Tuesday, July 6, 2021

Tại sao Trung cộng càng nỗ lực cải cách càng thất bại?

 BM

Trong suốt 100 năm tồn tại, Trung cộng bằng mọi giá muốn chứng minh tính hợp pháp của mình, trong đó có tuyên truyền những “chiến công” trong cải cách kinh tế đất nước. Tuy nhiên, trong những năm gần đây, các học giả quốc tế phát hiện ra rằng, mọi cuộc cải cách kinh tế của Trung cộng đều gây ra những cuộc khủng hoảng mới và kinh tế tiếp tục trượt dốc.

 

Chuyên gia: Cải cách đi đôi với thất bại, thời khắc sụp đổ kinh tế đang cận kề

 

Ông Daniel Rosen, đồng sáng lập công ty nghiên cứu Rhodium Group, đã đăng tải một bài viết vào mấy ngày trước nói rằng, cái giá phải trả cho cuộc cải cách thất bại của Trung cộng là đẩy kinh tế Trung cộng vào kết cục sụp đổ.

 

Daniel Rosen là trợ giảng sư tại Đại học Columbia, Hoa Kỳ, ông làm việc cho chính phủ Hoa Kỳ từ năm 2000 đến năm 2001 và đóng vai trò quan trọng trong việc giúp Trung cộng gia nhập WTO.

 

Ông Daniel Rosen không đồng thuận với những người tin rằng Trung cộng chưa bao giờ có ý định cải cách mà chỉ giả vờ ước ao về tự do hóa. Trong bài viết của mình, ông đã nói rằng, Trung cộng đã tổ chức nhiều cuộc cải cách nhưng mỗi lần cải cách đều thất bại.


BM

Nền kinh tế Trung cộng: nhà nước đi lên, nhân dân trượt dốc. Bức ảnh công nhân nhà máy Thâm Quyến đang lắp ráp linh kiện điện tử.

 

Kể từ năm 1978-2015, kể từ khi cộng đồng quốc tế “tiếp cận” Trung cộng, giúp kinh tế phát triển hết sức “thuận buồm xuôi gió”, nhưng nay nó lại trở thành “giông bão” đối với Trung cộng. Hiện nay, Trung cộng đang đối mặt với những thảm họa kinh tế và không còn nhiều thời gian để nó tiếp tục thực hiện cải cách.

 

Bài viết đã nêu ra những sự thật khác một trời một vực với những tuyên truyền của Trung cộng. Những cải cách của Trung cộng từ năm 1978, gồm tự do hoá giá cả, đóng cửa các xí nghiệp quốc doanh và chào đón các công ty nước ngoài, v.v thực ra chỉ là “mở đường cho bọn quan liêu”. Trung cộng không hề mở rộng phát triển thị trường, mà chỉ là bắt thị trường phải tự lực cánh sinh trong vũng bùn các kế hoạch chỉ đạo của chính phủ.

 

Vậy kết quả của những cải cách do chính Trung cộng thực hiện là gì?


BM


Trong bài viết của mình, ông Daniel Rosen đã liệt kê những cải cách của Trung cộng trong lĩnh vực đầu tư, thuế, ngân hàng trong những năm gần đây và đưa ra kết luận – “tiến bộ đi đôi với thụt lùi”. Ông tin rằng mục đích ông Tập Cận Bình cải cách kinh tế là để củng cố quyền kiểm soát trung ương, những cuộc khủng hoảng phát sinh sau mỗi lần cải cách thất bại khiến thời khắc kinh tế bị sụp đổ ngày càng đến gần.

 

Cải cách ngân hàng: Tài chính là nền tảng của kinh tế, đặc biệt là đối với nền kinh tế dựa vào chính phủ cho vay như Trung cộng. Do đó, tài chính cũng là một trong những lĩnh vực mà chính quyền Tập Cận Bình muốn phát triển nhất.

 

Ông Tập nhậm chức trong bối cảnh phe cánh Giang Trạch Dân đã “đục khoét” quốc khố, mượn quyền lũng loạn kinh tế, tham nhũng nặng nề trong nhiều năm. Điều đó đã khiến ngân quỹ thiếu hụt, lợi ích biên giảm, kinh tế tăng trưởng yếu, rủi ro nợ trong nhiều lĩnh vực gia tăng…


Sau khi Tập Cận Bình lên nắm quyền vào năm 2012, ông đã cố gắng đột phá trong lĩnh vực tài chính và ngăn cản cuộc khủng hoảng kinh tế có thể xảy ra bất cứ lúc nào ở Trung cộng. Tuy nhiên, ông đã thất bại ngay ở bước đầu tiên, điều này dẫn đến tình trạng “thâm hụt tiền bạc” vào năm 2013.

