy lợi đương thời là ông Trần Lôi (Chen Lei) cho biết rằng cần phải đưa ra các cảnh báo sớm kịp thời.

 

“Điều mà ông Trần Lôi không nói đến là ai mới thực sự là cơ quan chính [chịu trách nhiệm] đưa ra cảnh báo. Cơ quan phòng chống lụt bão và cứu trợ hạn hán ở cấp trung ương, cấp tỉnh, cấp thành phố hay cấp địa phương, hay cơ quan quản lý hồ chứa cục bộ?” ông Vương giải thích.


BM


Ông nói thêm, “Ai sẽ chịu trách nhiệm hành chính cho những người đã thiệt mạng và thiệt hại tài sản do không đưa ra cảnh báo xả lũ? Ai sẽ chịu trách nhiệm hành chính về những thiệt hại kinh tế do việc ban hành cảnh báo xả lũ không chính xác?”

 

Ông Vương cho hay, “Vì ông Trần Lôi gián tiếp thừa nhận rằng các thảm họa một phần là do không đưa ra cảnh báo sớm trước khi xả lũ, nên các nạn nhân phải được bồi thường. Nhưng Trung cộng sẽ không làm điều đó. Cách dễ nhất là đổ trách nhiệm cho ông Trời và lượng mưa lớn vượt quá ‘các mức cao trong lịch sử.’”

 

Hệ thống chủ nghĩa xã hội đặc sắc Trung cộng

 

Trong bối cảnh nhiều trận lũ lụt diễn ra trên khắp Trung cộng đại lục, tờ Nhân dân Nhật báo đã đăng một bài báo hồi tháng 03/2021, tuyên bố rằng “việc điều tra và cải tạo các dự án thủy điện nhỏ trong Vành đai kinh tế của sông Dương Tử gần như đã hoàn tất.”

 

Trung cộng chi rất nhiều tiền mỗi năm cho việc “cải tạo” các hồ chứa của mình, vốn vẫn đang ngày càng trở nên không an toàn.


BM


Ông Vương nói với The Epoch Times rằng sau sự cố vỡ đập Bản Kiều năm 1975 khiến 240,000 người tử nạn, CWRM đã khảo sát các hồ chứa ở Trung cộng. Cơ quan này thông báo rằng 30% các hồ chứa được khảo sát đang gặp nguy hiểm. Các số liệu thống kê sau đó đã tăng lên 40%, 50% và 74%. “Trung cộng càng cải tạo nhiều hồ chứa, thì càng rót kinh phí đầu tư nhiều hơn. Đến năm 2016, Trung cộng đã đầu tư khoảng 29.5 tỷ USD, tương đương với chi phí của Dự án Tam Hiệp,” ông Vương nói.

 

Tờ Nhân dân Nhật báo cũng cho rằng, trong quá trình cải tạo, các công trình thủy điện bị dỡ bỏ đều đã lỗi thời và nhỏ, gây cản trở việc xả lũ, nhưng nếu sửa chữa cũng không có hiệu quả kinh tế.

 

Ông Vương nói thêm rằng nhìn lại lịch sử, mỗi vị bộ trưởng bộ thủy lợi đều yêu cầu thêm ngân sách để bảo trì hồ chứa sau khi nhậm chức, nhưng căn nguyên của vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Cuối cùng, họ quy cho sự thất bại của các hồ chứa là do sự hư hại trong nhiều năm và sự thiếu hụt trợ cấp của trung ương.

 

Ông Vương nhấn mạnh rằng cái gọi là cải tạo là một cách trốn tránh trách nhiệm. Ông giải thích rằng việc cải tạo này thực chất đã loại bỏ một số lượng lớn các hồ chứa khỏi hệ thống của chính quyền. Hơn 3,000 hồ chứa đã bị xóa sổ trong khi về mặt khách quan, chúng vẫn tồn tại.


BM


“Không có gì ngoài phù sa trong các hồ chứa. Điều gì sẽ xảy ra với phù sa trong 3,000 hồ chứa bị bỏ hoang khi một trận lũ lụt xảy ra? Nếu nước đầy phù sa đổ xuống và chặn các kênh ở hạ lưu sông, sẽ dẫn đến những thảm họa kinh hoàng,” ông Vương nói.

