Cơn tăng đường huyết xảy ra khi một người, điển hình là bệnh nhân tiểu đường, có lượng đường trong máu cao quá mức. Điều này xảy ra khi cơ thể không có đủ insulin hoặc không thể sử dụng insulin một cách bình thường. Tăng đường huyết có thể trở thành một vấn đề nghiêm trọng nếu không điều trị.
Tăng đường huyết có thể khiến bệnh nhân tiểu đường rơi vào tình trạng nguy hiểm đến tính mạng gọi là nhiễm toan ceton (ketoacidosis). Cơ thể không thể sử dụng đường trong quá trình nhiễm toan ceton, vì vậy chất béo sẽ được phân hủy để tạo ra năng lượng. Quá trình nhiễm toan ceton xảy ra khi cơ thể sản sinh ra sản phẩm phụ là ceton, chất này có thể tích tụ trong cơ thể và gây nguy hiểm do tăng acid trong máu.
Mặc dù các báo cáo cho thấy tỷ lệ tử vong liên quan đến tim mạch ở bệnh nhân tiểu đường giảm từ năm 1999 đến năm 2019, các nhà nghiên cứu trong phân tích này cho biết trong báo cáo nghiên cứu trên JAMA (Tập san của Hiệp hội Y khoa Hoa Kỳ) rằng họ nhận thấy xu hướng xuất hiện các trường hợp tăng đường huyết đã gia tăng. Từ năm 1999 đến năm 2019, tỷ lệ tử vong do các cơn tăng đường huyết đã tăng từ 3,306 ca tử vong trên 100,000 người lên 6,051 trên 100,000 người. Tỷ lệ tử vong cao nhất ở người lớn từ 65 tuổi trở lên, tiếp theo là người lớn trong độ tuổi từ 45 đến 64.
Các nhà nghiên cứu nhận thấy tỷ lệ tử vong đặc biệt cao trong cuộc khủng hoảng COVID-19, đạt đỉnh điểm vào năm 2021 với 10,230 ca tử vong.
Trong thời kỳ đại dịch, những bệnh nhân thường không thể tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe đã ngừng đi làm xét nghiệm định kỳ. Việc bảo đảm nguồn cung cấp y tế trở nên khó khăn hơn. Đối với nhiều người, hàng tạp hóa và đồ ăn nhanh giao đến tận nhà một cách tiện lợi đã thay thế việc nấu những bữa ăn bổ dưỡng. Tập thể dục tại phòng tập gym đã là chuyện quá khứ.
Ngay cả trước đại dịch, tỷ lệ tử vong ở Hoa Kỳ đối với bệnh nhân tiểu đường nói riêng là rất cao. Một nghiên cứu đăng trên Tập san The Lancet năm 2018 đã đánh giá Hoa Kỳ là 62/100 điểm về chất lượng chăm sóc bệnh tiểu đường, xếp sau Libya, Iran và Việt Nam. Hầu hết các nước phương Tây khác đều đạt 90/100 điểm trở lên. Theo Organization for Economic Cooperation and Development (Tổ chức Hợp tác và Phát triển Kinh tế), tỷ lệ nhập viện vì bệnh tiểu đường ở Hoa Kỳ cao hơn 50% so với hầu hết các nước công nghiệp phát triển khác vào năm 2019.
Một số người bị ảnh hưởng nhiều hơn những người khác
Nhóm nghiên cứu cho rằng tỷ lệ tử vong tăng lên một phần do thiếu sự chăm sóc phòng ngừa đầy đủ, trong đó những nhóm dân cư có hoàn cảnh khó khăn sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn.
Ví dụ, một nghiên cứu từ năm 2016 cho thấy bệnh nhân da đen có tỷ lệ tăng đường huyết và tiểu đường cao hơn. Hơn nữa, người Mỹ da đen có tỷ lệ mắc bệnh tiểu đường loại 2 cao hơn gần gấp đôi so với người da trắng và thường gặp nhiều khó khăn hơn trong việc kiểm soát mức glucose.
Người da đen cũng có xu hướng gặp nhiều biến chứng hơn với bệnh tiểu đường như cắt cụt chi, bệnh thận kinh niên và bệnh võng mạc. Một phần nguyên nhân có thể là người da đen nhận được dịch vụ chăm sóc sức khỏe chất lượng kém hơn, ngay cả trước đại dịch.
Phân tích này được đưa ra sau khi xuất hiện các khuyến nghị mới để ngăn ngừa, chẩn đoán và điều trị cho bệnh nhân có mức đường huyết cao quá mức. Các hướng dẫn đã được soạn thảo do [phân tích] thống kê xuất hiện những con số đáng lo ngại.
Theo Trung tâm Kiểm soát và Phòng ngừa Dịch bệnh Hoa Kỳ (CDC), vào năm 2020, có khoảng 16.8 triệu lượt đến khoa cấp cứu do các vấn đề về bệnh tiểu đường; 267,000 lượt thăm khám trong số này là các cơn tăng đường huyết, 240,000 lượt là do [biến chứng] nhiễm toan ceton ở bệnh tiểu đường và 202,000 lượt là do hạ đường huyết ở người lớn. Từ năm 2014 đến năm 2018, tỷ lệ bệnh nhân tiểu đường đến khám tăng 21% tại khoa cấp cứu.
Hướng dẫn mới được thiết lập trong một hội nghị ở Đức, có tác dụng giáo dục cả bệnh nhân và nhà cung cấp [dịch vụ sức khỏe] cách ngăn ngừa các cơn tăng đường huyết tái phát, như [biến chứng] nhiễm toan ceton của bệnh tiểu đường.
Lập kế hoạch xuất viện cũng đóng vai trò quan trọng trong việc giảm tỷ lệ tử vong. Trước khi bệnh nhân xuất viện sau cơn tăng đường huyết, bác sĩ phải bảo đảm bệnh nhân có đủ hàm lượng insulin và phương pháp đáng tin cậy để đo mức đường huyết của họ. Ngoài ra, bệnh nhân cần có kế hoạch hành động lâu dài và ngay lập tức nếu bị tăng đường huyết trở lại.
Đại dịch tiềm ẩn của bệnh tiểu đường giai đoạn đầu
Nhưng đây chính là vấn đề: Ở giai đoạn đầu, người bệnh thường có đường máu lúc đói ở mức “bình thường,” nhưng sau ăn một giờ, đường máu sẽ tăng lên trên 140. Điều này cho thấy họ có nhiều nguy cơ gặp các vấn đề như nhồi máu cơ tim, đột quỵ, ung thư, tổn thương thần kinh và tử vong sớm.
https://baomai.blogspot.com/
***
Việt Nam đứng đầu Đông Nam Á về bệnh tiểu đường
Việt Nam hiện đứng đầu Đông Nam Á về tỷ lệ bệnh tiểu đường với 3,7% dân số mắc bệnh này, theo thống kê của Liên đoàn Tiểu đường Quốc tế IDF đưa ra hôm qua.
Báo Tuổi Trẻ trích khuyến cáo của IDF nói trong số khoảng 3,3 triệu người Việt đang bị bệnh tiểu đường có sự góp mặt ngày càng đông của giới trẻ và số ca tiểu đường gia tăng nhanh chóng không chỉ ở thành thị hay các khu công nghiệp mà cả ở các vùng núi.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.