Pages

Tuesday, August 29, 2023

Cần đầu tư nhiều hơn vào sản xuất dầu khí

 image

Theo một báo cáo của ExxonMobil, bất chấp nỗ lực cắt giảm carbon, dầu mỏ và khí đốt sẽ tiếp tục là một phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của thế giới trong nhiều thập niên tới. Báo cáo cảnh báo rằng cần phải đầu tư rất nhiều để bù đắp tỷ lệ sản xuất đang suy giảm, nếu không con người sẽ sống ngắn hơn, cuộc sống ít trọn vẹn hơn.


“Tiếp cận năng lượng đáng tin cậy và giá cả phải chăng là cốt lõi của mọi thước đo quan trọng về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người,” các nhà nghiên cứu viết trong ấn bản mới nhất của báo cáo Triển vọng Toàn cầu của ExxonMobil. Báo cáo này xem xét sự phát triển kinh tế cùng nguồn cung và cầu năng lượng trong 30 năm tới hoặc trong nhiều năm.


BM


Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu nói rằng họ kỳ vọng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, cung cấp cho hơn một nửa (54%) nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2050.


Điều này sẽ xảy ra bất chấp sự gia tăng chưa từng có về các giải pháp phát thải thấp hơn như quang năng và phong năng, mà dự kiến sẽ cung cấp 11% nguồn cung năng lượng của thế giới vào năm 2050, gấp 5 lần so với tỷ lệ hiện nay.


“Lợi ích của dầu mỏ và khí đốt tự nhiên trong việc đáp ứng nhu cầu của thế giới vẫn không có gì bằng,” bản tóm tắt tổng quan của báo cáo viết. “Chúng giàu năng lượng, dễ vận chuyển, sẵn có, và giá cả phải chăng và đóng vai trò là những nguyên liệu thô thiết yếu cho nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay.”


BM


Chính phủ Tổng thống (TT) Biden và những người khác đã kiên quyết đưa nhiên liệu hóa thạch vào tầm ngắm của họ, nhưng báo cáo này của ExxonMobil đưa ra quan điểm đối lập với câu chuyện chống biến đổi khí hậu bằng mọi giá có vẻ cung cấp nhiều thông tin cho việc hoạch định chính sách năng lượng hiện tại.


BM


Vấn đề này được đặt lên hàng đầu một cách kịch tính trong cuộc tranh luận sơ bộ gần đây của Đảng Cộng Hòa, với việc ứng cử viên tổng thống Vivek Ramaswamy đưa ra một quan điểm đối lập đáng nhớ.


Ông nói: “Tôi là ứng cử viên duy nhất trên sân khấu không bị mua chuộc và được trả tiền, vì vậy tôi có thể nói điều này: nghị trình về biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp.”

Ông nói thêm: “Thực tế là nhiều người đang héo mòn vì các chính sách tồi tệ về biến đổi khí hậu hơn là vì biến đổi khí hậu thực sự.”


Những thay đổi lớn về cơ cấu năng lượng


BM


Thay đổi lớn nhất trong cơ cấu năng lượng năm 2050 so với hiện nay là sự gia tăng đáng kể về phong năng và quang năng, cùng với việc giảm phần lớn việc sử dụng than.


Báo cáo cho biết, “Than đá sẽ ngày càng bị thay thế bởi các nguồn sản xuất điện có lượng phát thải thấp hơn không chỉ năng lượng tái tạo mà còn cả khí đốt tự nhiên, vốn có cường độ carbon bằng khoảng một nửa của than đá,” đồng thời dự đoán mức sử dụng điện trên toàn cầu vào năm 2050 sẽ tăng ồ ạt tới mức 80%.


Theo báo cáo, mặc dù việc sử dụng dầu được dự đoán sẽ giảm nhiều trong giao thông cá nhân do sự phát triển của xe điện tiếp tục thay thế động cơ đốt trong, nhưng dầu sẽ vẫn cần thiết cho ngành công nghiệp và vận tải hạng nặng.