 

Trong nửa đầu năm 2013, trước áp lực kinh tế đi xuống và rủi ro khủng hoảng tài chính, chính quyền ông Tập đã quyết định thực hiện chính sách hạn chế tiền tệ nhằm kìm hãm thị trường tín dụng đang phát triển nhanh chóng ở Trung cộng. Vào ngày 17 và ngày 18/6/2013, Ngân hàng Trung ương liên tục huy động các tổ chức tài chính xóa nợ (giảm nợ), tuyên bố “mong muốn quản lý thanh khoản lơi lỏng và linh động”.

 

Vào ngày 19/6, Quốc vụ viện đã tuyên bố rõ ràng rằng, Trung cộng kiên quyết tuân thủ chính sách tiền tệ thận trọng, nhấn mạnh ngân hàng thương mại phải “xóa nợ”. Hành động này được coi là làm nổ tung vòng “thâm hụt tiền bạc”.


BM


Vào ngày 20/6, lãi suất mua lại qua đêm của ngân hàng đã tăng lên mức cao kỷ lục 30% và lãi suất mua lại trong 7 ngày đạt tối đa 28%. Hai mức lãi suất này đại biểu cho chi phí tài chính và thường nhỏ hơn 3%. Sau đó, cuộc khủng hoảng ngành tài chính tiếp tục gia tăng, thanh khoản đạt mức báo động, thị trường chứng khoán cũng lao dốc.

 

Trước sức ép của khủng hoảng thanh khoản, Trung cộng đã thỏa hiệp và tăng cung tiền ra thị trường, nhưng vẫn không từ bỏ chính sách tiền tệ thận trọng của mình.

 

Tình trạng giằng co, nới lỏng và thắt chặt tiền tệ tiếp tục diễn ra cho đến trước đại dịch SARS, và “thâm hụt tiền tệ” đã trở thành tai nạn mới của nền kinh tế Trung cộng.

 

Động thái lớn thứ hai của ông Tập nhằm cải cách ngành ngân hàng đó là “tự do hoá lãi suất”. Đây là một bước quan trọng trong việc củng cố cơ chế thị trường và mở cửa cạnh tranh. Tuy nhiên, nỗ lực này đã không thực sự thành công ngay từ bước đầu.

 

Vào tháng 10/2015, Ngân hàng Trung ương đã ban hành các biện pháp kiểm soát hành chính đối với lãi suất tiền gửi. Tuy nhiên, nó còn thiết lập thêm cái gọi là “cơ chế tự điều chỉnh lãi suất”, do đó, lãi suất ngân hàng trên danh nghĩa là được tự do hóa, nhưng thực tế thì không có nhiều thay đổi.

 

Mục đích cải cách ngân hàng của Trung cộng là tối ưu hóa việc phân bổ các nguồn lực tài chính. Nói trắng ra là hạn chế dòng tiền đầu tư vào bất động sản và hệ thống tài chính, từ đó giảm nguy cơ lạm phát và bong bóng tài chính.

 

Nhưng thực tế là cả việc thắt chặt tín dụng hay tự do hóa lãi suất đều không thành công trong việc thoát khỏi “cạm bẫy tiền ảo”. Ngược lại, những sai sót của Trung cộng như hỗ trợ cho các doanh nghiệp nhà nước, dùng quyền trục lợi bất chính khiến các quỹ tín dụng bị thắt chặt hơn nữa. Các khoản vay chủ yếu đến từ các doanh nghiệp nhà nước, các nền tảng tài chính của chính quyền địa phương, những tổ chức trung gian “rửa tiền” dưới sự hậu thuẫn của chính trị. Nhờ đó, nhiều doanh nghiệp nhà nước chỉ cần nhấc nhẹ tay đã kiếm được lợi nhuận khổng lồ thông qua các khoản vay ủy thác.

 

Kết quả cuối cùng của cải cách ngân hàng là chính sách tiền tệ thận trọng của chính phủ đã trở thành thòng lọng thắt cổ các doanh nghiệp tư nhân.


