Pages

Thursday, August 3, 2023

Thảm kịch ‘Đông Âu biến động, Liên Xô tan rã’ có thể xảy ra ở Trung cộng

 BM

Hôm 03/03/2023, trước thềm khai mạc kỳ họp thường niên của Đảng Cộng Sản Trung cộng, một cuộc triển lãm quảng cáo đã được tổ chức tại Phòng Triển lãm Lịch sử Đảng Cộng Sản Trung cộng ở Bắc Kinh.


Trong lễ kỷ niệm 102 năm thành lập Đảng Cộng Sản Trung cộng (ĐCS_TC) vào ngày 01/07, tạp chí đảng “Cầu Thị” (Qiushi) đã đăng bài diễn ngôn của lãnh đạo Tập Cận Bình, trong đó ông bày tỏ lo ngại rằng thảm kịch “Đông Âu biến động, Liên Xô tan rã” có thể lặp lại trong lá số của ĐCS_TC.


Tạp chí “Cầu Thị” của ĐCS_TC số ra ngày 30/06 đã đăng bài diễn ngôn của ông Tập trong buổi đào tạo thanh niên của Trường Đảng Trung ương năm ngoái (2022). Trong bài phát ngôn đó, ông Tập tuyên bố: “Nếu những cá nhân mà chúng ta đào tạo không còn duy trì các nguyên tắc của chủ nghĩa Marx và chủ nghĩa cộng sản, nếu họ không ủng hộ chủ nghĩa xã hội Trung cộng với những đặc trưng riêng, thì các bi kịch như cuộc chính biến từng được chứng kiến ở Đông Âu, sự sụp đổ của Liên Xô, có thể xảy ra!”


Ông Tập đã lo ngại rằng một ngày nào đó ĐCS_TC sẽ bị giải thể ở Trung cộng


BM


Trong một hội thảo học tập của Ban chấp hành Trung ương vào tháng 01/2013, ông Tập gọi sự tan rã của Liên Xô là “một bài học lịch sử.” Ông nói: “Một nguyên nhân quan trọng là cuộc tranh đấu rất khốc liệt trong hình thái ý thức đã diễn ra, bao gồm việc phủ định hoàn toàn lịch sử Liên Xô, phủ định lịch sử Đảng Cộng sản Liên Xô, phủ nhận các nhân vật như Lenin và Stalin, thúc đẩy chủ nghĩa hư vô, và cố ý làm rối loạn suy nghĩ của người dân. Điều này làm cho các tổ chức đảng ở toàn bộ các cấp hoạt động kém hiệu quả, đến mức ngay cả quân đội cũng không còn hoạt động dưới sự lãnh đạo của Đảng nữa. Kết cục là một tổ chức đảng lớn như Đảng Cộng sản Liên Xô phải tan tác như bầy ong vỡ tổ, dẫn đến một quốc gia chủ nghĩa xã hội lớn như Liên Xô cũng phải tan đàn xẻ nghé.”


Sau bài phát ngôn này, ĐCS_TC đã khởi xướng các hành động quyết định để xóa bỏ cái mà họ gọi là “chủ nghĩa hư vô.” Đến năm 2016, ĐCS_TC đã thông qua một nghị quyết để trừng phạt “những lời nói và hành động” xuyên tạc và bôi nhọ lịch sử Đảng, nhà nước, quân đội, chính sách, và ban lãnh đạo. Ngoài ra, vào năm 2018, ĐCS_TC đã ban hành “Luật bảo vệ Liệt sĩ,” trao cho ĐCS_TC quyền cấm bất kỳ phát ngôn nào mà họ cho là “thiếu tôn trọng” đối với các anh hùng cách mạng.


ĐCS_TC tăng cường kiểm soát kinh tế và xã hội


BM


Hồi tháng Năm năm nay, ông Tập đã nhấn mạnh tại một cuộc họp cấp lãnh đạo rằng Ủy ban Kinh tế và Tài chính Trung ương cần “tiếp tục đóng vai trò trong việc hoạch định các chính sách kinh tế quan trọng.” Ông Tập đặt mục tiêu tăng cường và hoàn thiện “sự lãnh đạo tập trung và thống nhất” của Đảng đối với các vấn đề kinh tế. Đáng chú ý là Ủy ban Kinh tế Tài chính Trung ương là cơ quan của Đảng, không phải cơ quan của chính quyền.


