Pages

Thursday, August 8, 2024

Đánh mất cơ hội trong chiến lược ‘Trung cộng + 1’ do bất ổn chính trị?

 image

Việt Nam đã trải qua nhiều lần chuyển giao lãnh đạo “Tứ Trụ” trong gần 40 năm tiến hành cải cách kinh tế, nhưng trong vòng 20 tháng qua, Hà Nội đã trải qua những bất ổn chính trị chưa từng có tiền lệ.

 

Kể từ tháng 12/2022, 7 trong số 18 thành viên của Bộ Chính trị khóa 13 (tức 39%) đã mất chức, trong đó có hai nhà kỹ trị là cựu Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh và cựu Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, những người thường xuyên đối thoại với cộng đồng doanh nghiệp.


Bản án tử hình dành cho doanh nhân Trương Mỹ Lan trong vụ án kinh tế lớn nhất lịch sử Việt Nam hồi tháng 4/2024, cùng với các lãnh đạo cấp cao liên tiếp từ chức đã khiến một số công ty và nhà đầu tư nước ngoài lo lắng.


BM

Đại diện từ một công ty năng lượng nước ngoài trao đổi  với điều kiện ẩn danh để không làm phật lòng chính phủ Việt Nam cho biết sự ra đi đột ngột của các quan chức hàng đầu khiến ông và các nhà đầu tư khác đắn đo hơn trong việc xúc tiến các kế hoạch kinh doanh.


Vị này giải thích rằng nguyên nhân là do các quan chức chính phủ cảnh giác với các cuộc điều tra tham nhũng sẽ không phê duyệt các văn bản pháp lý hoặc xử lý các quy định mới theo theo đúng tiến độ.


Theo các chuyên gia, những biến động trên chính trường Việt Nam mà diễn biến mới nhất là sự ra đi của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Chủ tịch nước Tô Lâm lên nắm quyền đang khiến các nhà đầu tư nước ngoài “quan sát và chờ đợi”.


Liệu điều này có ảnh hưởng đến sự hấp dẫn của Việt Nam, quốc gia đang được hưởng lợi từ chính sách "Trung cộng + 1" mà các tập đoàn quốc tế áp dụng để tránh chỉ đầu tư vào đất nước 1,4 tỷ dân?


Tăng tốc phát triển kinh tế dựa trên công nghiệp bán dẫn và thúc đẩy kinh tế tư nhân13 tháng 7 năm 2024


Bỏ lỡ hàng tỷ đô la


BM

“Trung cộng+1” (China plus One) là chiến lược kinh doanh quốc tế được các tập đoàn đa quốc gia triển khai trong vài năm trở lại đây.


Theo đó, các tập đoàn đa quốc gia dịch chuyển nhà máy gia công của mình ra khỏi Trung cộng hoặc mở thêm cơ sở ở các nước khác để giảm rủi ro từ việc quá phụ thuộc vào Trung cộng, đặc biệt là sau bài học zero Covid ở  Trung cộng và thương chiến Mỹ-Trung.


Việt Nam và Ấn Độ được đánh giá là hai nước hưởng lợi nhiều nhất từ cuộc chạy đua dịch chuyển chuỗi sản xuất ra khỏi Trung cộng. Tuy nhiên, có những dấu hiệu cho thấy Việt Nam chưa tận dụng tốt nhất cơ hội này.


Cuối tháng 6/2024, Bộ Kế hoạch và Đầu tư Việt Nam cho biết nhiều tập đoàn lớn đến tìm hiểu cơ hội đầu tư tại quốc gia Đông Nam Á nhưng sau đó lại quyết định chuyển sang các nước khác vì Việt Nam thiếu các biện pháp khuyến khích đầu tư phù hợp, dẫn đến bỏ lỡ hàng tỷ đô la.