BM


Cải cách “phúc lợi tài chính ” do chính quyền Tập đề xuất tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Trung cộng khóa 18 năm 2013 cũng là ví dụ điển hình cho thấy Trung cộng đã thất bại trong việc cải cách kinh tế và càng cải cách càng hỗn loạn.

 

Mục đích ban đầu của “phúc lợi tài chính” là giúp những người bình thường, các doanh nghiệp nhỏ và siêu nhỏ, chẳng hạn như những người không thể hưởng lợi từ các dịch vụ ngân hàng truyền thống, có được các khoản vay.

 

Tuy nhiên, chính quyền ông Tập lại không cho phép ngành tài chính chuyển trọng tâm cho vay sang người dân và doanh nghiệp tư nhân. Thay vào đó, nó đã khai sinh ra mạng lưới tài chính P2P, kéo theo hàng loạt những tệ nạn khác, gây thiệt hại lớn cho hàng triệu các hộ gia đình Trung cộng.

 

Trung cộng đã buộc xóa P2P về 0 vào năm ngoái, nhưng không tiết lộ liệu họ có trả 800 tỷ NDT cho các khoản nợ P2P khó đòi hay không.

 

Cải cách tài khóa và thuế vụ: Đất đai bị mua lại hay bị cưỡng chế?


BM


Thuế là “nguồn thu” của Trung cộng và đảm bảo cho sự tồn tại của nó. Suốt 40 năm qua, Trung cộng đã thực hiện hai lần cải cách lớn đối với hệ thống thuế vụ.

 

Lần đầu tiên là khi Đặng Tiểu Bình lên nắm quyền. Năm 1994, Đặng Tiểu Bình bắt đầu tiến hành cải cách chế độ thuế vụ để bù đắp những hao hụt tiền bạc từ những năm 1980.

 

Chế độ thuế vụ ban đầu khiến chính quyền Trung cộng hoàn toàn mất cân bằng thu chi, buộc họ phải tìm thêm nguồn thu nhập, mà nguồn chính đến từ “tài chính đất đai”. Việc thương mại hoá nhà ở do Giang Trạch Dân đề cử trong thời gian ông này nắm quyền được coi là chất xúc tác cho tài chính đất đai.

 

“Tài chính đất đai” giúp Trung cộng thu nhận được lợi nhuận từ việc chuyển nhượng quyền sử dụng đất, bao gồm thu nhập từ phí chuyển nhượng đất, các loại thuế, phí liên quan đến đất đai và giao dịch bất động sản, và thu nhập từ nợ thế chấp đất đai.

 

Lần cải cách thuế vụ lớn thứ hai được chính quyền Tập Cận Bình khởi động vào năm 2014.


BM


Vào tháng 7/2014, Ông Lâu Kế Vĩ, khi đó là Bộ trưởng Bộ Tài chính Trung cộng, đã tiết lộ mục tiêu và nội dung của cải cách thuế vụ trong một thông báo chính thức.

 

Trong thông báo, ông Lâu nêu rõ mục tiêu là hoàn thành cơ bản các nhiệm vụ trọng tâm của công cuộc cải cách trong năm 2016, chủ yếu là kiểm soát thu chi và nợ của chính quyền địa phương; về cơ bản thiết lập hệ thống thuế vụ hiện đại cho năm 2020.

 

Tuy nhiên, trong năm 2016, Trung cộng lại không hề đề cập đến nhiệm vụ trọng tâm của cải cách thuế vụ đáng lẽ phải hoàn thành.

 

Trên thực tế, vào năm 2020, khi Trung cộng dự kiến thiết lập một hệ thống thuế vụ hiện đại, Lâu Kế Vĩ khi đó đã từ chức, đã biết một báo cáo nói rằng tình hình thuế vụ của Trung cộng đang cực kỳ nghiêm trọng. “Khoảng một phần tư nguồn thuế của tỉnh là để “trả nợ gốc và lãi vay”, “Khó khăn về tài chính không chỉ là vấn đề ngắn hạn, mới mẻ, về trung hạn cũng vô cùng khó khăn.”

 

Tuyên bố của cựu Bộ trưởng Tài chính Lâu Vĩ Kế gần như công khai thừa nhận sự thất bại trong các cải cách thuế vụ của Trung cộng. Nhưng điều này không có nghĩa là chính quyền ông Tập đã không cố gắng.