 

Ông Vương đã đưa ra hai ví dụ để minh họa cho quan điểm của mình: trận lũ lụt ở sông Tương Giang năm 2016 phát sinh từ sự cố sạt lở đập sau một trận lũ lụt do vô số hồ chứa bị bỏ hoang ở lưu vực sông Tương Giang không được quản lý, vận hành và và sửa chữa; thảm họa dòng chảy đất bùn ở Chu Khúc năm 2010 là kết quả từ sự tác động của một con đập bỏ hoang lúc đầu bị đầy [nước] và sau đó bị vỡ. Đất được tích tụ từ nhiều năm trong con đập đã bị cuốn ra theo dòng nước lũ.


BM

Thân nhân kêu khóc trong lễ tang của một nạn nhân thiệt mạng do vỡ hồ chứa nước ở huyện Nghi Lương, tỉnh Vân Nam, tây nam Trung cộng vào ngày 22/07/2005.

 

Biết rằng nhà cầm quyền không thể đơn thuần để những hồ chứa đó bị bỏ hoang; thay vào đó, họ nên phá hủy chúng và khôi phục hệ sinh thái về trạng thái ban đầu của chúng. Nhưng liệu Trung cộng có chịu trách nhiệm của mình và thực hiện một công việc sáng suốt?

 

Có lẽ câu trả lời đã được đưa ra. Ông Hình Nguyên Việt (Xing Yuanyue), Phó giám đốc Sở Tài Nguyên Nước và Thủy điện Nông thôn, nói với Tân Hoa Xã–cơ quan ngôn luận của chế độ này–hồi tháng 04/2021 rằng, “việc dỡ bỏ một trạm thủy điện nhỏ không kém gì việc xây dựng một trạm mới.”

 

Lời khuyên của chuyên gia dành cho người dân địa phương


BM


Đối với lời khuyên tốt nhất mà ông Vương sẽ dành cho hàng chục triệu người Trung cộng bị bao vây bởi 80,000 quả bom hẹn giờ, ông từng viết: hãy chuẩn bị cho mình một hoặc nhiều thuyền cao su tự bơm, đủ nước đóng chai và thức ăn, đèn pin hoặc bật lửa, áo phao, và học hỏi từ người Nhật cách chuẩn bị cho mình một túi đồ khẩn cấp (grab-and-go bag) với nhiều vật dụng cần thiết, các thiết bị nghe gọi. Khi gặp lũ lụt do vỡ đập, không nên đóng cửa chính và cửa sổ, mà hãy mở cửa chính và cửa sổ để lũ đi qua.


BM


Ông Vương đặc biệt nhấn mạnh rằng người dân ở các quận Phú Linh và Khai Châu trong khu vực Hồ chứa Tam Hiệp nên đặc biệt lưu ý rằng phần lớn cư dân sống ở các khu vực bên dưới dòng trữ nước thông thường của hồ chứa nước Tam Hiệp, nơi có độ cao hơn 570 feet (hơn 170 mét) so với mực nước biển. Họ dựa vào bờ kè để chặn nước hồ chứa. Những cư dân này đã được cho là phải di dời. Để giảm bớt số lượng và chi phí của những người phải di dời khỏi Hồ chứa Tam Hiệp, nhà cầm quyền cho phép họ ở lại. Do đó, “nếu có thể, hãy di dời nhanh nhất có thể.”

 

 

 

Sophia Lam & Mary Hong  _  Nguyễn Lê


BM

Câu chuyện COVID-19 rò rỉ từ phòng thí nghiệm
Tổng thống Haiti bị ám sát
Bạn sẽ mất 'phom' sau khi bỏ tập tành bao lâu?
Đi bộ đường dài _ cơ thể khỏe khoắn, tinh thần sảng khoái
Fauci lòi mặt gian _ Harris bị nhục ở Guatemala!
Tôi có thể làm gì cho anh không?
Những điều bạn cần biết về chứng viêm
Vì tham tiền tài mà hại chết mạng người
Đối diện với nỗi mất mát người thân
Tại sao Trung cộng càng nỗ lực cải cách càng thất bại?
Hoạt động thu hoạch tạng ‘công nghiệp hóa’ ở Trung cộng
Lạm phát là cái đinh đóng nắp cỗ quan tài của các kế hoạch chi tiêu của Biden
Trung cộng so tay đôi với Hoa Kỳ
Lòng ái quốc và những nghĩa cử cao đẹp _ Niềm vui của cuộc sống
Những cách nói vô tình làm tổn thương người khác
Gian Lận Bầu Cử
Khi người già học được từ những người trẻ
Kiểu người nào tin vào hiện tượng tâm linh?
Bàn về tìm kiếm trí tuệ
Làm gì? _ Một mô hình kinh tế mới

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.