Nhà sản xuất chip Intel của Mỹ từng đề xuất đầu tư 3,3 tỷ USD vào một dự án tại Việt Nam và đề nghị nước chủ nhà “hỗ trợ tiền mặt” ở mức 15%, nhưng sau đó hãng quyết định chuyển dự án sang Ba Lan.


Công ty LG Chem Ltd của Hàn Quốc cũng “bỏ cuộc chơi” tại Việt Nam để đầu tư vào dự án pin tại Indonesia, sau khi đề nghị Việt Nam hỗ trợ 30% chi phí đầu tư.


Tập đoàn Ørsted của Đan Mạch, một trong những nhà sản xuất điện gió ngoài khơi lớn nhất thế giới, đã dừng toàn bộ hoạt động phát triển tại Việt Nam vào giữa năm 2023, với lo ngại rủi ro vì chính sách chậm trễ và không rõ ràng.


Báo cáo của Bộ Kế hoạch và Đầu tư cũng cho biết nhà sản xuất chất bán dẫn AT&S có trụ sở tại Áo đã quyết định đầu tư vào Malaysia sau khi đề nghị hỗ trợ đầu tư tại Việt Nam không được đáp ứng, trong khi Samsung Electronics đang chuyển một số hoạt động sản xuất sang Ấn Độ.


Từ đó có thể thấy những sự thay đổi trong hàng ngũ lãnh đạo cấp cao nhất đã có tác động tiêu cực đến hoạt động đầu tư của Việt Nam, quốc gia có dây chuyền sản xuất của hàng chục tập đoàn đa quốc gia hàng đầu.


Việt Nam phụ thuộc rất nhiều vào đầu tư nước ngoài để tăng trưởng. Các công ty có vốn đầu tư nước ngoài chiếm khoảng 70% tổng kim ngạch xuất khẩu.


BM

Nhà phân tích Robert Law, Giám đốc Tư vấn và Thông tin chi tiết của Asialink Business thuộc Đại học Melbourne (Úc), nói  News Tiếng Việt rằng các nhà đầu tư “chắc chắn sẽ theo dõi chặt chẽ những gì đang diễn ra trong chính trường Việt Nam và những diễn biến tiếp theo trong những năm tới”.


“Khi nhìn vào các thị trường mới nổi, các nhà đầu tư thường xem xét nhiều yếu tố như các nguyên tắc cơ bản về kinh tế, hay sự chắc chắn trong quy định đối với lĩnh vực mà họ đang hoạt động, sự ổn định chính trị, rồi sau đó mới xem xét các rủi ro khác như vấn đề chủ quyền hoặc thậm chí biến đổi khí hậu,” ông giải thích.


Chuyên gia này nhấn mạnh rằng các nhà đầu tư sẽ xem xét rất kỹ những gì sẽ xảy ra ở Việt Nam tại Đại hội Đảng năm 2026.


“Chúng ta đã chứng kiến một số diễn biến chính trị gay cấn trong những năm gần đây. Và vì vậy, câu hỏi quan trọng trong đầu các nhà đầu tư sẽ là liệu có những biến động tiếp theo không? Các nhà đầu tư có tiếp tục thấy chi phí kinh doanh ở Việt Nam thấp không, hay đó còn là một môi trường kinh doanh dễ dàng cho họ hoạt động không?”


BM

Tiến sĩ kinh tế chính trị Edmund Malesky, Giám đốc Trung tâm Phát triển Quốc tế, Đại học Duke (Mỹ), đồng quan điểm rằng các nhà đầu tư sẽ chờ đợi đến Đại hội Đảng 2026, đồng thời cùng lúc cố gắng thu thập thông tin về các định hướng chính sách của Việt Nam thông qua các kế hoạch kinh tế - xã hội và các quy hoạch tổng thể hiện đang được thảo luận về kinh tế, năng lượng và môi trường.