Vận tải biển, vận tải đường dài, và hàng không (tất cả đều củng cố hoạt động kinh tế và tăng trưởng) sẽ tiếp tục phụ thuộc nhiều vào dầu mỏ.


BM


“Nếu mọi chiếc xe hơi chở khách mới được bán ra trên thế giới vào năm 2035 đều là xe điện, thì nhu cầu về dầu vào năm 2050 vẫn sẽ là 85 triệu thùng mỗi ngày, tương đương với khoảng năm 2010,” báo cáo cho biết, đồng thời ước tính rằng việc sử dụng khí đốt tự nhiên sẽ tăng vọt trong vòng ba thập niên tới.


Báo cáo viết: “Việc sử dụng khí đốt tự nhiên được dự đoán sẽ tăng hơn 20% vào năm 2050 do nó là nguồn nhiên liệu đáng tin cậy và ít phát thải hơn để sản xuất điện, sản xuất hydro, và sưởi ấm cho cả quy trình công nghiệp lẫn các tòa nhà.”


Những nhà nghiên cứu này dự đoán rằng đến năm 2050, GDP bình quân đầu người sẽ tăng khoảng 85% trên toàn cầu, kéo theo nhu cầu năng lượng cao hơn.


Câu hỏi quan trọng là làm thế nào có thể đáp ứng được nhu cầu năng lượng ngày càng tăng đó.


Báo cáo nêu rõ: “Việc không đáp ứng được nhu cầu sẽ ngăn cản các quốc gia đang phát triển đạt được các mục tiêu kinh tế và người dân của họ không thể sống lâu hơn, và có cuộc sống trọn vẹn hơn.”


Một chuyên gia cũng đưa ra quan điểm tương tự là ông Bjorn Lomborg, Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Đồng thuận Copenhagen (Copenhagen Consensus) và là học giả thỉnh giảng tại Viện Hoover của Đại học Stanford.


BM


Ông Lomborg viết trong một bài bình luận gần đây trên tờ New York Post, rằng: “Để tránh xảy ra những trường hợp tử vong do thời tiết quá nóng và quá lạnh đòi hỏi phải tiếp cận được năng lượng với giá cả phải chăng.”


Ông nói tiếp: “Tại Hoa Kỳ, khí đốt giá rẻ từ thủy lực cắt phá đã cho phép hàng triệu người được sưởi ấm với ngân sách thấp, cứu mạng 12,500 người mỗi năm.”


“Chính sách khí hậu, điều chắc chắn khiến hầu hết năng lượng trở nên đắt đỏ hơn, lại đạt được kết quả ngược lại,” ông viết, khớp với nhận xét của ông Ramaswamy trong cuộc tranh luận của Đảng Cộng Hòa.


Nhiều người hơn, nhiều sự thịnh vượng hơn, nhiều nhu cầu hơn


BM

Các nhà phân tích dự đoán rằng dân số thế giới sẽ tăng khoảng 25% từ nay đến năm 2050, từ khoảng 7.8 tỷ hiện nay lên 9.7 tỷ chỉ sau chưa đầy ba thập niên.


Chỉ 3% mức tăng trưởng này được dự kiến là ở các nước phát triển như Hoa Kỳ, với hơn 25% ở khu vực Châu Á-Thái Bình Dương và khoảng 65% ở châu Phi và Trung Đông.


Cùng với sự gia tăng dân số, kinh tế dự kiến sẽ mở rộng đáng kể trên toàn thế giới. Từ nay đến năm 2050, các nước đang phát triển sẽ có GDP bình quân đầu người tăng hơn gấp đôi, trong khi tổng sản lượng kinh tế bình quân đầu người của thế giới sẽ tăng khoảng 85%, kéo theo nhu cầu về năng lượng.


Báo cáo nêu rõ: “Nhu cầu toàn cầu đạt khoảng 660 nghìn triệu triệu Btu vào năm 2050, tăng khoảng 15% so với năm 2021, phản ánh dân số gia tăng và sự thịnh vượng ngày càng tăng.”


Một câu hỏi quan trọng là làm thế nào đáp ứng nhu cầu năng lượng ngày càng tăng.