Hồi tháng Ba năm nay, ĐCS_TC đã tuyên bố thành lập Ủy ban Tài chính Trung ương, nhằm tăng cường sự giám sát của Đảng đối với ngành tài chính rộng lớn trị giá 60 nghìn tỷ USD. Ngoài ra, các kế hoạch đang được tiến hành để thành lập Ủy ban Khoa học và Công nghệ Trung ương nhằm tăng cường sự giám sát của Đảng đối với những tiến bộ về khoa học và công nghệ của đất nước.


BM


ĐCS_TC cũng đã tăng cường kiểm soát đối với các doanh nghiệp. Vào ngày 15/09/2020, Văn phòng Trung ương ĐCS_TC đã ban hành một thông tri có tựa đề “Ý kiến về việc Tăng cường Công tác Mặt trận Thống nhất của Doanh nghiệp Tư nhân trong Thời đại Mới.” Chỉ thị này đòi hỏi ban Mặt trận Thống nhất phải tăng cường gây ảnh hưởng về mặt tư tưởng cũng như sự hiện diện của ĐCS_TC trong các doanh nghiệp tư nhân. Điều đáng chú ý là tài liệu này kêu gọi ban Mặt trận Thống nhất “hướng dẫn” các doanh nghiệp tư nhân cải thiện cơ cấu quản trị doanh nghiệp và thiết lập cái gọi là “hệ thống doanh nghiệp hiện đại mang đặc sắc Trung cộng.”


Trong một bài diễn văn năm 2016 về “hệ thống doanh nghiệp nhà nước hiện đại mang đặc sắc Trung cộng,” ông Tập giải thích “đặc sắc Trung cộng” tức là kết hợp sự lãnh đạo của Đảng vào mọi khía cạnh của quản trị doanh nghiệp và làm rõ địa vị pháp lý của đảng này trong cấu trúc quản trị doanh nghiệp. Tiếp đó, vào năm 2018, các cơ quan quản lý của ĐCS_TC đã quy định rằng việc thành lập các chi bộ Đảng [phải] trở thành một yêu cầu đối với bất kỳ công ty nào niêm yết trên các sàn giao dịch chứng khoán trong nước.


Ông Diệp Thanh (Ye Qing), Phó Chủ tịch Liên đoàn Công nghiệp và Thương mại Toàn Trung cộng, đã giải thích chi tiết hơn về “hệ thống doanh nghiệp tư nhân hiện đại mang đặc sắc Trung cộng.” Ông cho hay hệ thống này đòi hỏi tổ chức Đảng trong công ty kiểm soát các quyết định về nguồn nhân sự, đồng thời cho phép tổ chức này tiến hành kiểm toán doanh nghiệp, bao gồm giám sát hành vi nội bộ.


Ông Scott Livingston, một nhà nghiên cứu tại tổ chức tư vấn có trụ sở tại Hoa Thịnh Đốn, Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế, đã nhấn mạnh rằng mục tiêu tổng quát của ĐCS_TC dường như là [muốn] bảo đảm rằng các doanh nghiệp tư nhân tuân thủ theo Đảng và sẵn sàng hợp tác [với Đảng] để đạt được các mục tiêu chiến lược của ĐCS_TC.


Chủ nghĩa toàn trị và nền kinh tế chỉ huy đã dẫn đến sự sụp đổ của Liên Xô


BM


Các học giả cho biết định hướng đất nước theo chủ nghĩa toàn trị và nền kinh tế chỉ huy của ĐCS_TC gợi nhớ đến các yếu tố góp phần vào sự sụp đổ của Liên Xô.


Một điều mà ông Tập có thể không nhận ra là [nguyên nhân] sự sụp đổ của Liên Xô là do tác động bất lợi của chủ nghĩa toàn trị và nền kinh tế chỉ huy. Ông James Robinson, một nhà kinh tế kiêm nhà khoa học chính trị tại Đại học Chicago, đã đưa ra dự đoán trong một chương trình của đài BBC rằng ĐCS_TC có khả năng phải đối mặt với sự suy tàn tương tự như Liên Xô.