 

Vào tháng 6/2018, Cục thuế quốc gia và Cục thuế địa phương của tất cả các tỉnh và thành phố trực thuộc Đảng Cộng sản Trung cộng đã hợp nhất để thực hiện thống nhất quản lý và thu thuế. Vào tháng 6/2021, Quốc vụ viện Trung cộng đã ra thông báo “chuyển tất cả các khoản thu ngoài thuế của chính phủ như thu nhập từ chuyển nhượng quyền sử dụng đất thuộc sở hữu nhà nước cho cục thuế, cục thuế có trách nhiệm đi trưng thu.”

 

Một số người làm tài chính cho biết, việc cải cách thu, quản lý thuế và phí chuyển nhượng đất đai không làm thay đổi phân bổ thu nhập giữa chính quyền trung ương và địa phương trong thời điểm hiện tại.

 

Đến nay, Ủy ban Trung ương vẫn chưa đưa ra bất kỳ giải thích nào về việc này.

 

Tuy nhiên ngoại giới đều tin rằng đây là thử nghiệm mới nhất của chính quyền Tập Cận Bình nhằm chấm dứt tài chính đất đai và thu hồi quyền sở hữu tài sản của địa phương.

 

Bình luận viên về vấn đề thời sự Lý Lâm Nhất đã nghiên cứu những điều thâm sâu trong chính sách của Tập Cận Bình, “tương tự như cải cách tài chính, chính quyền ông Tập nhúng tay cải cách thuế, khiến sự việc càng đổ bể hơn nữa.”

 

Trong những năm gần đây, Trung cộng điều tiết giá nhà đất, khuyến khích không đầu cơ vào nhà ở và thảo luận về những bất cập của tài chính đất đai, bao gồm cả việc thổi phồng bong bóng nhà đất, dẫn đến sự nền kinh tế thực “rỗng tuếch”, tăng nguy cơ nợ địa phương, và giá nhà đất cao kìm hãm tiêu dùng, ảnh hưởng đến ổn định an sinh, v.v.

 

Nhưng ngay cả trong thời gian đại dịch bùng phát, giá bất động sản của Trung cộng vẫn tăng. Tài chính đất đai cũng tăng lên. Năm 2020, doanh thu của chính phủ từ bán đất chiếm 84% tổng thu ngân sách địa phương, trong 4 tháng đầu năm nay, con số này đã tăng 35% so với cùng kỳ năm ngoái và doanh thu từ bán đất tiếp tục lập kỷ lục mới.

 

Ông Lý Lâm Nhất tin rằng, những dữ kiện này cho thấy rằng cho dù hệ thống tài chính và thuế có thay đổi như thế nào đi chăng nữa, thì nguồn thu từ tài chính đất đai của Trung cộng sẽ chỉ tăng chứ không giảm, bởi vì “mục đích sâu xa của tài chính đất đai thực sự là để duy trì chế độ của Trung cộng, bao gồm cả phát triển cơ sở hạ tầng, kích thích nền kinh tế và tìm kiếm cái gọi là cơ sở pháp lý cho chế độ của nó.”

 

“Có thể là Tập Cận Bình cần huy động tài chính đất đai để duy trì sự ổn định, thế nên sẽ không có khả năng từ bỏ cải cách mà chỉ củng cố thêm nó, chẳng hạn như mở ra các nguồn tài chính và thuế mới, bao gồm cả thuế bất động sản mà đang được thảo luận sôi nổi trong cộng đồng Trung cộng.”

 

Cải cách thị trường chứng khoán: “Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán” đã trở thành điều thường thấy


BM


Đối mặt với rủi ro nợ hệ thống đan xen giữa các ngân hàng, chính quyền địa phương và các khu vực doanh nghiệp, chính quyền Tập cũng đã xem xét mở cửa thị trường chứng khoán, cố gắng giảm rủi ro nợ bằng cách tăng tỷ trọng tài trợ trực tiếp.

 

Tài trợ thông qua các tổ chức tài chính được gọi là tài trợ gián tiếp. Tài trợ vốn cổ phần không thông qua các tổ chức tài chính gọi là tài trợ trực tiếp. Tài trợ trực tiếp chiếm tỷ trọng cao trong cơ cấu tài chính và được coi là có lợi cho sự ổn định của hệ thống tài chính. Trong những năm qua, tỷ lệ tài trợ trực tiếp ở các nước phát triển phương Tây nói chung cao gấp đôi so với Trung cộng.