BM


Các tác giả của báo cáo cho biết quang năng và phong năng “có nhiều hứa hẹn,” đồng thời dự đoán rằng các nguồn năng lượng này sẽ được sử dụng gấp năm lần vào năm 2050. Các lựa chọn phát thải thấp hơn khác như hydro và hạt nhân, cũng được cho là đóng những vai trò quan trọng.


Báo cáo cho biết: “Khi các lựa chọn phát thải thấp hơn tăng lên, thì chúng tôi dự đoán lượng phát thải CO2 liên quan đến năng lượng của thế giới sẽ giảm 25% vào năm 2050”, đồng thời lưu ý rằng đây là một sự thay đổi lớn so với mức tăng phát thải 10% trong thập niên qua.


Đồng tình với các mục tiêu về khí hậu của Liên Hiệp Quốc là giữ cho sự nóng lên toàn cầu không vượt quá 2 độ C, báo cáo nói rằng “cần phải giảm nhiều hơn” để đạt được mục tiêu đó, mặc dù các tác giả thừa nhận rằng cho đến nay, sự tiến bộ trong việc giảm phát thải là “đáng kể.”


Gần đây, ExxonMobil thông báo rằng họ đang tăng đầu tư vào lượng phát thải thấp hơn khoảng 15% lên khoảng 17 tỷ USD cho đến hết năm 2027.


BM


Trong một tuyên bố hồi tháng 12/2022, ông Darren Woods, chủ tịch kiêm giám đốc điều hành của ExxonMobil, cho biết, “Chúng tôi đang tích cực nỗ lực giảm phát thải khí nhà kính từ các hoạt động của mình, và các kế hoạch giảm phát thải năm 2030 của chúng tôi đang đi đúng hướng để đạt được mức giảm 40-50% cường độ khí nhà kính ở thượng nguồn, so với các mức của năm 2016.”


Do dầu mỏ và khí đốt tự nhiên được dự đoán vẫn là một thành phần quan trọng trong cơ cấu năng lượng của thế giới cho đến hết năm 2050, bản báo cáo cho biết cần phải có khoản đầu tư “lớn” để bù đắp cho tỷ lệ sản xuất đang suy giảm.


Theo bản báo cáo, hiện nay, tỷ lệ suy giảm tự nhiên của sản lượng dầu hiện tại là khoảng 7% mỗi năm.


BM

Theo bản báo cáo, tuy mức giảm nhỏ hơn nhưng tỷ lệ suy giảm tự nhiên của khí đốt tự nhiên vẫn khá nhiều ở mức khoảng 5% mỗi năm. Báo cáo cũng kêu gọi đầu tư nhiều hơn vào sản xuất khí đốt.


“Tỷ lệ suy giảm này tạo ra nhu cầu lớn về đầu tư liên tục chỉ để duy trì các mức sản xuất năm 2021,” báo cáo cho biết, đồng thời cảnh báo rằng việc ngừng đầu tư vào dầu khí có thể đồng nghĩa với việc nguồn cung “thiếu hụt nghiêm trọng so với nhu cầu,” cả trong ngắn hạn và trong một khoảng thời gian dài hơn.


Tháng 12/2022, ExxonMobil cho biết trong năm 2023 họ sẽ đầu tư từ 23 tỷ đến 25 tỷ USD để giúp tăng nguồn cung nhằm đáp ứng nhu cầu toàn cầu, và tiếp tục đầu tư ở các mức tương tự mỗi năm cho đến hết năm 2027.


‘Hoảng loạn là một người cố vấn tồi tệ’


BM


Liên quan đến mối đe dọa của biến đổi khí hậu, ông Lomborg đã viết trong bài xã luận gần đây của mình rằng “sự nóng lên toàn cầu sẽ gây ra những tổn thất tương đương với một hoặc hai cuộc suy thoái trong phần còn lại của thế kỷ này.”


Ông nói rằng điều đó khiến việc này trở thành một “vấn đề thực sự nhưng không phải là một thảm họa ngày tận thế để biện minh cho những chính sách tốn kém nhất.”