BM


Từ những năm 1920 đến những năm 1970, Liên Xô đã trải qua giai đoạn tăng trưởng kinh tế nhanh chóng dưới nền kinh tế chỉ huy của mình. Từ năm 1928 đến năm 1940, tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm ước tính của Tổng Sản lượng Quốc gia (GNP) của Liên Xô là 5.8%, từ 1950 đến 1960 là 5.7%, và từ 1960 đến 1970 là 5.2%. Tuy nhiên, bắt đầu từ những năm 1970, tăng trưởng kinh tế của Liên Xô đã trải qua sự suy giảm đáng kể. Tỷ lệ tăng trưởng trung bình hàng năm của GNP giảm xuống còn 3.7% từ năm 1970 đến năm 1975, sau đó tiếp tục giảm mạnh xuống còn 2.6% từ năm 1975 đến năm 1980.


Ông Robinson nhấn mạnh rằng mô hình kinh tế của Liên Xô là không bền vững. Ông phân tích mức độ phức tạp của tình hình, nhấn mạnh rằng nếu không có tự do và quyền lực chính trị, các cá nhân không thể khai thác hết tiềm năng kinh tế của họ. Do đó, những quốc gia nào hạn chế các quyền tự do của công dân, đặc biệt là những quốc gia phụ thuộc vào lao động cưỡng bức, sẽ đi đến sụp đổ.


Ông Robinson khẳng định, “Điều làm cho một xã hội thịnh vượng là xã hội đó có được tổ chức để khai thác tài năng, năng lượng, ý tưởng, và sức sáng tạo của người dân hay không.” Liên Xô đã thất bại trong vấn đề này.


Hôm 08/07, bà Đặng Ân (Lucia Dunn), giáo sư kinh tế tại Đại học tiểu bang Ohio, nói: “Khi một chính phủ cố gắng kiểm soát nền kinh tế của mình trên diện rộng, chính phủ đó thường can thiệp vào hoạt động của thị trường ở nhiều cấp độ. Ngoại trừ những trường hợp có ‘nguyên nhân bên ngoài’ rõ ràng như các trường hợp ô nhiễm thì thị trường tự do hiệu quả hơn so với các quyết định của chính phủ trong việc phân bổ hàng hóa và dịch vụ.”


Ông Robinson tin rằng nhiều người hiện nay đang nuôi dưỡng những ảo tưởng tương tự về Trung cộng như họ đã làm với Liên Xô trong quá khứ. Ông cho rằng tốc độ tăng trưởng kinh tế của Trung cộng sẽ chậm lại và không trở thành siêu cường quốc như dự đoán.


Hồi tháng Một năm nay, Cục Thống kê Quốc gia của ĐCS_TC đã công bố dữ liệu khẳng định rằng nền kinh tế Trung cộng đã tăng trưởng 3% trong năm 2022, giảm đáng kể so với tốc độ tăng trưởng 8.1% trong năm 2021. Tăng trưởng kinh tế năm 2020 thậm chí còn thấp hơn, chỉ ở mức 2.2%.


ĐCS_TC biến Trung cộng ngày nay thành Liên Xô của quá khứ


BM


Ông Robinson cho thấy tốc độ tăng trưởng kinh tế ấn tượng ở Trung cộng suốt mấy chục năm qua không phải là công lao của ĐCS_TC; mà ngược lại, sự tăng trưởng này là “do ĐCS_TC rút lại quyền kiểm soát đối với mọi mặt của đời sống kinh tế.”


Năm 1978, hai năm sau khi ông Mao Trạch Đông qua đời, vùng nông thôn Trung cộng bắt đầu thực hiện “hệ thống trách nhiệm gia đình,” vốn lần đầu tiên cấp cho nông dân quyền sở hữu sản phẩm của họ. Đến năm 1980, ông Đặng Tiểu Bình lại “vẽ một vòng tròn” ở miền nam Trung cộng, biến làng chài nhỏ Thâm Quyến thành “Đặc Khu Kinh Tế” và thử nghiệm mô hình kinh tế thị trường tự do, chỉ trong vài năm khu vực này nhanh chóng phát triển thành một trung tâm sản xuất và vận chuyển hàng hóa. Theo ông Robinson, “Đây không phải là một chiến thắng của Đảng Cộng sản, mà là Đảng Cộng sản tự rút lui khỏi xã hội một chút.”


Tuy nhiên, với việc ông Tập tái khẳng định quyền kiểm soát của Đảng đối với nền kinh tế và xã hội, ĐCS_TC có thể đang lặp lại những sai lầm của Liên Xô.


