Pages

Saturday, January 27, 2024

Tại sao tháng 12 Âm lịch gọi là ‘tháng Chạp’? Lễ Chạp, lễ Lạp là gì?

 BM

Tại sao tháng 12 Âm lịch gọi là tháng Chạp? Lễ Chạp là gì?


Theo “Giáo trình lịch sử ngữ âm tiếng Việt” do Giáo sư ngôn ngữ Nguyễn Tài Cẩn biên soạn, thì tháng 12 Âm lịch có tên là “tháng Chạp”, là từ 2 chữ gốc Hán "Lạp nguyệt" (nghĩa là tháng 12 Âm lịch), người Việt đã đọc chệch từ Lạp () thành Chạp. Hiện người Việt chúng ta còn dùng các từ như: “Tháng Chạp”, “giỗ Chạp”, "lễ Chạp", "lễ Lạp".... Do ảnh hưởng của Nho giáo, nên khá nhiều lễ nghi của người Việt xưa căn cứ theo các điển tịch lễ nghi Nho giáo.


BM

Theo “Thuyết văn giải tự” giải nghĩa chữ “Lạp” rằng: “Đông Chí hậu tam Tuất, Lạp tế bách Thần”.


Nghĩa là: Ngày Tuất thứ 3 sau ngày Đông Chí, là lễ Lạp cúng tế chư Thần.


Ví dụ: Ngày 10/11/2023 Âm lịch (tức 22/12/2023 Dương lịch) là ngày Đông Chí, ngày Giáp Dần, vậy ngày Tuất tứ 3 tức là ngày Bính Tuất 13/12/2023 Âm lịch (tức 23/1/2024). Thời cổ đại, vào ngày này lẽ làm lễ Lạp (người Việt đọc chệch thành Chạp) để cúng tế chư Thần.


Theo “Ngọc chúc bảo điển” thì “Lạp giả tế tiên tổ, Lạp giả báo bách Thần, đồng nhật dị tế dã”.


Nghĩa là: Lễ Lạp là cúng tế tổ tiên, và lễ cúng chư Thần, cùng ngày mà 2 lễ khác nhau.


“Lễ ký - Nguyệt lệnh” có chép: “Lạp tiên tổ ngũ tự”, nghĩa là lễ Lạp (Chạp) là lễ tế tổ tiên và 5 vị Thần: Môn, Hộ. Tỉnh, Táo và Trung Lựu, tức 5 vị Thần cai quản: Cửa cổng, nhà, giếng, bếp, và chính giữa nhà (trung tâm).


BM


Tại sao lại gọi là Lạp (chạp)? Sách “Phong tục thông” giải nghĩa: “Lạp giả Liệp dã. Án Liệp dĩ tế. Cố kỳ tự tòng nhục. Tòng nhục liệp thanh”.


Nghĩa là: Lạp () nghĩa là Liệp ( - săn bắt). Dùng thú săn được để làm lễ tế. Do đó dùng thịt (Nhục  - thit) để cúng tế. Nghĩa theo bộ Nhục, âm theo chữ Liệp ( - lông cổ con thú).


BM


Như vậy có thể thấy, Chạp (Lạp) tức là hoạt động thờ cúng tổ tiên và chư Thần của người xưa. Đây là một trong những hoạt động lớn trong, thể hiện sự tôn kính của người xưa đối với Trời, Đất, Thần linh, và đạo hiếu đối với tổ tiên. Do ngày lễ lớn này vào ngày Tuất thứ 3 sau tiết Đông Chí (tức khoảng giữa tháng 12 Âm lịch), nên người ta gọi tháng 12 này là Lạp Nguyệt, tức Tháng Lạp, gọi chệch ra là Tháng Chạp.


Nguồn gốc và sự diễn biến của Lễ Lạp (Lễ Chạp)


BM


Người xưa vào dịp cuối năm, để cảm tạ Ông Trời đã ban phúc trong cả năm qua, nên chuẩn bị đồ cúng tế tinh tế ngon lành, để bày tỏ lòng thành kính của mình đối với Trời, Đất và chư Thần, đồng thời cúng tế tổ tiên để báo cáo về những thành quả mà mình đã nỗ lực đạt được trong năm qua.


Nghi lễ cúng tế cảm tạ Trời Đất Thần linh và ông bà tổ tiên này có từ thời thượng cổ.


“Thuyết văn giải tự” là sách thời Hán, ghi chép ngày lễ Lạp là vào ngày Tuất thứ 3 sau ngày Đông Chí, đó là quy định của triều Hán mà thôi. Sách “Phong tục thông nghĩa” giải thích rằng: Theo Ngũ hành thì nhà Hán ứng với Hỏa, mà Hỏa suy vào ngày Tuất, nên vào ngày này, triều Hán làm lễ Lạp để cúng tế, để tăng thêm năm lượng.


Lễ Lạp xưa là một đại lễ cấp quốc gia, cả nước từ trên xuống dưới, từ vua quan đến bách tính lê dân, đều tiến hành lễ Lạp, chỉ là đối tượng cúng tế khác nhau mà thôi.


BM


Sách Lễ Ký viết về việc tiến hành lễ Lạp rằng: Thiên tử tế Trời Đất, tế tứ phương, tế núi sông, tế Ngũ Thần (ngũ tự). Chư hầu tế Thần địa phương (phương tự), tế núi sông, tế Ngũ Thần (ngũ tự). Đại phu tế Ngũ Thần (ngũ tự). Sĩ (trí thức) tế tổ tiên.


Sách Lễ Ký cũng viết: Người dân thường làm lễ thờ cúng Thần Cổng (Môn Thần) và Thần Bếp (Táo Thần, tức Táo Quân).


BM


Cùng với sử thay đổi của lịch sử, và sự du nhập văn hóa Nho gia vào Việt Nam, cho đến ngày nay, lễ Lạp này diễn biến thành lễ cúng Táo quân và lễ cúng tất niên đêm Giao thừa, tống cựu nghênh tân.




Trung Hòa

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.