Ông Lomborg lập luận rằng cách tiếp cận thông thường sẽ là sự thừa nhận việc cả chính sách biến đổi khí hậu và cắt giảm carbon đều phải trả giá.


Ông viết: “Chúng ta nên đàm phán cẩn thận về một con đường trung dung để hướng tới những cách tiếp cận hiệu quả nhằm giảm thiểu thiệt hại nhiều nhất với chi phí hợp lý.”


Ông Lomborg nói tiếp: “Để làm tốt hơn về khí hậu, thì chúng ta phải phản đối những tuyên bố sai lệch, đáng báo động về khí hậu.”


Ông nói thêm: “Sự hoảng loạn là một người cố vấn tồi tệ.”


Ngược lại, Tổng thư ký Liên Hiệp Quốc António Guterres gần đây đưa ra một thông điệp mà một số người cho rằng đã nhấn chiếc nút hoảng loạn về khí hậu. Ông Guterres nói rằng “kỷ nguyên nóng lên toàn cầu đã kết thúc” và “kỷ nguyên sục sôi toàn cầu đã đến.” Sử dụng những tính từ có chứa “sự khiếp sợ”, ông Guterres nói rằng các quốc gia thành viên Liên Hiệp Quốc “phải biến một năm nắng nóng thiêu đốt thành một năm đầy tham vọng cháy bỏng.”


Trong khi đó, một số nhóm năng lượng ở Hoa Kỳ bày tỏ lo ngại rằng, trong cuộc chiến chống lại sự nóng lên toàn cầu, chính phủ TT Biden sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu giống như COVID-19.


“Họ đang nghiêng về hướng đó,” Chủ tịch Hiệp hội Dầu khí Hoa Kỳ Tim Stewart nói với Just the News trong một bài báo đăng hôm 30/07. “Nếu quý vị thừa nhận các quyền lực về tình huống khẩn cấp của tổng thống để ban bố tình trạng khẩn cấp về khí hậu, thì điều này cũng giống như COVID.”


BM


Ông Stewart, người từng chỉ trích chính phủ TT Biden, cho biết, một tuyên bố khẩn cấp về khí hậu có thể trao cho vị tổng thống này “quyền hạn rộng lớn và không kiểm soát để đóng mọi thứ từ thông tin liên lạc đến cơ sở hạ tầng.”


Văn phòng báo chí Tòa Bạch Ốc đã không phúc đáp yêu cầu bình luận vào thời điểm công bố về việc liệu chính phủ này có đang chuẩn bị một tuyên bố như vậy hay không.


Tổng thống Joe Biden và các quan chức chính phủ khác nói rằng Hoa Kỳ và thế giới đang ở giữa một “cuộc khủng hoảng khí hậu” và đã sử dụng ngôn từ mô tả đó là một trường hợp khẩn cấp.


Tuy nhiên, cho đến nay, Tổng thống Biden vẫn chưa tuyên bố tình trạng khẩn cấp, mặc dù một số thành viên Đảng Dân Chủ và các nhóm môi trường đã thúc đẩy ý tưởng này.




Tom Ozimek  _  Cẩm An

***

Giá dầu mỏ tăng vọt

 BM

Giá dầu mỏ tăng vọt không chỉ là mối đe dọa nghiêm trọng đối với du khách, giá nhiên liệu cao điên cuồng gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến hoạt động kinh doanh, nền kinh tế. Giá dầu mỏ thậm chí còn thúc đẩy các cuộc chiến tranh.

https://baomai.blogspot.com/2022/06/gia-dau-mo-tang-vot.html


http://baomai.blogspot.com/

1 comment:

  1. Đây là một vấn đề mà chính sách của TT Biden vì muốn làm ngược lại với chính phủ trước - Trump -; đã làm giá Xăng tăng lên, gây khó khăn cho Dân Mỹ trong nhiều thành phần khi cần tiêu thụ xăng.
    Tổng thống Joe Biden và các quan chức chính phủ nói rằng Hoa Kỳ và thế giới đang ở giữa một “cuộc khủng hoảng khí hậu” và đã sử dụng ngôn từ mô tả đó là một trường hợp khẩn cấp.