BM


Ông Anders Corr, người sáng lập Corr Analytics nói: “Việc ĐCS_TC tiếp tục củng cố quyền lực đối với nền kinh tế Trung cộng sẽ đẩy đất nước chìm sâu hơn vào túng quẫn. Chủ nghĩa cộng sản đã được chứng minh là một sự thất bại về mặt quản lý kinh tế, bằng chứng là Trung cộng, Liên Xô cũ, Cuba, và Bắc Hàn. Khi so sánh các quốc gia này với Nhật Bản, Tây Âu, và Nam Hàn, những quốc gia đã chọn nền dân chủ thị trường hầu như luôn có kết quả tốt hơn so với những quốc gia nằm dưới sự kiểm soát của các nhà độc tài cộng sản.”


Bà Đặng Ân lập luận rằng trong một nền kinh tế tư hữu, việc áp dụng mô hình kiểm soát kinh tế theo chủ nghĩa phát xít khó có thể dẫn đến một nền kinh tế thịnh vượng hơn ở Trung cộng. Những sắp đặt như vậy có thể gây ra sự thiếu hiệu quả, mất cân bằng thị trường, sự thiếu hụt, thị trường phi pháp, và giá cả dao động mạnh, v.v. Đó đều là những yếu tố gây bất ổn cho nền kinh tế.


Để theo đuổi mục tiêu tối đa hóa doanh thu tài chính từ đất đai, chính quyền các cấp đã tìm cách tăng giá đất. Kết quả là, thị trường ngành địa ốc của Trung cộng đã trở nên đắt đỏ nhất thế giới khi tính theo tỷ lệ giá địa ốc địa phương so với thu nhập gia đình theo bình quân đầu người. Việc cố ý tạo ra bong bóng [địa ốc] này đang đưa thị trường ngành địa ốc Trung cộng đến bờ vực nổ tung.


Trong khi đó, việc bòn rút quá nhiều của cải qua các phương thức độc quyền lũng đoạn đã dẫn đến tình trạng thu nhập gia đình tăng chậm hơn GDP suốt hàng thập niên, dẫn đến nhu cầu nội địa bị kìm hãm trong thời gian dài. Tỷ lệ tiêu dùng cá nhân trên GDP của Trung cộng thuộc hàng thấp nhất thế giới, chỉ ở mức 38.5% vào năm 2021, so với 70% ở Hoa Kỳ và 56% ở Nhật Bản.


Một bộ phận khá lớn dân số Trung cộng vẫn sống trong cảnh nghèo đói cùng cực. Trong một bài diễn thuyết vào năm 2020, Cựu Thủ tướng Lý Khắc Cường thừa nhận rằng khoảng sáu trăm triệu người Trung cộng có thu nhập hàng tháng dưới 1,000 nhân dân tệ (khoảng 140 USD).


Ông Corr nhấn mạnh rằng bản chất độc đoán của ĐCS_TC không chỉ đe dọa công dân Trung cộng mà còn cả các quốc gia lân bang. Vì vậy mà cũng sẽ đến một ngày cả thế giới đều sẽ quay lưng lại với ĐCS_TC, khiến ngày tàn của đảng này càng đến sớm hơn.


BM


Bà Quách Địch (Gui Di), một giảng viên kỳ cựu tại Trường Kinh tế thuộc Đại học Brunel, cùng với ông Hứa Thành Cương (Xu Chenggang), một nhà nghiên cứu cao cấp tại Trung tâm Stanford về Kinh tế và Thể chế Trung cộng, đã cùng viết một bài báo bày tỏ mối lo ngại của họ rằng kể từ năm 2012, do lo ngại về diễn biến hòa bình và “cách mạng màu,” giới lãnh đạo ĐCS_TC đã cố tình lèo lái nền kinh tế chính trị của Trung cộng theo chủ nghĩa chuyên chế. Bài báo nhấn mạnh các nhà lãnh đạo đảng không nhận ra rằng chính những vấn đề đã dẫn đến sự suy giảm của nền kinh tế Liên Xô giờ đây lại là mối đe dọa đối với Trung cộng.


Bài báo nêu rõ: “Vào những năm 1950, một trong những khẩu hiệu nổi tiếng nhất của Đảng Cộng sản Trung cộng đó là ‘Liên Xô hôm nay là chúng ta ngày mai.’ Ngày mai đó có thể đã đến rồi, bởi vì ĐCS_TC đang trên đường biến Trung cộng ngày nay thành Liên Xô của ngày hôm qua.”




Jenny Li  _  Tuệ Minh


No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.