Nạn tham nhũng và chính sách của nhà lãnh đạo mới


BM

Trong cuộc trao đổi  vào tháng 5/2024, tiến sĩ Edmund Malesky nói rằng ông cùng các đồng nghiệp đã khảo sát các nhà đầu tư về chỉ số Cạnh tranh Cấp tỉnh Việt Nam (PCI).


Kết quả là trong báo cáo xuất bản vào tháng 5/2024, chỉ có 26% nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào Việt Nam, mức thấp nhất trong lịch sử các cuộc khảo sát.


Để so sánh, một "phong vũ biểu kinh doanh" (những chỉ số về kinh tế và thị trường, thể hiện và dự báo xu hướng,...) tương tự ghi nhận đến 60% nhà đầu tư nước ngoài bày tỏ mong muốn mở rộng đầu tư vào năm 2017.


Theo ông, có hai lý do dẫn đến sự sụt giảm về mức độ lạc quan cấp thời này.


Thứ nhất là dù các nhà đầu tư từ lâu đã phàn nàn về nạn tham nhũng ở Việt Nam và hài lòng vì giới lãnh đạo đang giải quyết vấn đề này, thì chiến dịch chống tham nhũng đã dẫn đến tình trạng chậm trễ trong việc giải quyết các thủ tục của bộ máy quan liêu, đặc biệt liên quan đến chi tiêu công và cấp phép đầu tư.


“Các cuộc điều tra và trừng phạt đã vượt mặt công tác xây dựng các quy định và thủ tục để giảm hối lộ, vì vậy nhiều nhà quản lý cấp địa phương vẫn thấy rằng quy định không có sự rõ ràng hoặc họ chưa đủ lòng tin để đảm bảo rằng mình làm đúng luật, thế là họ phản ứng bằng cách trì hoãn các quyết định quan trọng,” ông Malesky đánh giá.


Theo ông, điều này làm nản lòng các nhà đầu tư đang chờ đợi giấy phép hoặc chờ các khoản chi tiêu dịch vụ công quan trọng của chính phủ.


Thứ hai, Tiến sĩ Malesky cho rằng có rất ít thông tin về các ứng cử viên được cân nhắc cho các vị trí lãnh đạo ở Việt Nam.


Trong số đó, ông nhận xét nhiều người chưa từng đảm đương các vị trí tiếp xúc với công chúng (trước nay chỉ làm công tác nội bộ của đảng) hoặc tương tác với các nhà đầu tư và rất ít người có nền tảng giáo dục hoặc nghề nghiệp về kinh doanh và kinh tế.


Vì thế, ông nhận định, các nhà đầu tư đang tìm kiếm thông tin rõ ràng hơn về những người sẽ giữ các vị trí lãnh đạo hàng đầu, quan điểm chính sách kinh tế của họ sẽ như thế nào và cấu trúc các nhân tố và quan điểm trong Bộ Chính trị và Ban Chấp hành Trung ương sẽ ra sao.


Ông Robert Law nói rằng hệ thống chính trị của Việt Nam khá phức tạp đối với người ngoài cuộc.


“Tôi nghĩ nhiều nhà đầu tư quốc tế vẫn đang tìm hiểu về Việt Nam và một trong những điều họ biết đến là Việt Nam là một nước cộng sản nên rất dễ được so sánh với Trung cộng. Tuy nhiên, điều mà một số nhà đầu tư không đánh giá cao là có sự khác biệt giữa hệ thống của Trung cộng và Việt Nam.”


“Ở Việt Nam cần có sự đồng thuận để đưa ra quyết định, do đó sẽ có nhiều tiếng nói trong việc ra quyết định và hoạch định chính sách, và trong hệ thống cần nhiều bước kiểm tra hơn, nên các nhà đầu tư quốc tế phải xây dựng kỹ năng, kiến thức và hiểu biết riêng xem họ có thể kinh doanh thành công tại thị trường này hay không,” ông lý giải.


