Bạn bắt đầu ngày mới với cảm giác có rất nhiều việc cần phải làm ngay lập tức.
Khoảng thời gian còn lại sau đó, bạn cảm thấy rằng có quá nhiều việc phải làm và bản thân đang bị tụt lại hoàn toàn ở phía sau.
Bạn kết thúc một ngày với cảm giác tương tự và đeo bám cho đến ngày hôm sau.
Luôn cảm thấy tụt hậu đó là điều mà rất nhiều người gặp phải. Vậy chúng ta nên làm gì với cảm xúc này?
Những điều chúng ta làm thường bị dẫn dắt bởi nỗi sợ hãi này hoặc kết luận rằng chúng ta cần phải từ bỏ mọi thứ và bắt đầu lại với phương án mới. Với nỗi sợ này, bạn có thể cảm thấy đây là hai lựa chọn duy nhất.
Nhưng thực tế có nhiều lựa chọn khác, ví dụ như biến danh sách nhiệm vụ không hồi kết này thành trò chơi và vui vẻ chơi. Bạn có thể xem mọi hoạt động đang làm như một món quà. Bạn có thể sáng tạo nghệ thuật từ tất cả những việc mình phải làm. Bạn có thể tạo ra tầm nhìn lớn hơn rất nhiều so với nhiệm vụ và thời hạn định sẵn.
Bạn có thể vượt qua cảm giác đó.
Hãy cùng khám phá cách thay đổi cảm giác bị tụt hậu trong mọi việc.
Ngẫm lại niềm tin
Trước khi vượt qua nỗi sợ hãi hiện tại, điều quan trọng là phải bình tĩnh và xem xét điều gì đang xảy ra. Nếu không, chúng ta sẽ vội vã bỏ qua những điều mình muốn tránh né và bỏ lỡ khoảnh khắc tinh thần dành cho bản thân một cơ hội đối mặt với chính mình và hiểu rõ bản thân mình một cách trọn vẹn hơn.
Hãy chậm lại và cảm nhận. Cơ thể phản ứng thế nào khi bạn cảm thấy tụt hậu về mọi thứ? Bụng bạn có căng cứng? Bả vai bạn có căng thẳng? Bạn có thở nông không? Hãy dành một phút để tập trung sự chú ý vào chính bản thân.
Tiếp theo, hãy nhìn nhận lại những niềm tin khiến bạn cảm thấy bị bỏ lại phía sau. Ý tưởng bị tụt lại phía sau đến từ đâu? Đôi khi là đến từ bên ngoài: Người khác đặt ra thời hạn cho bạn và bạn chưa hoàn thành công việc. Nhưng thường thì đó là từ bên trong: Chúng ta nghĩ rằng mình nên có một hộp thư để trống và một danh sách nhiệm vụ đã hoàn tất. Điều đó gần như không bao giờ trở thành sự thật, vì vậy kỳ vọng này sẽ luôn gây căng thẳng cho bản thân chúng ta.
Liệu kỳ vọng này có hữu ích, rằng bạn sẽ hoàn thành mọi việc và hộp thư luôn trống?
Tìm ra tầm nhìn vĩ đại hơn việc hoàn thành nhiệm vụ
Nếu bạn đã sẵn sàng vượt qua những cảm xúc và niềm tin này, thì bạn có thể nghĩ đến tầm nhìn cao quý hơn là chỉ để hoàn thành nhiệm vụ. Đó chỉ là một trò chơi nhỏ.
Vậy điều vĩ đại hơn là gì? Đó có thể là những điều khiến bạn thấy ý nghĩa, việc giúp đỡ người khác? Hay có được trải nghiệm kinh ngạc và niềm vui?
Bạn có thể quyết định rằng nhiệm vụ hôm nay là tạo ra càng nhiều ý nghĩa càng tốt. Bạn có thể làm điều ý nghĩa nào ngay bây giờ? Điều gì sẽ thắp sáng bạn hoặc lay động tâm hồn bạn? Có thể mục tiêu chính của bạn không phải là hoàn thành danh sách nhiệm vụ, mà là giúp mọi người bạn gặp có cả ngày tươi sáng, hoặc đạt được một chút tiến bộ nhỏ trong việc mà bạn muốn hoàn thành nhất.
Hãy chọn điều gì đó lớn lao hơn, và trò chơi hoàn thành tất cả mọi thứ cũng bắt đầu sụp đổ.
Rèn luyện tầm nhìn lớn lao hơn
Về mặt lý thuyết thì điều đó ổn, nhưng trên thực tế, chúng ta sẽ liên tục bị kéo trở lại tầm nhìn cũ. Hãy bắt đầu chú ý khi bạn cảm thấy bị tụt lại phía sau. Hãy chậm lại và sống lại với cảm giác tinh thần đó, giống như đang ở bên người bạn cũ.
Sau đó bạn hãy thử nhìn rộng lớn hơn. Bạn có thể làm gì ngay bây giờ từ góc nhìn lớn lao đó? Cần cố gắng duy trì kết nối với quan điểm mới khi bạn làm điều tiếp theo. Hãy nhớ rằng bạn đang chơi trò chơi lớn hơn và cảm nhận được ý nghĩa ẩn sau, hoặc niềm vui và sự kinh ngạc.
Trong từng khoảnh khắc, hãy biến tầm nhìn nhỏ trở nên sâu rộng hơn.
Leo Babauta _ Ngọc Thuần
***
Hãy để quá khứ trôi qua
4 bước sau đây có thể giúp bạn quên đi những vết thương cũ và kết nối lại với cuộc sống hiện tại.
https://baomai.blogspot.com/
***
Giác quan thứ Sáu (The Sixth Sense)
Thực tế thì có người có ít hơn, lại có người có nhiều hơn, tùy thuộc vào cách ta nhìn nhận. Christian Jarrett giải thích.
Có một số điều huyền bí nổi tiếng về não, đặc biệt là trong giới các nhà khoa học chuyên nghiên cứu về hệ thần kinh. Chẳng hạn như có ý kiến nói chúng ta chỉ sử dụng có 10% chất xám mà thôi. Những câu chuyện như vậy thỉnh thoảng lại được đưa ra, nhưng rồi lại nhanh chóng bị bác bỏ. Khác với những gì hay được nói tới, lại có những cách hiểu lầm khác, âm thầm và không được nói ra.
https://baomai.blogspot.com/
No comments:
Post a Comment
Note: Only a member of this blog may post a comment.