Có vẻ như chúng ta không còn biết các quy chuẩn khi ở nhà nữa. Cụ thể, chúng ta không biết phối đồ có chủ ý ở nhà ra sao. Tất cả chúng ta đều mặc quần thể thao ở nửa thân dưới, thỉnh thoảng mặc áo sơ mi gọn gàng khi cần gọi video trong công việc. Thoải mái thì thoải mái thật, nhưng thoải mái quá đà cũng trở thành lôi thôi, cẩu thả, và xuề xòa. Từ khi nào mà ngôi nhà của chúng ta trở thành nơi mà chúng ta không quan tâm vẻ bề ngoài nữa?
Trang phục chúng ta mặc dáng vẻ chúng ta xuất hiện là rất quan trọng, một bài học tôi đã học được khi còn bé.
Năm 4 tuổi, tôi rất háo hức được đến trường. Trong mắt tôi, trường học chứa đựng tất cả những điều vui vẻ, bí ẩn, và thú vị, và tôi đã nhờ anh trai mang về nhà những cuốn sách, dự án, và câu chuyện để chứng minh điều đó. Nhưng điều tôi thực sự muốn là được mặc đồng phục đi học.
Tôi thích những chiếc váy nhỏ có quần bó, những chiếc áo len có hình con thú, và những chiếc đầm mà mẹ tôi may. Tôi muốn buộc tóc đuôi ngựa cao trên đầu và cài một dải ruy băng chung quanh để phối màu với quần áo ngày hôm đó. Tôi có quần áo đi học, quần áo đi chơi, và quần áo dành đi lễ nhà thờ. Quần áo kể câu chuyện về những gì tôi đang làm.
Thay quần áo đi chơi luôn là việc đầu tiên phải hoàn thành khi đi học về. Tôi chẳng biết mẹ đã làm gì trong thời gian chúng tôi vắng mặt vì trong trí tưởng tượng của tôi, mẹ sẽ chẳng thể làm gì khác ngoài việc nhớ chúng tôi, nhưng có một dấu hiệu về thành quả của bà: bày sẵn quần áo cho chúng tôi khi đi học về. Các bộ quần áo đi chơi được gấp gọn gàng và xếp chồng sẵn lên mỗi chiếc giường.
Quần áo luôn làm tôi thích thú, và cuộc sống của tôi với vai trò là một nhà thiết kế (nội thất chứ không phải thời trang) lấy cảm hứng từ trang phục có thể nhìn thấy ở mọi người và mọi nơi. Tôi ủng hộ việc ăn mặc có chủ đích. Điều đó có thể phù hợp nhiều phong cách khác nhau thanh lịch, nghiêm túc với họa tiết sọc dọc, màu sắc nổi bật như muốn truyền tải điều gì đó quan trọng, mềm mại và uyển chuyển, nhẹ nhàng và che phủ thân người, hoặc đính phụ kiện và đậm cá tính.
Dù lựa chọn phong cách nào, thì cũng đều có ý nghĩa và chủ đích riêng. Tôi không xa lạ với bộ đồng phục thoải mái, nhưng từ khi nào mà thoải mái lại đồng nghĩa với xuề xòa?
Mỗi ngày, tôi ăn mặc giản dị khi làm việc tại nhà. Tôi sẽ khoác áo blazer khi tham gia cuộc gọi hội nghị, xỏ chân vào đôi bốt khi đến cửa hàng, mang giày thể thao khi đến phòng tập, và kết thúc với áo choàng và dép lê khi màn đêm buông xuống. Dù có một vị khách bất ngờ nhấn chuông cửa hay có sự thay đổi kế hoạch nhanh chóng để gặp bạn bè ăn trưa, tôi đều sẵn sàng. Một ngày của tôi không chỉ cứng nhắc theo khuôn khổ mà còn linh hoạt và sẵn sàng cho những điều bất ngờ thú vị của cuộc sống.
Trang phục có thể được xem là phương tiện để truyền tải thông điệp đến bản thân cũng như người khác. Giống như người thợ sửa chữa cẩn thận lựa chọn dụng cụ phù hợp cho công việc với kỳ vọng rằng sự ngăn nắp của dụng cụ thể hiện anh ta biết việc mình đang làm chúng ta cũng nên đặt sự tận tâm tương tự trong việc lựa chọn trang phục khi bắt đầu ngày mới. Trang phục phù hợp thể hiện với chính mình và mọi người rằng chúng ta biết mình đang làm gì.
Bằng cách này, việc ăn mặc có chủ đích khởi đầu ngày mới của chúng ta với một quyết định đã được thực hiện một quyết định đúng đắn. Mặc trang phục phù hợp giúp chúng ta có tâm thái phù hợp cho cả ngày. Việc này thúc đẩy chúng ta giải quyết vấn đề, nghĩ những điều lớn lao, tranh luận các ý tưởng, hoàn thành trách nhiệm, và yêu thương người xung quanh. Chắc chắn, việc mặc quần áo chỉnh tề ở nhà là không bắt buộc, nhưng nếu ăn mặc quá xuề xòa dường như là biểu hiện thiếu tôn trọng – không chỉ với bản thân mà còn với người xung quanh. Trong khi đó, việc mặc một thứ gì đó phù hợp hơn là chiếc quần kẻ flannel và áo thun hơi cũ cho thấy rằng chúng ta đang sống cuộc đời mình một cách có chủ đích.
Louise Chambers _ Tố Như
***
Nhận được sự tôn trọng từ cách diện y phục
Bất cứ khi nào tôi có chuyến bay, tôi luôn chú trọng ăn mặc một cách chỉnh tề, ngay cả khi tôi chỉ ghé thăm một người bạn.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.