BM

Sau khi Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng qua đời, giới quan sát cho rằng một số nhà đầu tư sẽ hoan nghênh sự xuất hiện của một nhà lãnh đạo mạnh mẽ hơn, người có thể chấm dứt hơn một năm biến động chính trị.


Tân Tổng bí thư Tô Lâm được giới quan sát đánh giá là một người theo chủ nghĩa thực dụng, chỉ xem phát triển kinh tế đóng vai trò phụ trợ trong nhu cầu củng cố quyền lực của mình.


“Giới đầu tư có thể đặt cược vào giới lãnh đạo coi lĩnh vực doanh nghiệp là ưu tiên, nhưng họ nên biết ai mới nắm thực quyền trong quốc gia này,” Giáo sư Alexander L Vuving từ Trung tâm nghiên cứu an ninh châu Á-Thái Bình Dương Daniel K. Inouye thuộc Bộ Quốc phòng Hoa Kỳ nói.


'Me in Vietnam' có thể thay thế 'me in China'?


BM
Với lợi thế vị trí địa lý gần và có nhiều sự tương đồng với Trung cộng, lực lượng lao động dồi dào với lương nhân công cạnh tranh, Việt Nam đã và đang là điểm đến ngày càng hấp dẫn đối với các quốc gia muốn đa dạng hóa chuỗi cung ứng.


Năm 2022, khi Việt Nam mở cửa hoàn toàn sau Covid, số tiền đầu tư được cam kết đạt mức kỷ lục là 22 tỷ USD. Con số này tăng lên 36 tỷ USD và năm 2023 và trong sáu tháng đầu năm 2024 là 15 tỷ USD, tăng 13% so với cùng kỳ năm trước.


“Úc có quỹ quản lý lớn thứ 5 trên thế giới, khoảng 3.400 tỷ AUD (khoảng 2.200 tỷ USD), và chúng tôi biết rằng các nhà đầu tư Úc quan tâm đến Việt Nam vì họ cho rằng thị trường này có rất nhiều tiềm năng,” ông Robert Law nói.


Chuyên gia người Úc cho rằng Việt Nam có nhiều thế mạnh, đặc biệt là có rất nhiều hiệp định thương mại tự do, “điều đó có nghĩa là Hà Nội đã có thể tự định vị được trong chuỗi cung ứng toàn cầu”.


BM

Dẫu vậy, ông nhận định Việt Nam sẽ không thay thế được Trung cộng để trở thành công xưởng mới của thế giới.


Các chuyên gia viện dẫn nhiều lý do khiến hàng “me in Vietnam” khó có thể phổ biến trên toàn cầu như “me in China”.


Tiến sĩ Jayant Menon, học giả cấp cao tại Viện ISEAS-Yusof Ishak (Singapore), nhận định  rằng Việt Nam không thể cung cấp hệ sinh thái đầy đủ ở quy mô tương tự Trung cộng, mặc dù Việt Nam vẫn có thể mở rộng đáng kể theo hướng đó.


Giáo sư Alexander L Vuving nói với rằng ngoài những xáo động trong chính trường thì mức độ Việt Nam thực thi những thỏa thuận với các nước ngoài là không cao.


Ông nêu dẫn chứng, trong khi hiệp định giữa Việt Nam và EU có những khoản về môi trường, thì Việt Nam lại có những động thái đi ngược lại những cam kết đó, dẫn đến mất lòng tin.


Theo chuyên gia này, Việt Nam không thể thay thế được Trung cộng mà chỉ có thể cùng với nhiều nước khác, thậm chí là 20-30 nước, mới có thể phần nào làm điều đó.


“Việt Nam làm thế nào để ăn được miếng bánh 'Trung cộng + 1' đó thì còn là một câu chuyện yêu cầu rất nhiều điều kiện, bao gồm hệ sinh thái, nguồn nhân lực, cơ sở hạ tầng,…” Giáo sư Vuving cho hay.


Cơ hội nào cho Việt Nam?