 

Vào ngày 30/11/2013, Ủy ban điều tiết chứng khoán Trung cộng đã ban hành “Ý kiến về việc thúc đẩy hơn nữa việc cải cách hệ thống phát hành cổ phiếu mới”, thông báo rằng IPO sẽ được khởi động lại vào tháng 1/2014 và tiếp tục cải cách hệ thống đăng ký phát hành cổ phiếu.

 

Được kích thích bởi chính sách mới, thị trường chứng khoán Trung cộng đã phát hành hơn 100 cổ phiếu mới vào năm 2014 và hơn 600 công ty xếp hàng để niêm yết cổ phiếu, tạo thành cái gọi là “bùng nổ” cổ phiếu A (còn được gọi là cổ phiếu trong nước, chỉ được niêm yết bằng NDT). Đồng thời, Trung cộng đã sử dụng các cỗ máy tuyên truyền để thúc đẩy thị trường tăng giá và khuyến khích mọi người mua cổ phiếu.

 

Dưới sự thúc đẩy đó, cổ phiếu A trở thành “một con bò điên”. Năm 2014, Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng 53% và Chỉ số thành phần Thâm Quyến tăng 34%. Trong 5 tháng rưỡi đầu năm 2015, Chỉ số tổng hợp Thượng Hải tăng 60%, trong khi Chỉ số thành phần Thâm Quyến tăng 122%.

 

Chỉ đến lúc này, ông Tập mới nhận ra những rủi ro to lớn ẩn sau sự điên cuồng của thị trường chứng khoán và bắt đầu hạn chế vay tiền mua cổ phiếu trên thị trường chứng khoán. Bong bóng chứng khoán lập tức vỡ tung. Vào tháng 6/2015, thị trường cổ phiếu A sụt giảm nghiêm trọng. Giá trị thị trường giảm 1/3 trong vòng một tháng, và sau đó nó tiếp tục giảm xuống dưới mức lợi nhuận.

 

Mặc dù chính quyền ông Tập đã điều động quỹ từ “đội quốc gia” để giải cứu thị trường và liên tục sửa chữa hệ thống thị trường chứng khoán, nhưng không tài nào hồi phục lại thị trường chứng khoán Trung cộng. Trong những năm tiếp theo, những đợt suy giảm thị trường chứng khoán ở mức hai con số liên tục xảy ra. Cho đến ngày nay, thị trường cổ phiếu A vẫn thấp hơn 25% so với mức cao nhất năm 2015.

 

Cải cách theo định hướng thị trường: Nhà nước lên và người dân lao dốc


BM


Năm 2013, tại Phiên họp toàn thể lần thứ ba của Ban Chấp hành Trung ương Trung cộng khóa 18, Tập Cận Bình tuyên bố rằng “chúng ta phải tập trung vào việc làm cho thị trường đóng một vai trò quyết định trong việc phân bổ nguồn lực và cải cách hệ thống kinh tế sâu sắc hơn nữa”.

 

Những cải cách mà ông Tập đã thực hiện trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán, tài khóa và thuế khi mới nắm quyền dường như là một nỗ lực để thực hiện lời hứa thị trường hóa. Tuy nhiên, sau nhiều lần cải cách thất bại, các nhà chức trách đã lựa chọn một con đường đi ngược lại với thị trường hoá, tức là ngăn chặn tự do hoá thị trường, mà mọi thứ trên thị trường phải tuân theo lãnh đạo của Đảng.

 

Việc cải cách các doanh nghiệp nhà nước do Tập Cận Bình thúc đẩy đã trở thành mục tiêu trọng tâm cho các cuộc cải cách của Trung cộng.

 

Vào tháng 9/2015, dưới sự giám sát của ông Tập Cận Bình, Trung cộng đã phát hành “Ý kiến chỉ đạo về việc làm sâu sắc thêm cải cách doanh nghiệp nhà nước”. Cùng thời gian đó, Quốc vụ viện và các phương tiện truyền thông của Đảng đã nhiều lần tạo đà cho cải cách các doanh nghiệp nhà nước, “phản đối tư nhân hóa” và thúc đẩy mạnh mẽ cái gọi là cải cách “sở hữu hỗn hợp”.