    Chính phủ của Tổng thống Biden đã kiên quyết đưa nhiên liệu hóa thạch vào tầm ngắm của họ.

    Nhưng báo cáo của ExxonMobil, cảnh báo rằng cần phải đầu tư rất nhiều để bù đắp tỷ lệ sản xuất đang suy giảm, nếu không con người sẽ sống ngắn hơn, cuộc sống ít trọn vẹn hơn.

    “Tiếp cận năng lượng đáng tin cậy và giá cả phải chăng là cốt lõi của mọi thước đo quan trọng về sự phát triển và chất lượng cuộc sống của con người,”

    Trong báo cáo, các nhà nghiên cứu nói rằng họ kỳ vọng dầu mỏ và khí đốt tự nhiên sẽ tiếp tục đóng vai trò chủ đạo, cung cấp cho hơn một nửa (54%) nhu cầu năng lượng của thế giới vào năm 2050. vì chúng giàu năng lượng, dễ vận chuyển, sẵn có, và giá cả phải chăng và đóng vai trò là những nguyên liệu thô thiết yếu cho nhiều sản phẩm mà chúng ta sử dụng ngày nay.”

    Vấn đề này được đặt lên hàng đầu một cách kịch tính trong cuộc tranh luận sơ bộ gần đây của Đảng Cộng Hòa, với việc ứng cử viên tổng thống Vivek Ramaswamy đưa ra một quan điểm đối lập đáng nhớ.

    Ông nói: “Tôi là ứng cử viên duy nhất trên sân khấu không bị mua chuộc và được trả tiền, vì vậy tôi có thể nói điều này:

    nghị trình về biến đổi khí hậu là một trò lừa bịp.”

    Ông nói thêm: “Thực tế là nhiều người đang khổ sở vì các chính sách tồi tệ về biến đổi khí hậu hơn là vì biến đổi khí hậu thực sự.”

    Một chuyên gia cũng đưa ra quan điểm tương tự là ông Bjorn Lomborg, Chủ tịch của tổ chức nghiên cứu Đồng thuận Copenhagen (Copenhagen Consensus) và là học giả thỉnh giảng tại Viện Hoover của Đại học Stanford

    "Việc không đáp ứng được nhu cầu sẽ ngăn cản các quốc gia đang phát triển đạt được các mục tiêu kinh tế và người dân của họ không thể sống lâu hơn, và có cuộc sống trọn vẹn hơn.”

    Ông Lomborg viết trong một bài bình luận gần đây trên tờ New York Post, rằng: “Để tránh xảy ra những trường hợp tử vong do thời tiết quá nóng và quá lạnh đòi hỏi phải tiếp cận được năng lượng với giá cả phải chăng.”

    Ông nói tiếp: “Tại Hoa Kỳ, khí đốt giá rẻ từ thủy lực cắt phá đã cho phép hàng triệu người được sưởi ấm với ngân sách thấp, cứu mạng 12,500 người mỗi năm.”

    “Chính sách khí hậu, điều chắc chắn khiến hầu hết năng lượng trở nên đắt đỏ hơn, lại đạt được kết quả ngược lại,” ông viết, khớp với nhận xét của ông Ramaswamy trong cuộc tranh luận của Đảng Cộng Hòa.

    Tốt Xấu, Đúng Sai, đợi đến 2024, khi bầu TT. sẽ thấy Dân Mỹ nghĩ gì và quyết định ra sao?

    có phải "Nồi cơm là núm ruột của mọi người "?. Hay Đảng trên hết?
    Người Mỹ có thật sự nhìn thấy những khuyết điểm của chính phủ Biden trong vấn đề này không? hay vẫn vì Đảng như cộng sản :
    còn đảng còn ta, Kệ cha Nước Mỹ .
    Lưu-Vĩnh-Lữ

    ReplyDelete

Note: Only a member of this blog may post a comment.