Khi nói đến thu hút đầu tư nước ngoài, Việt Nam đang cạnh tranh với các nền kinh tế đang phát triển nhanh khác như Philippines và Ấn Độ, lẫn các nền kinh tế phát triển hơn như Thái Lan, Malaysia…

 

Giới quan sát cho rằng Việt Nam có thể đóng một vai trò thực sự quan trọng trong chuỗi cung ứng toàn cầu và đặc biệt là chuỗi cung ứng ở châu Á-Thái Bình Dương.


“Chúng ta nhìn thấy cơ hội cho Việt Nam xây dựng cơ sở sản xuất chip, pin mặt trời, xe điện và linh kiện cho các trang trại điện gió… Và cũng đừng quên nông nghiệp, lĩnh vực đóng góp khoảng 30% vào GDP của Việt Nam,” ông Robert Law nói.


“Tôi nghĩ đó là cơ hội thực sự để Úc và Việt Nam hợp tác. Úc là quốc gia tiên phong về công nghệ nông nghiệp trong khi Việt Nam là một cường quốc nông nghiệp thực sự, đặc biệt là xuất khẩu lúa gạo, xuất khẩu thủy sản,” ông giải thích.


Ngoài ra, chuyên gia này cho rằng không nên bỏ qua cơ hội của các công ty Việt Nam trên thị trường toàn cầu, nêu ví dụ về sự trỗi dậy của tập đoàn Vingroup và công ty VinFast, cho rằng họ có thể đầu tư xuất khẩu hàng hóa sang Úc.


“Tất cả sự hợp tác đều mang tính chất hai chiều, đó là nền tảng của mối quan hệ hợp tác kinh tế tốt đẹp,” nhà tư vấn đầu tư kết luận.

***

Ngôn ngữ “Tô Lâm” CHXHCNVN

 BM

Ngày đầu tiên về cơ quan, sếp tôi tuyên bố hùng hồn với nhân viên:


Đây là giai đoạn đổi mới, chúng ta cần có ý thức tiết kiệm thời gian, vận dụng từ chính xác, ngắn gọn, dễ hiểu. Đặc biệt, các bản báo cáo trình lên cho tôi phải “cụ tỉ” và “cô súc”!

https://baomai.blogspot.com/2024/08/ngon-ngu-to-lam-chxhcnvn.html

https://baomai.blogspot.com/

Trừ điểm giấy phép lái xe ở Việt Nam
Bạn có phải là vị khách lịch thiệp trong bữa tối hay không?
Phép màu tại thị trấn nhỏ: “Thanh âm hy vọng”
Vạch trần sự che giấu của chính quyền sau "Vỡ đê"
Câu chuyện xảy ra tại một sạp báo ở Manhattan, New York
Có phải Tô Lâm là một Trần Thủ Độ ngày nay?
Tim Walz: ‘Lãnh đạo mạnh mẽ’ hay ‘PTT tệ nhất lịch sử’?
Những khác biệt giữa 2 UCV Tổng Thống CH và DC
Tại sao Israel phải chịu đựng trận mưa hỏa lực tang tóc?
Thất nghiệp tăng lên mức cao nhất
Năng động ở tuổi trung niên, khỏe mạnh khi về già & Buồn cho cái Tuổi Già
Nữ phi công Elizabeth Phạm
Diễn biến trên chính trường Việt Nam năm 2024
Hoa Kỳ tiếp tục xem Việt Nam là ‘nền kinh tế phi thị trường’
Hộ chiếu quyền lực nhất thế giới năm 2024
Võ sĩ tâm điểm của cuộc tranh cãi về giới tính
Những Bông Hoa tươi thắm ẩn chứa duyên ngầm
Mộng Người
Biểu tình ở Venezuela nêu bật nhiều năm nghèo đói
Trận đấu Khelif - Carini gây phẫn nộ

No comments:

Post a Comment

Note: Only a member of this blog may post a comment.