 

Cải cách “sở hữu hỗn hợp” đối với các doanh nghiệp nhà nước của Trung cộng, được nhiều nhà kinh tế gọi là “liên doanh nhà nước – tư nhân kiểu mới”. Tuy nhiên, bản thân ông Tập đã nhiều lần bác bỏ cáo buộc này.

 

Gần như cùng lúc đó, Trung cộng đã tung ra “đội quốc gia” của mình để giải cứu thị trường trong đợt sụp đổ thị trường chứng khoán năm 2015, và nó cũng phát tín hiệu lấy tài sản nhà nước để thu mua các doanh nghiệp tư nhân.


BM


Trong những năm tiếp theo, thị trường chứng khoán của Trung cộng thường xuyên xảy ra sự cố và Trung cộng thắt chặt IPO (việc chào bán chứng khoán lần đầu tiên ra công chúng), thay đổi chính sách tín dụng ngân hàng. Điều này làm cho tính thanh khoản của các doanh nghiệp tư nhân trở nên tồi tệ hơn và giá trị cổ phần trên thị trường cổ phiếu A rơi vào nguy khốn.

 

Chiến dịch “Tài sản quốc doanh hỗ trợ cho các doanh nghiệp tư nhân” do Trung cộng phát động không những không cứu được thị trường chứng khoán, mà còn “nuốt chửng” nhiều doanh nghiệp tư nhân. Thống kê của WIND cho thấy, trong giai đoạn 2017-2018, hơn một nửa số công ty có thuộc tính cổ phần A đã thay đổi từ doanh nghiệp tư nhân sang doanh nghiệp nhà nước. Trong số các doanh nghiệp niêm yết có tầm ảnh hưởng trên sàn chứng khoán trong năm 2019, doanh nghiệp nhà nước tiếp tục chiếm ưu thế.

 

Thống kê từ iFinD cho thấy, trong năm 2020, các công ty niêm yết thuộc sở hữu nhà nước đã tham gia vào 655 thương vụ mua bán và sáp nhập A-share, chiếm gần một nửa tổng số các vụ mua bán – sáp nhập.

 

Trên thực tế, vào năm 2016, ông Tập Cận Bình đã dùng lại câu nói nổi tiếng của Mao Trạch Đông nửa thế kỷ trước – “Đảng, chính phủ, quân đội, nhân dân, học sinh, đông, tây, nam, bắc, Đảng lãnh đạo mọi thứ.”

 

Kể từ đó, những cải cách kinh tế do chính quyền ông Tập thực hiện dường như không còn quan tâm đến những dấu hiệu của “thị trường hóa”, mà thay vào đó là tập trung vào vai trò lãnh đạo của Đảng.

 

Năm 2018, “nền kinh tế tư nhân rời bỏ lý thuyết thị trường” đã làm dấy lên các cuộc thảo luận sôi nổi trên Internet Trung cộng và khiến cộng đồng doanh nghiệp Trung cộng rơi vào hoảng loạn. Vào ngày 1/11 cùng năm, ông Tập Cận Bình tổ chức một hội nghị chuyên đề về doanh nghiệp tư nhân, để “bác bỏ tin đồn” và nói rằng “doanh nghiệp tư nhân và doanh nhân tư nhân đều là người của chúng ta.”

 

Tuy nhiên, những lời nói của ông Tập không thể trấn an các doanh nhân Trung cộng, bởi những hành động mà Đảng này thực hiện đã khiến các “người của chúng ta” ăn không ngon ngủ không yên.

 

Ngoài sự phát triển vượt bậc của nền kinh tế công của nhà nước và việc sáp nhập các doanh nghiệp tư nhân bằng tài sản nhà nước, ngày càng có nhiều dấu hiệu cho thấy những cải cách của ông Tập đang đảo ngược thị trường.

 

Trung cộng đã đàn áp người giàu nhất Trung cộng Jack Ma, Ali và Ant Group vào năm ngoái. Sự kiện này không chỉ làm giảm niềm tin của các nhà đầu tư trong và ngoài nước mà còn đánh thẳng vào các doanh nghiệp tư nhân Trung cộng, đặc biệt là ngành công nghệ cao. Một doanh nhân giấu tên nói: “Sự cố Jack Ma cho thấy không ai an toàn”.

 

Danh sách 1.95 triệu đảng viên ở Thượng Hải từng gây xôn xao quốc tế hồi tháng 8 vừa qua, khiến thế giới trở nên lo lắng vì ngoài các doanh nhân Trung cộng phải lo lắng ra, các công ty và chính phủ nước ngoài cũng cần đề cao cảnh giác.

 

Vào đầu năm 2016, một danh sách tên của nhiều công ty nước ngoài nổi tiếng, các trường đại học nước ngoài, đại sứ quán và lãnh sự quán đã bị các đảng viên Trung cộng xâm nhập và thậm chí thành lập cả chi bộ đảng trong đó. Các phương tiện truyền thông của Trung cộng cũng đã báo cáo rằng tính đến năm 2016, hơn 70% các công ty nước ngoài của Trung cộng đã thành lập chi bộ đảng.

 

Ông Lý Lâm Nhất kết luận, “Trong những năm gần đây, chính quyền Tập Cận Bình sau nhiều lần liên tục cải cách thất bại, đã không ngừng kêu gọi ngừng các chính sách ngắn hạn. Họ thực ra là đang thay phe cánh của cựu chủ tịch Giang Trạch Dân trả giá cho các chính sách kinh tế trung và dài hạn.”


BM


Ông trích dẫn ví dụ, rằng những cải cách thất bại của ông Tập trong lĩnh vực ngân hàng, thị trường chứng khoán và bất động sản chính là đang cố gắng giải quyết những hậu quả tồi tệ do các chính sách kinh tế của ông Giang như phát hành tiền trên thị trường chứng khoán, công nghiệp hóa nhà ở v.v. “Gần đây, Trung cộng đã bắt đầu làm trong sạch ngành giáo dục và đào tạo, và nó cũng đang cố gắng giải quyết các vấn đề trong chính sách công nghiệp hóa giáo dục của Giang.”

 

“Công nghiệp hóa nhà ở, giáo dục và chăm sóc y tế của Giang Trạch Dân đã làm trầm trọng thêm sự cách biệt giàu nghèo của Trung cộng. Để duy trì sự ổn định, Tập Cận Bình đã cố gắng chấm dứt những chính sách trung và dài hạn này trong những năm gần đây”, Lý Lâm Nhất nói thêm, “Nhưng dưới hệ thống Cộng sản, nếu không thể giải quyết cái cũ, nó sẽ mang đến một cuộc khủng hoảng mới.”

 

 

 

Diệp Tử Minh & Long Đằng  _  Minh Phương

***

Tàu cộng sẽ sụp đổ nhanh hơn Liên Xô

BM
Nhiều lần đã nhận định Tàu cộng sẽ sụp đổ nhanh hơn Liên Xô bởi hàng loạt căn bịnh tiềm tàng trong cơ thể của nó sẽ bị phát tác mạnh mẽ khi ông Trump thọc kim vào chích. Làn sóng thất nghiệp của Tàu cộng sẽ liên tục tăng lên mức triệu người với 3 chữ số, Vành đai Con đường - di sản của Tập Cận Bình sẽ chết non do thiếu vốn, giới giàu có sẽ tìm cách tẩu tán tài sản và đào thoát khỏi Tàu cộng,... là những mầm bịnh giết chết Tàu cộng.

BM
Hoạt động thu hoạch tạng ‘công nghiệp hóa’ ở Trung cộng
Lạm phát là cái đinh đóng nắp cỗ quan tài của các kế hoạch chi tiêu của Biden
Trung cộng so tay đôi với Hoa Kỳ
Lòng ái quốc và những nghĩa cử cao đẹp _ Niềm vui của cuộc sống
Những cách nói vô tình làm tổn thương người khác
Gian Lận Bầu Cử
Khi người già học được từ những người trẻ
Kiểu người nào tin vào hiện tượng tâm linh?
Bàn về tìm kiếm trí tuệ
Làm gì? _ Một mô hình kinh tế mới
Đảng Dân Chủ đang vận hành một ‘chiến dịch thông tin sai lệch’
Trung cộng đã thâm nhập nước Pháp như thế nào?
Nước Mỹ chết bởi Việt Nam
Giá xăng tăng lên mức cao nhất trong vòng 7 năm
Nói dối không chớp mắt
Trung cộng núp bóng mặt trận tuyên truyền toàn cầu để tẩy não phương Tây
Vì thế ... bữa ăn bị dừng lại....
Lái ô tô đi tán Gái
Tại sao việc nhỏ trở thành phiền toái lớn?
Chuyển đổi giới tính đang hủy hoại thế hệ trẻ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.